Nghiên cứu sử dụng dây chằng nhân tạo trong phẫu thuật tim ít xâm lấn điều trị hở van hai lá do thoái hóa
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu sử dụng dây chằng nhân tạo trong phẫu thuật tim ít xâm lấn điều trị hở van hai lá do thoái hóa.Hở van hai lá là tình trạng lá van hai lá không đóng kín hoàn toàn dẫn đến dòng máu phụt ngược từ thất trái về nhĩ trái trong kì tâm thu, tình trạng này gặp phải ở 2 – 3% dân số thế giới.1,2 Các tổn thương nguyên phát như đứt hoặc giãn dây chằng tự nhiên do bệnh lý thoái hoá mô van, gây sa một hoặc nhiều phân đoạn lá van là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hở van hai lá. Ngày nay, phẫu thuật sửa van hai lá là phương pháp điều trị hiệu quả đối với các trường hợp hở van hai lá nặng nguyên phát. Phương pháp này được chứng minh có nhiều ưu điểm như: bảo tồn tốt chức năng và kích thước thất trái, cải thiện tỉ lệ sống lâu dài và tránh được các biến chứng của van tim nhân tạo.3
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2024.00052 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Trong hơn một thập kỉ qua, phẫu thuật tim ít xâm lấn đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Một số phương thức tiếp cận ít xâm lấn đã được ghi nhận mang lại hiệu quả tốt, như đường mổ cạnh xương ức, một nửa xương ức và đường ngực phải. Nhiều công trình khoa học đã chứng minh các kỹ thuật sửa van hai lá hiện nay đều có thể ứng dụng được qua đường ngực phải.4,5 Kể từ lần đầu tiên được giới thiệu năm 2000 bởi Von Oppel và Mohr, kỹ thuật sử dụng dây chằng nhân tạo thay thế dây chằng tự nhiên trở thành một trong những kỹ thuật sửa van hai lá quan trọng, giúp bảo tồn tối đa các lá van mà không cần phải cắt bỏ, mở ra xu thế ưu tiên bảo tồn mô van hơn là cắt bỏ.6,7 Kỹ thuật được đánh giá phù hợp để thực hiện qua đường mổ ít xâm lấn với kết quả phẫu thuật tương đương với các kỹ thuật sửa van hai lá khác.8,9
Tại Việt Nam, các kỹ thuật sửa chữa tổn thương hở van hai lá do bệnh lý thoái hoá được ứng dụng từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước.10 Tuy vậy, bệnh van hai lá hậu thấp vẫn là nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh nhập viện để phẫu thuật. Trong những năm gần đây, đã có các báo cáo về sự gia tăng tỉ lệ người bệnh nhập viện do bệnh lý van hai lá thoái hoá cũng như báo cáo bàn luận về các kỹ thuật sửa van phù hợp.11,12 Năm 2013, các trung tâm tim mạch lớn trên cả nước đã triển khai phẫu thuật ít xâm lấn, đã có các công trình nghiên cứu trong nước về tính ứng dụng của các kỹ thuật sửa van và kết quả phẫu thuật sửa van hai lá qua đường mổ ít xâm lấn mà chủ yếu là đường mở ngực bên phải.13’14 Bên cạnh đó, kỹ thuật sử dụng dây chằng nhân tạo cũng ngày càng được quan tâm với các nghiên cứu mô tả tính ứng dụng của kỹ thuật này, chủ yếu được thực hiện qua đường mổ giữa xương ức với cỡ mẫu và thời gian theo dõi tương đối hạn chế.12,15,16 Tuy vậy, các nghiên cứu chưa tập trung nhiều đến đặc điểm ứng dụng dây chằng nhân tạo khi thực hiện ít xâm lấn qua đường ngực phải, cũng như chưa đánh giá hiệu quả của kỹ thuật sửa van hai lá sử dụng dây chằng nhân tạo trong điều trị hở van hai lá do bệnh lý thoái hoá. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là kỹ thuật dây chằng nhân tạo có hiệu quả như thế nào trong phẫu thuật sửa van hai lá ít xâm lấn qua đường ngực phải?
Xuất phát từ những thực tế nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu sử dụng dây chằng nhân tạo trong phẫu thuật tim ít xâm lấn điều trị hở van hai lá do thoái hóa” với các mục tiêu chính:
1) Đánh giá kết quả sớm và trung hạn của phẫu thuật sửa van hai lá ít xâm lấn sử dụng dây chằng nhân tạo qua đường ngực phải.
2) Xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật sửa van hai lá ít xâm lấn sử dụng dây chằng nhân tạo qua đường ngực phải.
