Nghiên cứu giải phẫu các vạt phụ thuộc vào Động Mạch dưới vai
Luận án Nghiên cứu giải phẫu các vạt phụ thuộc vào Động Mạch dưới vai.Chất liêu tạo hình vi phẫu phải đáp ứng được những yêu cầu cần thiết nhất định về giải phẫu và thẫm mỹ của cả nơi cho cũng như nơi nhận vạt. Đó là các yêu cầu về khối lượng mô, loại hình mô (da, cơ, xương,…), đô hằng định và tính thích hợp của cuống mạch nuôi, sự ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng (da có lông hay không lông, sẹo nơi cho vạt ở nơi lô hay kín, cơ năng vùng cho vạt mất nhiều hay ít,…) đô phức tạp của kỹ thuật ngoại khoa… . Với những đòi hỏi nêu trên thì vùng ngực bên-lưng-vai là một nguồn cho vạt lý tưởng, các cấu trúc giải phẫu ở vùng này được nuôi dưỡng bởi hê thống nhánh của ĐM dưới vai- nhánh lớn nhất của ĐM nách.
MÃ TÀI LIỆU |
LA.2007.00849 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Quả vậy, trong hai thập kỷ qua, nhiều vạt ở vùng này thuộc các loại hình mô khác nhau đã được thiết kế và sử dụng cho nhu cầu phẫu thuật phục hồi (reconstructive surgery) của đầu- mặt- cổ, chi dưới, chi trên, thành ngực và cột sống. Đó là các vạt cơ và vạt da-cơ lưng rộng, vạt cơ và vạt da – cơ răng trước, vạt da bả vai và vạt da bên bả vai. Nếu cần, vạt bả vai và vạt bên bả vai có thể gồm cả một mảnh xương vai trong khi một đoạn xương sườn có thể được lấy cùng với vạt cơ lưng rộng hoặc cơ răng trước. Ở cả trong nước cũng như trên thế giới, những vạt ở vùng ngực bên-lưng -vai là những vạt được sử dụng sớm nhất và nhiều nhất. Vai trò của các vạt ở vùng này vẫn không mất đi theo thời gian, khi mà nhiều vạt mới ở các vùng khác của cơ thể được phát hiên. Trái lại những tìm tòi mới về giải phẫu và những hình thức cải tiến vạt khác nhau vẫn được tiếp tục.
Đặc điểm nổi bật của các vạt vùng ngực-lưng là chúng có chung cuống mạch dưới vai (subscapular vessels) với hai nhánh ngực lưng (thoraco-dorsal branch) và mũ vai (circumflex scapular branch) mỗi nhánh lại phân đôi thành cuống mạch của mỗi vạt.
Như vây, về nguyên tắc, khi cần sử dụng mọt trong các vạt này có thể phẫu tích ngược dòng về phía cuống mạch chung cho tới khi có được mọt cuống mạch có kích thước như mong muốn. Mặt khác, khi lấy vạt có thể tùy theo tình trạng cụ thể của cuống mạch mà lấy mọt vạt khác thay thế cho vạt dự kiến. Hơn nữa, với mọt “chùm” vạt sẵn có, có thể lấy đổng thời hai vạt trong mọt cuộc mổ.
Theo y văn, cơ sở giải phẫu của các vạt vùng ngực bên – lưng – vai đã được nghiên cứu ở các mức đọ khác nhau và các tài liêu đã cho thấy cuống mạch của mỗi vạt ít nhiều có sự biến đổi. Vạt cơ lưng rọng được nghiên cứu và ứng dụng nhiều nhất, nhưng để cải tiến cách lấy vạt theo theo hướng bảo tổn mọt phần cơ thì cần làm rõ hơn tỉ lê của các mẫu phân nhánh của các ĐM ở trong cơ. Vạt cơ răng trước còn ít được nghiên cứu [43], [63], [71], [S3], [129], [137], riêng ở nước ta thì chưa có nghiên cứu nào. Các nhánh mạch vào cơ răng trước thường có những biến đổi về số lượng và nguyên ủy [61], [63], [71], [S9], [122], [129] ; những số liêu bổ sung về khía cạnh này là cần thiết nếu muốn thấy rõ ý nghĩa lâm sàng của các biến đổi ấy. Đối với ĐM mũ vai và các nhánh tân của nó, công thức xác định vị trí mà ĐM mũ vai thoát ra khỏi tam giác bả vai tam đầu do Dos Santos nêu ra chỉ đúng ở 60% số trường hợp [61], [S9], [122]. Sự chia nhánh và phân bố của các nhánh da tân (vào vùng vạt bả vai và bên bả vai) cũng chưa được mô tả kỹ, đặc biêt là nhánh da lên. Tôi cho rằng đó là những điểm cần được nghiên cứu kỹ hơn.
Nhìn chung qua tài liêu tham khảo, cuống mạch của mỗi vạt thường được các tác giả tiếp cân nghiên cứu mọt cách riêng rẽ, mang nặng tính phiến diên và cục bọ. Mối liên quan giữa các vạt về giải phẫu và lâm sàng chưa được chú ý thích đáng.
Nếu nhìn nhân mọt cách có hê thống, có thể nhân ra không ít khoảng trống cần được bổ sung. Những kiến thức giải phẫu sẵn có chưa hẳn đã đã đáp ứng được nhu cầu của xu hướng cải tiến cách thiết kế vạt ngày càng tăng như hiên nay.
