Nghiên cứu đặc tính và hiệu quả của khối tế bào gốc tự thân từ tuỷ xương trong điều trị một số tổn thương xương, khớp

Luận án Nghiên cứu đặc tính và hiệu quả của khối tế bào gốc tự thân từ tuỷ xương trong điều trị một số tổn thương xương, khớp.Tế bào gốc (stem cell) là một dạng tế bào đặc biệt có khả năng tự tái tạo và biệt hoá thành những loại tế bào chuyên biệt. Gần đây tế bào gốc đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học nhằm làm sáng tỏ đặc tính sinh học của nó cũng như tìm ra những phương pháp sử dụng tế bào gốc thay thế các tế bào hay tổ chức bị bệnh hoặc bị tổn thương.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00301

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Tế bào gốc có thể có nguồn gốc từ phôi, bào thai hoặc từ các tổ chức của cơ thể sau khi sinh có các đặc tính, đặc trưng chung nhưng khác nhau về khả năng tăng sinh và biệt hóa. Ở cơ thể trưởng thành, tủy xương là nơi chứa nhiều loại tế bào gốc, trong đó có 3 loại được công nhận rộng rãi là tế bào gốc tạo máu (Hematopoiteic Stem Cell – HSC), tế bào gốc trung mô (Mesenchymal Stem Cell – MSC) và tế bào tiền thân nội mạc (Endothelial Progenitor Cells – EPC). Một số nghiên cứu đã chứng minh bằng cấy ghép tế bào gốc tự thân lấy từ tủy xương có thể điều trị thành công các trường hợp gãy xương không liền, mất đoạn xương cũng như tái tạo các mô xương bị hoại tử ở chỏm xương đùi trên người [57], [98], [121], [131].
Khớp giả thân xương dài là những diễn biến bất thường sau gãy xương thường gặp với tỷ lệ 2 – 3%, do nhiều nguyên nhân gây nên. Việc điều trị không đơn giản, đôi khi phải cần đến nhiều phẫu thuật khác nhau, thời gian nằm viện kéo dài, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí phải cắt cụt chi. Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là một bệnh lý khớp háng mạn tính, tiến triển nặng dần lên mà không bao giờ giảm đi, hậu quả cuối cùng là mất chức năng khớp háng, cần phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo rất tốn kém. Những năm gần đây các nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong điều trị khớp giả thân xương dài và hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi đã đạt được kết quả đầy hứa hẹn. Năm 1991, Connolly lần đầu tiên ghép trực tiếp tuỷ xương tự
thân để điều trị khớp giả thân xương chày cho kết quả liền xương tốt [32]. Hernigou (2005) đã báo cáo kết quả điều trị 60 trường hợp khớp giả thân xương chày bằng ghép tủy xương tự thân đạt tỷ lệ liền xương là 88,3% và cho thấy đây là một phương pháp ít xâm lấn, đơn giản và hiệu quả [97]. Hernigou (2002) nghiên cứu trên 189 khớp háng bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi của 116 bệnh nhân điều trị bằng phương pháp ghép tế bào tủy xương qua đường khoan giảm áp đã cho thấy kết quả điều trị tốt, đặc biệt là những
trường hợp tổn thương ở giai đoạn I và II [57].
Ở Việt Nam, ghép tế bào gốc tủy xương điều trị một số tổn thương
xương khớp như khớp giả thân xương dài, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi tuy đã bắt đầu được quan tâm nhưng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc tính và hiệu quả của khối tế bào gốc tự thân từ tuỷ xương trong điều trị một số tổn thương xương, khớp ” nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả của quy trình tạo khối tế bào gốc từ tuỷ xương bằng phương pháp ly tâm gradient tỷ trọng và phương pháp dùng máy tách tế bào tự động sử dụng trong điều trị khớp giả thân xương dài và hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.
2.  Nghiên cứu các đặc tính về thành phần và chất lượng của những khối tế bào gốc được tạo ra.
3. Nghiên cứu sự liên quan giữa thành phần, chất lượng của các khối tế bào gốc với hiệu quả điều trị liền xương và phục hồi tổn thương.

 MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các hình và biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN  3
1.1. Đại cương về tế bào gốc 3
1.2. Tế bào gốc của tủy xương 5
1.2.1. Cấu trúc, chức năng và thành phần tế bào của tủy xương 5
1.2.2. Các loại tế bào gốc của tủy xương 7
1.2.3. Tế bào gốc tạo máu 8
1.2.4. Tế bào gốc trung mô 14
1.3.  Thu gom, tách chiết tế bào gốc từ tủy xương sử dụng cho điều trị một số tổn thương xương khớp 19
1.3.1. Thu gom dịch tủy xương 19
1.3.2. Tách chiết, cô đặc khối TBG từ dịch hút tủy xương 19
1.3.3. Đánh giá và kiểm tra chất lượng sản phẩm khối TBG 20
1.4.  Sử dụng tế bào gốc của tủy xương trong điều trị khớp giả thân xương dài  22
1.4.1. Khái niệm chung khớp giả 22
1.4.2. Phân loại khớp giả 22
1.4.3. Các phương pháp điều trị khớp giả thân xương dài 23
1.4.4. Điều trị KG bằng tế bào gốc tủy xương 25
1.5.  Sử dụng tế bào gốc của tủy xương trong điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi 28
1.5.1. Khái niệm 28
1.5.2. Nguyên nhân 28
1.5.3. Chẩn đoán và phân loại giai đoạn 29
1.5.4. Các phương pháp điều trị 31
1.5.5. Điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi bằng ghép tế bào gốc
tủy xương tự thân 33
1.6. Tình hình ứng dụng tế bào gốc của tủy xương trong điều trị khớp giả thân xương dài và hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở Việt Nam …. 36 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 41
2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu: 42
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 43
2.2.4. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 45
2.2.5. Thu thập và xử lý số liệu 64
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 65
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 65
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 65
3.1.2. Đặc điểm tổn thương tại chỗ 65
3.1.3. Đặc điểm máu ngoại vi và tủy xương 69
3.2. Kết quả các quy trình tạo khối tế bào gốc từ dịch hút tủy xương 70
3.3. Kết quả xác định thành phần và chất lượng khối tế bào gốc 75
3.3.1.  Số lượng tế bào có nhân, các thành phần tế bào và tỷ lệ tế bào sống trong khối TBG   75
3.3.2. Kết quả xác định thành phần TBG tạo máu trong khối TBG 76
3.3.3. Kết quả xác định thành phần TBG trung mô trong khối TBG 79
3.3.4. Tương quan giữa các thành phần tế bào trong khối TBG 80
3.4.  Kết quả điều trị và mối liên quan giữa các thành phần của khối tế bào gốc với kết quả điều trị 82
3.4.1. Kết quả gần 82
3.4.2. Kết quả xa 83
3.4.3. Diễn biến công thức máu ngoại vi và các chỉ số miễn dịch ở máu
ngoại vi theo thời gian sau ghép tế bào gốc tủy xương tự thân 88
Chương 4: BÀN LUẬN 93
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 93
4.1.1. Đặc điểm chung về tuổi, giới 93
4.1.2. Đặc điểm liên quan đến tổn thương 93
4.1.3. Đặc điểm máu ngoại vi và tủy xương 96
4.2.  Hiệu quả của các quy trình chiết tách, tạo khối tế bào gốc từ dịch hút tủy xương 97
4.2.1. Kỹ thuật chọc hút dịch tủy xương 97
4.2.2. Hiệu quả tách TBG từ dịch tủy xương bằng phương pháp ly tâm
gradient tỷ trọng và bằng máy tự động COM.TEC 100
4.3. Các thành phần tế bào và chất lượng khối tế bào gốc 104
4.3.1. Số lượng tế bào có nhân, các thành phần tế bào và tỷ lệ tế bào sống
trong khối tế bào gốc 105
4.3.2. Thành phần tế bào gốc tạo máu trong khối tế bào gốc 107
4.3.3. Thành phần tế bào gốc trung mô trong khối tế bào gốc 112
4.4. Vai trò của tế bào gốc tủy xương trong điều trị liền xương và sửa
chữa hoại tử chỏm xương đùi 115
4.4.1. Hiệu quả liền xương ở bệnh nhân khớp giả thân xương dài 115
4.4.2. Hiệu quả sửa chữa hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi 120
4.4.3. Diễn biến các chỉ số tế bào máu ngoại vi và các chỉ số miễn dịch
(tế bào và dịch thể) theo thời gian 125
KẾT LUẬN 128
KIẾN NGHỊ 131
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Bệnh án minh họa Ảnh minh họa
Điểm đánh giá chức năng khớp háng Harris Bệnh án nghiên cứu Danh sách bệnh nhân 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ y tế (2003), “Các giá trị sinh học về huyết học”, Các giá trị sinh học người Việt nam binh thường thập kỷ 90 – thế kỷ 20. Nhà xuất bản Y học, Hà nội: tr. 73-78.
