Nghiên cứu kết quả trung hạn của phương pháp bít lỗ Thông Liên Nhĩ qua da bằng dụng cụ kích thước lớn

Luận văn Nghiên cứu kết quả trung hạn của phương pháp bít lỗ Thông Liên Nhĩ qua da bằng dụng cụ kích thước lớn.Thông liên nhĩ (TLN) là một dị tật tim bẩm sinh (TBS) khá phổ biến chiếm 7% – 15 % [14],[47],xếp vào hàng thứ 5 trong các dị dạng tim mạch bẩm sinh . Trong đó TLN lỗ thứ phát là loại hay gặp nhất 60% – 70%[8], [31].

Ở phần lớn các trường hợp , bệnh nhân TLN không có triệu chứng cơ năng mà chỉ có các triệu chứng lâm sàng rất kín đáo do đó thường bị bỏ sót chẩn đoán cho đến tuổi trưởng thành, khi mà các triệu chứng lâm sàng thường đã rất rõ ràng và bệnh thường ở giai đoạn muộn [8] , với các biến chứng hay gặp do TLN gây ra như : rối loạn nhịp tim (ngoại tâm thu nhĩ , rung nhĩ , cuồng nhĩ , …) , tăng áp ĐMP ở các mức độ khác nhau (nghiêm trọng nhất là sự tiến triển thành hội chứng Eisenmenger) , suy tim … làm giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ người bệnh.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00064

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Chẩn đoán xác định TLN cũng như đánh giá những hậu quả huyết động và mô tả hình thái, vị trí, kích thước lỗ thông đóng vai trò hết sức quan trọng với người thầy thuốc. Từ đó có những chỉ định đúng đắn mang lại hiệu quả điều trị tối ưu. Các phương pháp khám lâm sàng, chụp X quang, điện tâm đồ chỉ có giá trị gợi ý chẩn đoán. Sự ra đời của siêu âm tim là bước ngoặt lớn trong lĩnh vực chẩn đoán, theo dõi cũng như điều trị bệnh tim mạch. Tuy nhiên phương pháp được coi là chuẩn mực nhất, khách quan nhất để chẩn đoán xác định cũng như thăm dò những biến đổi huyết động trong bệnh TBS nói chung TLN nói riêng chính là thông tim .

Trong những năm gần đây ngoài vai trò không thể thiếu trong chẩn đoán các bệnh TBS phức tạp , thông tim còn đươc coi như một phương pháp điều trị hiệu quả cho các bệnh TBS mà không cần đến các cuộc đai phẫu thuật với tuần hoàn ngoài cơ thể .

Vấn đề điều trị TLN bằng phương pháp đóng lỗ TLN qua da bằng dụng cụ là thủ thuật ngày càng được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam phương pháp này hiện nay đã được tiến hành thường quy tại nhiều trung tâm tim mạch lớn. Tất cả các trường hợp TLN lỗ thứ hai có kích thước nhỏ và có gờ xung quanh lỗ đủ lớn đều có khả năng đóng bằng dụng cụ qua da dưới màn tăng sáng. Phương pháp này ngày càng chứng minh được tính hiệu quả như thời gian nằm viện ngắn, ít đau, không có sẹo mổ, ít biến chứng ngay cả ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao [8]. Các trường hợp TLN có kich thước lỗ thông lớn được bít bằng dung cụ bít TLN có kích thước lớn (lớn hơn hoặc bằng 38 mm) cũng đã được tiến hành tại một số các trung tâm tim mạch trên thế giới cũng như ở Việt Nam và hiện nay trên thế giới đã có các nghiên cứu về tính an toàn, hiệu quả của việc bít lỗ TLN kích thước lớn. Tuy nhiên tại Việt Nam thì cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu và mô tả một cách chi tiết Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài:

Nghiên cứu kết quả trung hạn của phương pháp bít lỗ Thông Liên Nhĩ qua da bằng dụng cụ kích thước lớn” nhằm mục đích:

1. Đánh giá kết quả sớm và trung hạn của phương pháp bít lỗ TLN qua da bằng dụng cụ kích thước lớn.