Vì những lý do đã nêu trên, tôi tiếp cân viêc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu giải phẫu các vạt phụ thuộc vào ĐM dưới vai” nhằm các mục tiêu:
1. Mô tả giải phẫu điển hình, các biến đổi giải phẫu và kích thước của các cuống mạch nuôi cho các vạt;
2. Mô tả sự chia nhánh và phân bố của cuống mạch cơ lưng rộng và cơ răng trước ở trong cơ, của các mạch mũ vai ở vùng vai.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1. Tổng quan 4
1.1. Giải phẫu da 4
1.1.1. Các lớp của da 4
1.1.2. Sự cấp máu cho da 5
1.2. Phân bố mạch máu cho cơ 7
1.3. Giải phẫu cơ răng trước và cơ lưng rông 10
1.4. Hê thống ĐM dưới vai 12
1.4.1. ĐM dưới vai 12
1.4.2. ĐM mũ vai 14
1.4.3. ĐM ngực lưng 16
1.5. Sự cấp máu của các cơ răng trước và lưng rông 17
1.6. Giải phẫu các vạt phụ thuộc vào ĐM dưới vai 19
1.6.1. Giải phẫu vạt bả vai 19
1.6.2. Giải phẫu vạt da bên bả vai 22
1.6.3. Giải phẫu vạt cơ răng trước 23
1.6.4. Giải phẫu vạt cơ lưng rộng 27
1.7. Tình hình ứng dụng các vạt phụ thuộc vào ĐM dưới vai ở nước ngoài.. 29
1.7.1. Vạt bả vai 29
1.7.2. Vạt bên bả vai 32
1.7.3. Vạt cơ và cơ – da lưng rộng 33
1.7.4. Các vạt cơ và da-cơ răng trước 36
1.8. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng các vạt trong nước 38
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 40
2.1. Đối tượng nghiên cứu 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu 40
2.2.1. Phẫu tích 40
2.2.2. Bơm màu 43
2.2.3. Kỹ thuật đo đạc và mô tả 43
2.2.4. Xử lý số liêu 44
Chương 3. Kết quả nghiên cứu 45
3.1. Các mạch dưới vai 45
3.1.1. ĐM dưới vai 45
3.1.2. TM dưới vai 49
3.1.3. Kích thước các mạch dưới vai 50
3.2. Mạch máu của các vạt bả vai và bên bả vai 51
3.2.1. ĐM mũ vai 51
3.2.2. TM mũ vai 52
3.2.3. Tổng hợp kích thước các mạch mũ vai 53
3.2.4. Ngành cùng của ĐM mũ vai 53
3.2.5. Kích thước và đối chiếu vị trí của các nhánh da tận 58
3.2.6. ĐM sâu 59
3.2.7. Trục của các nhánh da nông 60
3.2.8. Kết quả bơm màu ĐM mũ vai 61
3.3. Các mạch ngực lưng và cuống mạch vạt cơ răng trước 62
3.3.1. Các mạch ngực lưng 62
3.3.2. ĐM vạt cơ răng trước 66
3.3.3. Kích thước TK ngực dài 75
3.4. Vạt da và da cơ lưng rông 76
3.4.1. Dạng phân nhánh ĐM trong cơ lưng rông 76
3.4.2. Nguyên ủy nhánh xuyên cơ da 78
3.4.3. Số lượng nhánh xuyên cơ da của nhánh 1 79
3.4.4. Đối chiếu vị trí nhánh 1 82
3.4.5. Kích thước cơ lưng rông: Bảng 3.28 82
3.4.6. Kích thước vùng da nhuộm màu khi bơm xanh methylen vào
ĐM ngực lưng 83
3.4.7. TK ngực lưng 83
3.4.8. Góc a1 và a2 85
Chương 4 bàn luận 86
4.1. Bàn luận chung về các vạt phụ thuộc ĐM dưới vai 86
4.2. Các Vạt da phụ thuộc ĐM mũ vai 87
4.2.1. Các mạch mũ vai 87
4.2.2. Nhánh da nông (ngành cùng) của ĐM mũ vai 89
4.3. Vạt da cơ răng trước 95
4.3.1. Nhận xét chung 95
4.3.2. Nguyên uỷ ĐM ngực lưng 96
4.3.3. TM dưới vai 96
4.3.4. Dạng phân nhánh ĐM vào vạt cơ răng trước 96
4.3.5. Góc a 97
4.3.6. TK ngực dài 97
4.3.7. Kích thước cuống mạch vào vạt cơ răng trước 98
4.3.8. Cơ răng trước 99
4.4. Vạt da cơ lưng rộng 99
4.4.1. Thành phần cuống vạt 99
4.4.2. Chiều dài của cuống mạch vào cơ lưng rộng 100
4.4.3. Đường kính bó mạch dưới vai và bó mạch ngực lưng 101
4.4.4. ĐM nuôi cơ răng trước 103
4.4.5. ĐM vào nuôi cơ lưng rộng 104
4.4.6. Nhánh xuyên cơ da 105
4.4.7. Phạm vi cấp máu của ĐM ngực lưng 106
4.4.8. Kích thước cơ lưng rộng 107
4.4.9. TK ngực lưng 108
Kết luận 109
Kiến nghị 111
Một số công trình liên quan đến luận án 112
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Recent Comments