2. Trần Văn Bé (2006), “Tình hình ghép tế bào gốc tại TP.Hồ Chí Minh Việt Nam”, Y học Việt nam, 322: tr. 47-51.
3. Nguyễn Thị Thu Hà (2004), “Tế bào gốc và ứng dụng trong y sinh học”, TCNCYH phụ bản 32(6): tr. 13-26.
4. Nguyễn Thị Thu Hà (2006), “Tế bào gốc tạo máu”, Tạp chí y dược lâm sàng 108, 1(1): tr. 13-17.
5. Lý Tuấn Khải, Nguyễn Thị Thu Hà, Trương Thị Minh Nguyệt và CS. (2008), “Hình ảnh tế bào máu, tủy xương của bệnh nhân khớp giả thân xương chày trước khi lấy tế bào gốc để điều trị”, Y Học Việt Nam, 344: tr. 320-324.
6. Nguyễn Mạnh Khánh, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Tiến Bình và CS. (2007), “Ghép tế bào gốc tủy xương tự thân điều trị khớp giả thân xương chày”, Nghiên cứu y học, 51(4): tr. 4-8.
7. Trịnh Xuân Lê (2010), “Góp phần nghiên cứu ghép xương mào chậu có cuống mạch trong điều trị hoại tử vô mạch chỏm xương đùi”, Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y Dược thành phố HCM.
8. Nguyễn Quang Long, Trịnh Xuân Lê, Lương Đình Lâm và CS. (2004), “Nghiên cứu điều trị hoại tử vô mạch chỏm xương đùi bằng ghép xương mào chậu có cuống mạch máu”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 8(1): tr. 84-88.
9. Đào Hồng Nga, Nguyễn Thị Thu Hà, Lý Tuấn Khải (2004), “Tế bào CD34(+) ở máu ngoại vi của một số đối tượng được nghiên cứu”, Y học Việt nam, 302: tr. 66-72.10. Đỗ Trung Phấn và CS. (2008), “Nghiên cứu ứng dụng quy trình thu gom, xử lý và bảo quản tế bào gốc sinh máu sử dụng cho ghép tủy đồng
loài “, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: tr. 12-18.
11. Đỗ Trung Phấn và CS. (2009), “Các giá trị sinh học về huyết học và miễn dịch huyết học (giai đoạn 1995-2005)”, Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu ứng dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học: tr. 328-337.
12. Cao Thỉ (2007), “So sánh thời gian liền xương các gãy hở xương chày giữa có và không có ghép tủy xương tự thân vào ổ gãy”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 11 (3): tr. 163-168.
13. Trần Công Toại, Cao Thỉ (2008), “Cấy tủy xương để đánh giá số lượng tế bào gốc trung mô thông qua các đơn vị tạo khúm nguyên bào sợi (CFU-Fs)”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 12 (4): tr. 488-490.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/