Nghiên cứu điều trị phối hợp hoá-xạ trị và xạ trị đơn thuần bệnh ung thư vòm mũi họng giai đoạn III, IV(Mo)
Luận án Nghiên cứu điều trị phối hợp hoá-xạ trị và xạ trị đơn thuần bệnh ung thư vòm mũi họng giai đoạn III, IV(Mo).Ung thư vòm mũi họng (UTVMH) là tổn thương bênh lý ác tính của các tế bào niêm mạc và dưới niêm mạc vùng vòm mũi họng. Đây là một trong những bênh ung thư phổ biến ở nước ta và một số nước vùng Nam Á như Trung Quốc, Hổng Kông, Đài Loan, Singapor….Năm 1993, tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) đã xếp UTVMH vào nhóm 8 bênh ung thư thường gặp.
MÃ TÀI LIỆU |
LA.2007.00848 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Thống kê dịch tễ học cho thấy tỷ lê mắc bênh UTVMH trên thế giới chia thành 3 khu vực địa lý khác nhau rõ rêt.
– Khu vực có tỷ lê thấp gổm: Châu Âu, Bắc Mỹ tỷ lê mắc 1- 5/100.000 dân
– Khu vực có tỷ lê trung bình và xu hướng tăng là vùng Bắc Phi, các nước Nam Á như Malaysia, Indonesia, Philipin, Thái Lan, Viêt Nam (tỷ lê mắc bênh 5-15/100.000 dân).
– Khu vực có tỷ lê cao là những vùng phía Nam Trung Quốc, Hổng Kông, Singapor (có tỷ lê 30-80/100 000 dân).
Trong những năm gần đây, mỗi năm Bênh viên K Hà Nội đã nhận điều trị trung bình từ 400 – 500 bênh nhân mới. Thống kê ung thư trên người Hà Nội năm 1994 cho thấy tỷ lê mắc UTVMH khoảng 15,4/100.000 dân và đứng hàng thứ 5 (sau các bênh ung thư vú, phổi, gan, dạ dày) trong 10 bênh ung thư thường gặp [1]. UTVMH cũng là bênh gặp nhiều nhất trong các bênh ung thư vùng đầu cổ.
Đến nay, đã có nhiều tác giả ở trong và ngoài nước nghiên cứu sâu về căn bênh này. Nhiều hội nghị khoa học quốc tế được tổ chức riêng cho chuyên đề UTVMH. Sự hiểu biết về bênh nguyên, chẩn đoán và điều trị bênh đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn tổn tại một số vấn đề lớn cần phải tiếp tục tìm hiểu thêm như: các biên pháp hữu hiêu để phát hiên bênh sớm, vấn đề xếp loại lâm sàng, chỉ định và áp dụng các phương pháp điều trị mới đặc hiệu nhằm hạn chế tái phát và di căn xa, nâng cao hiệu quả điều trị. Vấn đề xây dựng các phác đổ chẩn đoán, điều trị, theo dõi sau điều trị,.. .thống nhất trong mỗi quốc gia và trên thế giới là hết sức cấp thiết.
Trong chẩn đoán bệnh, ngoài các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng kinh điển, đã có nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước về các phương pháp chẩn đoán mới cho phép phát hiện sớm và theo dõi bệnh như: chẩn đoán hình ảnh với các kỹ thuật hiện đại (CT Scan, MRI, MRS, PET Scan, SPECT…), chẩn đoán bằng các dấu ấn sinh học (IgA/V CA, IgA/EA, IgG/EBNA) và các kỹ thuật sinh học phân tử. Đặc biệt trong thời gian qua, tập thể các giáo sư, bác sĩ của Bệnh viện K Hà Nôi, Trường Đại học Y Hà Nôi, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phối hợp với các Trường Đại học, viện nghiên cứu nước ngoài nghiên cứu sâu về hoá mô miễn dịch và siêu cấu trúc ung thư biểu mô vòm mũi họng – kết quả thu được khá khả quan [23] [24]. Nhưng các xét nghiệm trên mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, chưa ứng dụng nhiều trong lâm sàng.
Điều trị UTVMH ở Việt Nam cũng như môt số nước trên thế giới chủ yếu vẫn là xạ trị, trong đó có sự kết hợp giữa xạ trị từ ngoài vào với xạ trị tại chỗ. Song tỷ lệ tái phát, di căn khá cao (khoảng 40 – 50%) và đây chính là nguyên nhân gây thất bại sau điều trị bệnh UTVMH. Chính vì lý do này mà trong thời gian gần đây, môt số nước đã nghiên cứu phối hợp giữa xạ trị với hoá trị dựa theo giai đoạn bệnh và thu được kết quả rất khả quan, [109] [50] [134]. Sự phối hợp điều trị này đã phần nào hạn chế tình trạng tái phát và di căn của UTVMH, kéo dài thời gian sống thêm không bệnh, nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân UTVMH giai đoạn muôn. Nhưng phác đổ điều trị bệnh ở mỗi nước lại khác nhau và chưa thống nhất, chưa có phác đổ tối ưu, do vậy nhiều tác giả khuyên rằng cần phải tiếp tục nghiên cứu nhiều hơn nữa nhằm tìm ra những phác đổ điều trị hiệu quả nhất.
Tại Việt Nam, từ cuối năm 2001 bệnh viện K Hà Nôi đã bước đầu áp dụng phối hợp hoá – xạ trị theo phác đổ hoá chất tân bổ trợ cho bệnh nhân UTVMH giai đoạn III, IV. Phác đổ điều trị này mới được thực hiện, chưa có những nghiên cứu tổng kết, so sánh hiệu quả giữa các phác đổ phối hợp hóa xạ trị cũng như giữa phác đổ phối hợp hoá xạ trị với xạ trị đơn thuần cho căn bệnh này.
Từ những thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu điều trị phối hợp hoá-xạ trị và xạ trị đơn thuần bệnh ung thư vòm mũi họng giai đoạn III, IV(Mo)” loại ung thư biểu mô không biệt hoá tại Bệnh viện K Hà Nôi nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả mọt số đặc điểm lâm sàng, cạn lâm sàng bệnh ung thư vòm mũi họng giai đoạn III, IV.
2. Đánh giá hiệu quả của mọt số phác đồ phối hợp hoá – xạ trị và xạ trị đơn thuần bệnh ung thư vòm mũi họng giai đoạn III, IV (Mo).
Recent Comments