Nghiên cứu một số đặc điểm tế bào máu ngoại vi và đông máu trên bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn được lọc máu liên tục
Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm tế bào máu ngoại vi và đông máu trên bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn được lọc máu liên tục.Sốc nhiễm khuẩn (SNK) là tình trạng bệnh nặng, gặp khá nhiều và điều trị còn khó khăn. Độc tố của vi khuẩn và hậu quả phản ứng viêm của cơ thể đó là các cytokin, các chất hóa học trung gian hoạt hóa tế bào gây ra rối loạn ở nhiều cơ quan khác nhau, dẫn đến suy đa tạng và bệnh nhân nhanh chóng tử vong nếu không được xử lý tích cực.
Vì vậy trong điều trị SNK ngoài việc tìm và điều trị nguyên nhân như sử dụng kháng sinh thích hợp có độ đặc hiệu cao với vi khuẩn và điều trị hỗ trợ tích cực suy các tạng còn cần tới biện pháp nhằm loại khỏi cơ thể các chất trung gian có nguy cơ là hậu quả không có lợi cho cơ thể.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00302 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Để giải quyết vấn đề này, một phương pháp được sử dụng là lọc máu nhân tạo. Kỹ thuật lọc máu nhân tạo và ứng dụng trong điều trị SNK đã có nhiều tiến bộ. Ban đầu là lọc máu ngắt quãng để điều trị cho các bệnh nhân có suy thận cấp. Tuy nhiên, ở bệnh nhân có rối loạn huyết động, phương pháp này không thực hiện được, cần sử dụng phương pháp lọc máu liên tục. Lúc đầu người ta dùng phương pháp lọc máu liên tục động – tĩnh mạch tức là lấy máu từ động mạch và lợi dụng áp lực động mạch đẩy máu qua màng lọc rồi máu trở về theo đường tĩnh mạch. Phương pháp này có nhiều hạn chế như khó kiểm soát được dòng máu chảy trong tuần hoàn ngoài cơ thể, máu tụ, gây chảy máu và nhiễm trùng. Sự ra đời của phương pháp lọc máu liên tục tĩnh – tĩnh mạch (LMLTTTM): (continuous venovenuos hemofiltration = CVVH) là lấy máu từ tĩnh mạch rồi dùng một bơm đẩy máu qua màng lọc rồi máu về lại tĩnh mạch đã khắc phục được các hạn chế của lọc máu liên tục động – tĩnh mạch.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng rộng rãi LMLTTTM và áp dụng chủ yếu trong điều trị SNK.
Tại Úc, 90% bệnh nhân suy thận cấp trong một khoa Hồi sức tích cực được LMLTTTM. Còn tại Mỹ, phương pháp LMLTTTM ngày càng được sử dụng nhiều, trong đó SNK là bệnh lý chiếm đa số [113].
Ở Việt Nam, đã sử dụng LMLTTTM ở một số trung tâm và cho thấy có hiệu quả tốt trong điều trị [24], [25], [26], [27].
Lọc máu liên tục tĩnh – tĩnh mạch điều trị SNK là cho máu tiếp xúc với màng lọc giúp cân bằng thể tích dịch, chất điện giải và pH máu, đồng thời loại bỏ một số cytokin gây viêm, các yếu tố hoạt hóa tế bào và đông cầm máu.
Tuy nhiên, các yếu tố đông máu tiếp xúc với màng lọc là vật “lạ” lại có thể hoạt hóa các tế bào máu và lại khởi phát quá trình đông cầm máu [47]. Như vậy, LMLTTTM trong SNK vừa có thể làm giảm hoạt hóa hệ thống tế bào và đông cầm máu lại vừa có thể tăng hoạt hóa theo một cơ chế khác.
Những thay đổi này ở bệnh nhân SNK được LMLTTTM là vấn đề chưa được nghiên cứu ở Việt Nam. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số tế bào máu ngoại vi, đông cầm máu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn được lọc máu liên tục tĩnh – tĩnh mạch.