2 . Nghiên cứu tính khả thi của phương pháp bít lỗ TLN qua da bằng dụng cụ kích thước lớn trên bệnh nhân Việt Nam.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 3

1.1. Sơ lược về TLN : 3

1.2. Phôi thai học 3

1.3. Giải phẫu bệnh và phân loại thông liên nhĩ 5

1.3.1. Thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ hai hay TLN lỗ thứ phát 7

1.3.2. Thông liên nhĩ thể xoang tĩnh mạch 8

1.3.3. Thông liên nhĩ thể xoang vành 8

1.3.4. Thông liên nhĩ lỗ nguyên phát  8

1.3.5. Thông liên nhĩ thể phối hợp 8

1.4 Sinh lý bệnh và Tiến triển tự nhiên của TLN  9

1.5. Bệnh nguyên 10

1.6. Chẩn đoán TLN 11

1.6.1. Triệu chứng lâm sàng 11

1.6.2. Cận lâm sàng 12

1.7. Điều trị bệnh TLN 20

1.7.1. Điều trị nội khoa 20

1.7.2. Điều trị ngoại khoa 21

1.7.3. Điều trị TLN bằng phương pháp bít lỗ TLN qua da bằng dụng cụ 22

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1. Đối tượng nghiên cứu 33

2.1.1. Đối tượng 33

2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 33

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 33

2.2. Phương pháp nghiên cứu 34

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 34

2.2.2. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 34

2.2.3. Các bước tiến hành 35

2.3. Xử lý thống kê số liệu nghiên cứu 41

2.3.1. Nhập số liệu 41

2.3.2. Xử lý số liệu 41

2.4. Các vấn đề về đạo đức nghiên cứu 41

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

3 .l.Đặc điểm nhóm nghiên cứu 43

3.1.1. Đặc điểm chung 43

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng trước can thiệp 44

3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng trước can thiệp 46

3.1.4. Đặc điểm dụng cụ bít TLN 52

3.2. Đánh giá kết quả sớm và trung hạn của phương pháp bít lỗ TLN qua da bằng dung cụ kích thước lớn 53

