NGHIÊN cứu SINH KHẢ DỤNG CỦA RIFAMPICIN TRÊN NGƯỜI TÌNH NGUYỆN VÀ NỒNG ĐỘ RIFAMPICIN TRONG HUYẾT TƯƠNG BỆNH NHÂN LAO PHỔI
Luận án NGHIÊN cứu SINH KHẢ DỤNG CỦA RIFAMPICIN TRÊN NGƯỜI TÌNH NGUYỆN VÀ NỒNG ĐỘ RIFAMPICIN TRONG HUYẾT TƯƠNG BỆNH NHÂN LAO PHỔI.Trong công tác chống lao, hoá trị liêu là vũ khí quan trọng nhất để đảm bảo bênh nhân được điều trị khỏi bênh và cắt nguồn lây trong công đổng. Điểm đặc biệt của hoá trị liêu bênh lao là thời gian điều trị kéo dài và đa trị liêu [30],[89], vì vậy việc tuân thủ đúng liêu trình điều trị gặp nhiều khó khăn.
MÃ TÀI LIỆU |
LA.2006.00773 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Từ những năm 1980, các chế phẩm thuốc chống lao phối hợp 2 hay nhiều thành phần trong cùng môt viên được sử dụng và gọi là thuốc chống lao hỗn hợp cố định liều. Hiên nay, các chế phẩm thuốc chống lao hỗn hợp cố định liều chứa rifampicin phối hợp với isoniazid và/hoặc pyrazinamid được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia [119], [121]. Việc sử dụng viên hỗn hợp đã đem lại lợi ích cho thầy thuốc dễ kê đơn và bênh nhân dễ tuân thủ điều trị hơn. Hiệp hôi Bài lao và bênh phổi quốc tế và Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo Chương trình chống lao của các quốc gia sử dụng thuốc chống lao hỗn hợp cố định liều trong điều trị bênh lao [53].
Tuy nhiên, sử dụng viên hỗn hợp cố định liều chỉ đem lại hiệu quả điều trị tốt khi sinh khả dụng của rifampicin được đảm bảo. Sinh khả dụng của thuốc là tốc đô và mức đô hấp thu dược chất còn nguyên hoạt tính từ dạng bào chế vào được vòng tuần hoàn chung [41], [100]. Môt số nghiên cứu gần đây cho thấy nguy cơ giảm sinh khả dụng của rifampicin trong viên hỗn hợp cố định liều là rất lớn và môt chế phẩm hỗn hợp có thể đạt tiêu chuẩn về hàm lượng và đô hoà tan nhưng không chắc chắn rằng sẽ đảm bảo sinh khả dụng của rifampicin [99]. Khi sử dụng chế phẩm có sinh khả dụng thấp có thể dẫn tới nguy cơ điều trị thất bại và gia tăng tình trạng kháng thuốc. Năm 1994, Hiệp hôi Bài lao và bênh phổi quốc tế và Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo: chỉ sử dụng thuốc chống lao dạng hỗn hợp cố định liều để điều trị bệnh lao khi chắc chắn rằng sinh khả dụng của rifampicin trong chế phẩm đó được đảm bảo [53].
Rifampicin là một trong những thuốc chống lao thiết yếu có hiệu lực cao, đặc biệt có khả năng tiêu diệt những vi khuẩn lao phát triển chậm (chúng có vai trò quan trọng trong tái phát bệnh lao) [30], [70], [71]. Nhưng rifampicin cũng có điểm đặc biệt là có sự dao động rất lớn giữa các cá thể về nồng độ rifampicin đạt được trong huyết tương [20]. Khi nồng độ rifampicin trong máu thấp, điều đó đồng nghĩa với việc sử dụng liều rifampicin điều trị không phù hợp và dẫn tới nguy cơ kháng rifampicin và tăng khả năng tái phát bệnh lao sau điều trị. Một số nghiên cứu gần đây trên thế giới cho biết thực trạng nồng độ rifampicin trong huyết tương bệnh nhân lao để định hướng nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng của chế phẩm đang sử dụng điều trị, cũng như có thể hiệu chỉnh liều, đảm bảo tối ưu hoá điều trị lao cho bệnh nhân [69], [95], [111].
Ở Việt Nam, mặc dù các thuốc chống lao dạng viên hỗn hợp rifampicin – isoniazid đã sử dụng điều trị bệnh lao nhiều năm qua và gần đây là viên hỗn hợp rifampicin – isoniazid – pyrazinamid, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về nồng độ rifampicin trong huyết tương bệnh nhân, cũng như đánh giá về sinh khả dụng của rifampicin để trả lời câu hỏi về thực trạng sinh khả dụng của rifampicin trong viên hỗn hợp đang sử dụng trong Chương trình chống lao quốc gia.
Những vấn đề đề cập trên đây chính là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu sau:
ỉ. So sánh sinh khả dụng của rifampicin trong viên hỗn hợp sử dụng trong Chương trình Chống lao quốc gia so với rifampicin chuẩn đơn lẻ trên người tình nguyện khoẻ mạnh.