2. Nghiên cứu mối liên quan giữa thay đổi chỉ số tế bào máu ngoại vi, đông cầm máu với mức độ bệnh và kết quả điều trị ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn được lọc máu liên tục tĩnh – tĩnh mạch.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. SỐC NHIỄM KHUẨN 3
1.1.1. Vài nét lịch sử 3
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh 4
1.1.3. Chẩn đoán 7
1.1.4. Điều trị 8
1.2. RỐI LOẠN ĐÔNG CẦM MÁU VÀ TẾ BÀO MÁU TRONG SNK10
1.2.1. Sinh lý đông cầm máu 10
1.2.2. Rối loạn đông cầm máu trong sốc nhiễm khuẩn 15
1.2.3. Rối loạn tế bào máu trong sốc nhiễm khuẩn 20
1.3. LỌC MÁU LIÊN TỤC TĨNH – TĨNH MẠCH TRONG SNK 24
1.3.1. Lịch sử kỹ thuật LMLTTTM 24
1.3.2. Cấu tạo và cơ chế hoạt động của máy LMLTTTM 25
1.3.3. Chất chống đông dùng trong LMLTTTM 28
1.3.4. Chỉ định và các biến chứng do LMLTTTM 30
1.3.5. Thay đổi về đông cầm máu ở bệnh nhân LMLTTTM 33
1.3.6. Thay đổi về tế bào máu ở bệnh nhân LMLTTTM 35
1.4. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN ĐÔNG CẦM
MÁU, TẾ BÀO MÁU Ở BỆNH NHÂN SNK ĐƯỢC LMLTTTM TẠI VIỆT NAM 37
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 39
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 39
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân khỏi nghiên cứu 40
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn nhóm tham chiếu 40
2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 40
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 41
2.3.2. Các thông số nghiên cứu 42
2.3.3. Quy trình tiến hành nghiên cứu 45
2.3.4. Phương pháp xử lý thống kê 50
2.3.5. Khía cạnh đạo đức của đề tài 50
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 51
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 51
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 52
3.1.3. Đặc điểm phân lập vi khuẩn 53
3.1.4. Một số thông số LMLTTTM, sử dụng máu và chế phẩm máu …. 54
3.2. MỘT SỐ THAY ĐỔI CHỈ SỐ TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI VÀ ĐÔNG
CẦM MÁU Ở BỆNH NHÂN SNK ĐƯỢC LMLTTTM 55
3.2.1. Thay đổi về tế bào máu ngoại vi 55
3.2.2. Một số thay đổi về đông máu 59
3.3. SO SÁNH KẾT QUẢ GIỮA MỘT SỐ CHỈ SỐ TẾ BÀO MÁU
NGOẠI VI, ĐÔNG CẦM MÁU VỚI ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ LMLTTTM 67
3.3.1. So sánh các chỉ số tế bào máu ngoại vi theo đặc điểm lâm sàng
trước và sau LMLTTTM 67
3.3.2. So sánh các chỉ số đông máu theo đặc điểm lâm sàng trước và sau
LMLTTTM 72
3.3.3. Yếu tố nguy cơ của một số chỉ số huyết học với chảy máu khi kết
thúc LMLTTTM 84
3.3.4. Yếu tố nguy cơ của một số chỉ số đông máu khi kết thúc LMLTTTM
với tử vong sau điều trị 85
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 87
4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 87
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 87
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng 89
4.1.3. Đặc điểm phân lập vi khuẩn 91
4.1.4. Một số thông số LMLTTTM và sử dụng máu, chế phẩm máu …. 92
4.2. MỘT SỐ THAY ĐỔI CHỈ SỐ TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI VÀ ĐÔNG
CẦM MÁU Ở BỆNH NHÂN SNK ĐƯỢC LMLTTTM 94
4.2.1. Thay đổi chỉ số tế bào máu ngoại vi 94
4.2.2. Một số thay đổi về đông máu 100
4.3. LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ CHỈ SỐ TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI,
ĐÔNG CẦM MÁU VỚI ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ LMLTTTM111
4.3.1. Liên quan giữa chỉ số tế bào máu ngoại vi với đặc điểm lâm sàng
trước và sau LMLTTTM 111
4.3.2. Liên quan giữa chỉ số đông máu với đặc điểm lâm sàng trước và
sau LMLTTTM 115
4.3.3. Yếu tố nguy cơ của một số chỉ số huyết học với chảy máu khi kết
thúc LMLTTTM 124
4.3.4. Yếu tố nguy cơ của một số chỉ số đông máu khi kết thúc LMLTTTM
với tử vong sau điều trị 126
KẾT LUẬN 127
KIẾN NGHỊ 129
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Tuấn Tùng, Phạm Quang Vinh, Nguyễn Gia Bình (2010), “Nghiên cứu hoạt tính một số yếu tố kháng đông sinh lý và tiêu sợi huyết ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn được lọc máu liên tục tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch mai từ 9/2008 đến 9/2010”, Y học lâm sàng, số chuyên đề hội nghị khoa học Bệnh viện Bạch mai lần thứ 28, tr.144-149.