3.2.1. Tỷ lệ thành công, thất bại và các biến chứng của thủ thuật 53

3.2.2. Những thay đổi về lâm sàng 55

CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN 60

4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu 60

4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 60

4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính 61

4.1.3. Đặc điểm khác 61

4.2. Đặc điểm lâm sàng 62

4.2.1. Triệu chứng cơ năng 62

4.2.1. Triệu chứng thực thể 63

4.3. Đặc điểm cận lâm sàng 63

4.3.1. Các biểu hiện trên phim X – Quang 63

4.4.2. Các đặc điểm trên điện tâm đồ 64

4.3.3. Đặc điểm chung trên siêu âm qua thành ngực và siêu âm qua thực

quản 64

4.3.4. Đặc điểm trên thông tim 67

4.4. Đặc điểm chung của dụng cụ 68

4.5. Đánh giá kết quả sớm và trung hạn của phương pháp bít lỗ TLN qua da

bằng dung cụ kích thước lớn 69

4.5.1. Tỷ lệ thành công, thất bại và các biến chứng của thủ thuật 69

4.5.2. Những thay đổi về lâm sàng 74

4.5.3. Những thay đổi về cận lâm sàng 74

4.6. Tính khả thi của phương pháp bít lỗ TLN qua da bằng dụng cụ kích thước lớn 76

4.6.1. Nhận định chung 76

4.6.2. Tính khả thi qua đánh giá kết quả trung hạn của phương pháp bít

lỗ TLN qua da bằng dụng cụ kích thước lớn 77

4.6.3. Tính khả thi qua so sánh phương pháp bít lỗ thông bằng dụng cụ

và đóng lỗ thông bằng phẫu thuật 77

KÉT LUẬN 80

ĐỀ XUẤT 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Đỗ Doãn Lợi (2001). Siêu âm Doppler trong thông liên nhĩ. Giáo trình siêu âm Doppler tim mạch.
2. Đỗ Thúy Cẩn , Trần Thị Liên , Nguyễn Lân Hiếu (2003) . Nghiên cứu về yếu tố gia đình của một số bệnh nhân thông liên nhĩ và thông liên thất . Tạp chí Tim mạch học Việt Nam , 35 , 40 – 46.
3. Lê Hồng Quang, Phạm văn Trƣờng, Cao việt Tùng, Nguyễn Thanh Liêm, Phạm Hữu Hòa (2005). Đánh giá kết quả bệnh nhân được đóng thông liên nhĩ lỗ thứ phát bằng Amplatzer tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Tạp chí Nghiên cứu y học. Tập 38.
4. Ngô Phi Long (2003) .Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,cận lâm sàng và kết quả diều trị phẫu thuật bệnh thông liên nhĩ ở người lớn . luận văn thạc sỹ y học .
5. Nguyễn Anh Vũ . Bệnh tim bẩm sinh .Siêu âm tim cập nhật chẩn đoán.Nhà xuất bản Đại học Huế 2010 . 249 – 255.
6. Nguyễn Huy Lợi(2011)Nghiên cứu các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân được bít ống động mạch qua da tại Viện tim mạch Việt Nam.Luận văn thạc sỹ y học.
7. Nguyễn Lân Hiếu (2008) . Nghiên cứu áp dụng phương pháp bít lỗ thông liên nhĩ qua da bằng dụng cụ Amplatzer. Luận án tiến sỹ y học.
8. Nguyên Lân Việt (2007). Thông liên nhĩ. Thực hành bệnh tim mạch. Nhà xuất bản y học Việt Nam; 550;5609. Nguyễn Minh Toàn (2006). Đánh giá áp lực động mạch phổi ở bệnh nhân trước và sau bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ Amplatzer. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y học. Đại học Y Hà Nội.
10. Phạm Gia Khải (1999 – 2000). Báo cáo tình hình bệnh nhân tim mạch điều trị nội trú tại Viện Tim mạch Việt nam. Nhà Xuất Bản Y Học Hà Nội
11. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Hiếu(2007). Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị các bệnh tim bẩm sinh. Tạp chí Y học Việt nam, 332; 11-20.
12. Phạm Mạnh Hùng (2007). Nghiên cứu kết quả sớm và trung hạn cña nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh hẹp van hai lá. Luận ÁnTiến Sỹ Y học, Đại Học Y Hà Nội.
13. Phạm Nguyễn Vinh (2000). Thông liên nhĩ. Atlas Siêu âm tim 2D và Doppler mầu. Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh; 14-16
14. Phạm Nguyễn Vinh (2006). Thông liên nhĩ. Bệnh Học Tim Mạch (tập 2). Nhà xuất bản Y học Chi nhánh TP Hồ Chí Minh; 398-403
15. Thạch Nguyễn. “Một số vấn đề tim mạch cập nhật”. Nhà xuất bản y học 2007
16. Trần Đỗ Trinh , Trần Văn Đồng (2000) . Thông liên nhĩ.Hướng dẫn đọc điện tim.. Nhà xuất bản y học Hà Nội
17. Trƣơng Thanh Hƣơng . Phạm Thị Hồng Thi .Viện tim mạch Việt Nam” Siêu âm chẩn đoán thông liên nhĩ và vai trò của siêu âm tim qua thực quản trong bệnh lý tim mạch.”Bài giảng siêu âm -doppler tim.(2011). 198- 214.186-197.
18. Vũ Minh Thục, Đinh Văn Tài. “Áp lực động mạch phổi của ngƣời Việt Nam bình thƣờng”. Tạp chí nội khoa. Nhà xuất bản y học 1983: 19 – 25
19. Vũ Quỳnh Nga(1998). Góp phần chẩn đoán, đánh giá biến đổi hình thái và huyết động trong thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ hai bằng siêu âm – Doppler tim và siêu âm cản âm. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú. Đại học Y Hà Nội

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/