2. Khảo sát nồng độ rifampicin trong huyết tương bệnh nhân lao phổi AFB(+) được điều trị bằng viên hỗn hợp 2 thành phần và tìm hiểu một số yếu tố liên quan.
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan Lời cám an
Mục lục i
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng, hình v
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TổNG QUAN 3
1.1. Tình hình bênh lao ở Việt Nam và thế giới 3
1.2. Những ca sở khoa học của hoá trị liệu bệnh lao 5
1.3. Một số đặc điểm dược động học và dược lực học của rifampicin 14
1.4. Thuốc chống lao hỗn hợp cố định liều 17
1.5. Sinh khả dụng của RMP trong thuốc chống lao dạng FDC 22
1.6. Nghiên cứu ứng dụng định lượng nồng độ rifampicin trong huyết tưang 33
Chương 2: Đối TƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ 37
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúu
2.1. Đối tượng nghiên cứu 37
2.1.1. Người tình nguyện khoẻ mạnh 37
2.1.2. Bệnh nhân nghiên cứu 38
2.2. Vật liêu và phương tiên nghiên cứu 39
2.2.1. Thuốc nghiên cứu 39
2.2.2. Máy móc thiết bị 40
2.2.3. Hoá chất thí nghiệm 41
2.2.4. Dụng cụ lấy máu và vận chuyển mẫu 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu 42
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 42
2.3.2. Mô tả phưang pháp nghiên cứu sinh khả dụng trên người tình nguyện 43
2.3.3. Mô tả phưang pháp nghiên cứu nồng độ RMP huyết tưang ở bênh nhân 49
lao phổi AFB(+)
2.3.4. Phưang pháp thống kê, xử lý số liêu 53
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cúu 55
3.1. Sinh khả dụng của RMP trong viên hỗn hợp trên người tình nguyên 55
khoẻ mạnh
3.1.1. Đặc điểm của nhóm người tình nguyên khoẻ mạnh và thuốc nghiên cứu 55
3.1.2. Các thông số dược động học của RMP khi uống đồng thời RMP -INH- 56
PZA đan lẻ
3.1.3. Đánh giá sinh khả dụng của RMP trong viên hỗn hợp 2-FDC và 3-FDC 59
so với viên MP -INH-PZA đan lẻ
3.2. Nồng độ RMP huyết tương bênh nhân lao phổi AFB(+) 71
3.2.1. Đặc điểm nhóm bênh nhân nghiên cứu 71
3.2.2. Kết quả đáp ứng điều trị sau 2 tháng tấn công 77
3.2.3. Nồng độ RMP huyết tưang bênh nhân lao phổi AFB(+) 82
3.2.4. So sánh nồng độ RMP huyết tưang giữa thể lao mới và lao tái trị 88
3.2.5. Liên quan nồng độ RMP huyết tưang và một số yếu tố khác với kết quả 89
âm hoá đờm sau 2 tháng điều trị
3.2.6. Phân tích một số yếu tố liên quan đến nồng độ RMP huyết tưang 92
Chương 4: BÀN LUẬN 95
4.1. Sinh khả dụng của RMP trong viên hỗn hợp trên người tình nguyên 95
khoẻ mạnh
4.1.1. Đặc điểm của nhóm người tình nguyên khoẻ mạnh và thuốc nghiên cứu 95
4.1.2. Các thông số dược động học của RMP khi uống RMP-INH-PZA chuẩn 96
đan lẻ
4.1.3. So sánh sinh khả dụng của RMP viên hỗn hợp 2-FDC, 3-FDC so với 101
viên đan lẻ
4.2. Nồng độ RMP huyết tương bênh nhân lao phổi AFB(+) 111
4.2.1. Đặc điểm nhóm bênh nhân nghiên cứu 111
4.2.2. Đánh giá kết quả đáp ứng điều trị sau 2 tháng tấn công 112
4.2.3. Nồng độ RMP huyết tưang ở thời điểm 2 và 3h sau khi uống 113
4.2.4. So sánh nồng độ RMP huyết tưang giữa thể lao mới và lao tái trị 119
4.2.5. Liên quan nồng độ RMP huyết tưang và một số yếu tố khác với tỷ lê 119
AFB(+) trong đờm sau 2 tháng điều trị
4.2.6. Phân tích một số yếu tố liên quan đến nồng độ RMP huyết tưang 121
KẾT LUẬN 123
KIẾN NGHỊ 125
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG Bố 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
CÁC PHỤ LỤC 141
Phụ lục 1: Phiếu thu thập số liêu người tình nguyên
Phụ lục 2: Phiếu theo dõi sức khoẻ người tình nguyên
Phụ lục 3: Bảng theo dõi thời điểm lấy máu người tình nguyên
Phụ lục 4: Sắc ký đồ của rifampicin
Phụ lục 5: Đan tình nguyên tham gia nghiên cứu
Phụ lục 6: Phiếu theo dõi bênh nhân nghiên cứu
Phụ lục 7: Danh sách bênh nhân nghiên cứu
Phụ lục 8: Phiếu chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học
Recent Comments