2. Nguyễn Tuấn Tùng, Phạm Quang Vinh, Nguyễn Gia Bình (2011), “Ngưng tập tiểu cầu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn”, Sinh lý học Việt Nam, 15(1), tr.14-20.TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Trần Duy Anh (2007), “Liệu pháp thay thế thận liên tục”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 2(1), tr. 5-10.
2. Ngô Minh Biên (2003), Theo dõi biến đổi chức năng tâm thu thất trái bằng siêu âm Doppler tim trong xử trí sốc nhiễm khuẩn, Luận văn bác sỹ nội trú bệnh viện, Đại học y Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Gia Bình, Vũ Văn Đính (1993), “Điều trị sốc nhiễm khuẩn”, Tài liệu hội thảo Quốc gia lần thứ 5 về Hồi sức cấp cứu, Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam, Hà Nội, tr. 123-131.
4. Nguyễn Gia Bình, Nguyễn Mạnh Tưởng (2006), “Nghiên cứu hiệu quả chống đông của heparin trong lọc máu liên tục”, Y học lâm sàng, 11, tr. 30-33.
5. Trần Thị Chính (2002), “Rối loạn chuyển hóa nước và điện giải, rối loạn thăng bằng acid-base”, Sinh lý bệnh học, Trường Đại học Y Hà Nội, NXB Y học, tr.95-121.
6. Phan Thế Cường (2004), Đánh giá hiệu quả của phương pháp lọc máu thận nhân tạo không dùng thuốc chống đông ở bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
7. Vũ Văn Đính và cộng sự (2003), “Sốc nhiễm khuẩn”, Hồi sức cấp cứu
toàn tập, Nhà xuất bản Y học, tr. 202-209.
8. Nguyễn Thị Thu Hà (2005), “Những hiểu biết hiện nay về cơ chế bệnh sinh, chẩn đoán, điều trị đông máu rải rác trong lòng mạch”, Tài liệu hội nghị đông máu ứng dụng lần thứ IV, Viện Huyết học – Truyền máu trung ương, tr. 20-30.9. Văn Đình Hoa và cộng sự (2007), “Cytokine”, Miễn dịch học, Nhà xuất bản Y học, tr. 334-343.
10. Nguyễn Mạnh Hùng (2004), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị rối loạn đông máu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
11. Nguyễn Ngọc Minh (2007), “Thay đổi sinh lý về các chỉ số cầm máu- đông máu”, Bài giảng Huyết học – Truyền máu, Nhà xuất bản Y học, tr. 454-457.
12. Nguyễn Ngọc Minh (2007), “Vai trò của rối loạn cầm – đông máu trong hiểu biết về bệnh cảnh lâm sàng và điều trị nhiễm khuẩn nặng hiện nay”, Bài giảng Huyết học – Truyền máu, Nhà xuất bản Y học, tr. 596-607.
14. Hồ Thị Thiên Nga (2007), Nghiên cứu biến đổi về tế bào máu và đông máu trên bệnh nhân tim được phẫu thuật với tuần hoàn ngoài cơ thể, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Nữ (2005), Nghiên cứu ngưng tập tiểu cầu và một số yếu tố đông máu ở bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn lipid máu, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Nữ (2004), Những hiểu biết mới về sinh lý đông cầm máu và ứng dụng, Chuyên đề tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
17. Đỗ Trung Phấn (2003), Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường, thập kỷ 90 – thế kỷ XX, Nhà xuất bản Y học, tr. 75.
18. Đỗ Trung Phấn, Cung Thị Tý, Nguyễn Thị Nữ và CS (2001), “Giá trị của xét nghiệm ngưng tập tiểu cầu trong một số tình trạng bệnh lý tại
Viện Huyết học- Truyền máu”, Y học Việt Nam, 267(12), tr. 34-38.19. Lê Minh Sang, Phùng Nam Lâm, Nguyễn Đạt Anh (2004), “Bước đầu nghiên cứu giá trị dự báo tử vong của các thang điểm APACHE II và SAPS II cho bệnh nhân hồi sức cấp cứu”, Công trình nghiên cứu khoa
học Bệnh viện Bạch mai 2003-2004, Nhà xuất bản y học, tập 1, tr. 10-16.
20. Phạm Thị Ngọc Thảo, Trương Ngọc Hải (2007), “Khảo sát nồng độ TNF-α, IL-1, IL-6, IL-8, IL-10 trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết”, Y học Việt Nam, 2, tr. 5-9.
21. Huỳnh Thị Thuận, Nguyễn Ngọc Minh (2010), “Nghiên cứu đặc điểm rối loạn cầm máu và đông máu rải rác trong lòng mạch ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết”, Y học Việt Nam, 373 (2), tr. 107-111.
22. Nguyễn Anh Trí (2008), “Đông máu rải rác trong lòng mạch”, Đông máu ứng dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr. 138-179.
23. Nguyễn Anh Trí (2008), “Điều trị bằng các thuốc kháng đông”, Đông máu ứng dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr. 191-213.
24. Nguyễn Đăng Tuân, Nguyễn Gia Bình (2008), “Nhận xét kỹ thuật lọc máu liên tục qua 190 lần lọc máu tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Bạch mai”, Y học lâm sàng, 34, tr. 51-56.
25. Đặng Quốc Tuấn, Nguyễn Xuân Nam (2010), “Đánh giá hiệu quả của lọc máu liên tục trong suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn”, Y học Việt Nam, 369 (2), tr. 18-21.
26. Đặng Quốc Tuấn, Bùi Văn Tám (2010), “Đánh giá hiệu quả huyết động của lọc máu liên tục ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn”, Y học lâm sàng, 55, tr. 18-24.
27. Đặng Quốc Tuấn, Bùi Văn Tám (2010), “Đánh giá hiệu quả của lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai”, Y học Việt Nam, 370(1), tr. 46-50.28. Trần Ngọc Tuấn, Nguyễn Tất Thắng, Lê Năm, Lê Thế Trung (2003), “Đánh giá sự thanh thải các Cytokine của kỹ thuật lọc máu liên tục trong điều trị bệnh nhân bỏng nhiễm độc nhiễm khuẩn nặng”, Tạp chí Y học thực hành, 12, tr. 35-37.
29. Lê Thị Diễm Tuyết (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và điều trị suy thận cấp tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai”, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
30. Cung Thị Tý (2004), “Cơ chế đông cầm máu và các xét nghiệm thăm dò”, Bài giảng Huyết học- Truyền máu, Nhà xuất bản Y học, tr. 228-235.
31. Trường Đại học Y Hà Nội, Khoa y tế công cộng (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khoẻ cộng đồng (sách dành cho học viên sau đại học), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
32. Phạm Quang Vinh, Nguyễn Tuấn Tùng, Đỗ Tiến Dũng (2007) “Tìm hiểu một số đặc điểm ngưng tập tiểu cầu ở bệnh nhân hội chứng tăng sinh tuỷ mạn tính”, Y học Việt Nam, 344, tr. 148-15
Recent Comments