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Danh mục chữ viết tắt iv
Danh mục đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt v
Danh mục các hình vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các biểu đồ ix
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giải phẫu ứng dụng bộ máy van hai lá 3
1.2. Đặc điểm bệnh lý và tổn thương của hở van hai lá 8
1.3. Đặc điểm siêu âm tim trong hở van hai lá do bệnh lý thoái hoá 13
1.4. Điều trị hở van hai lá 17
1.5. Ứng dụng dây chằng nhân tạo trong phẫu thuật sửa van hai lá 26
1.6. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 30
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Thiết kế nghiên cứu 33
2.2. Đối tượng nghiên cứu 33
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 34
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu 34
2.5. Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc 34
2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu 42
2.7. Quy trình nghiên cứu 50
2.8. Phương pháp phân tích số liệu 51
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 52
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 53
3.2. Kết quả phẫu thuật 66
3.3. Yếu tố liên quan đến kết quả sửa van hai lá 74
Chương 4. BÀN LUẬN 79
4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 79
4.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật sớm và trung hạn 99
4.3. Yếu tố liên quan đến kết quả sửa van hai lá 112
KẾT LUẬN 118
KIẾN NGHỊ 120
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Vùng tiếp nối nhĩ trái – van hai lá và vòng van thực sự 3
Hình 1.2. Phân đoạn lá van hai lá và đặc điểm dây chằng mép van 5
Hình 1.3. Dây chằng treo van hai lá và các dạng cơ nhú 6
Hình 1.4. Đặc điểm tế bào học của van hai lá thoái hoá 9
Hình 1.5. Tiêu chuẩn xác định hở van hai lá nặng theo ASE năm 2017 15
Hình 1.6. Chuyển động lá van hai lá bình thường và khi có SAM 17
Hình 1.7. Tóm tắt chỉ định phẫu thuật theo ACC/AHA năm 2021 18
Hình 1.8. Các đường mở ngực trong phẫu thuật van hai lá 20
Hình 1.9. Một số kỹ thuật sửa van hai lá 22
Hình 1.10. Kỹ thuật đặt dây chằng nhân tạo của Von Oppel 26
Hình 1.11. Đặt dây chằng nhân tạo kỹ thuật sợi đơn 27
Hình 1.12. Đặt dây chằng nhân tạo kỹ thuật vòng dây chằng 28
Hình 1.13. Trường hợp dây chằng nhân tạo nguyên vẹn sau 12 năm 29
Hình 2.1. Siêu âm tim qua thực quản và bộ dụng cụ phẫu thuật ít xâm lấn 43
Hình 2.2. Bố trí phòng mổ 44
Hình 2.3. Tư thế người bệnh, đường ngực phải và các vị trí thao tác 45
Hình 2.4. Cannula động mạch, tĩnh mạch ngoại biên 46
Hình 2.5. Kỹ thuật đặt bộ nâng nhĩ trái trong nghiên cứu 47
Hình 2.6. Kỹ thuật bộc lộ van hai lá trong nghiên cứu 48
Hình 2.7. Lưu đồ nghiên cứu 50
Hình 4.1. Vén trần nhĩ qua vết mổ 86
Hình 4.2. Vén trần nhĩ xuyên thành ngực 86
Hình 4.3. Điều chỉnh chiều dài dây chằng theo kỹ thuật sợi đơn 90
Hình 4.4. Điều chỉnh chiều dài dây chằng theo kỹ thuật vòng dây chằng 91
Hình 4.5. Trường hợp ghi nhận hình ảnh bệnh cơ tim Takotsubo 107
Hình 4.6. Tỉ lệ hở tái phát sau phẫu thuật ứng dụng dây chằng nhân tạo 111
Hình 4.7. Đường cong ROC đối với chỉ số LVEDD trước phẫu thuật trong tiên lượng
nguy cơ hở van hai lá tái phát 117
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Chiều dài các dây chằng treo van hai lá 7
Bảng 1.2. Các đặc điểm của bệnh van hai lá thoái hoá 11
Bảng 1.3. Các mức độ của phẫu thuật tim ít xâm lấn 20
Bảng 1.4. Chỉ định và chống chỉ định kỹ thuật Alíieri 25
Bảng 2.1. Các biến số nền 34
Bảng 2.2. Các biến số tiền sử, bệnh đồng mắc và nguy cơ phẫu thuật 35
Bảng 2.3. Các biến số lâm sàng 36
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn phân loại bệnh thoái hoá van hai lá trong phẫu thuật 37
Bảng 2.5. Các biến số siêu âm tim 37
Bảng 2.6. Các biến số phẫu thuật 38
Bảng 2.7. Các biến số hậu phẫu 40
Bảng 2.8. Các biến số theo dõi 41
Bảng 3.1. Chiều cao, cân nặng và diện tích da 54
Bảng 3.2. Đặc điểm bệnh lý 55
Bảng 3.3. Phân độ suy tim theo NYHA 56
Bảng 3.4. Phân bố dạng tổn thương thoái hóa van theo siêu âm tim 56
Bảng 3.5. Các chỉ số siêu âm tim trước phẫu thuật 57
Bảng 3.6. Phân độ phức tạp sửa van hai lá thoái hóa 58
Bảng 3.7. Nguy cơ phẫu thuật theo EuroSCORE II và STS 58
Bảng 3.8. Đặc điểm cannula động mạch 59
Bảng 3.9. Đặc điểm cannula tĩnh mạch 60
Bảng 3.10. Các kỹ thuật sửa van hai lá được thực hiện 60
Bảng 3.11. Đặc điểm vòng van nhân tạo được sử dụng 61
Bảng 3.12. Đặc điểm các trường hợp thực hiện phối hợp kỹ thuật Alfieri 61
Bảng 3.13. Đặc điểm sử dụng dây chằng nhân tạo 63
Bảng 3.14. Các phẫu thuật tim phối hợp 64
Bảng 3.15. Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể, thời gian kẹp động mạch chủ 64
Bảng 3.16. Biến chứng trong và sau phẫu thuật 66
Bảng 3.17. Thời gian điều trị sau phẫu thuật 67
Bảng 3.18. Kết quả siêu âm tim trước khi xuất viện 67
Bảng 3.19. Đặc điểm theo dõi trung hạn sau phẫu thuật 68
Bảng 3.20. Yếu tố liên quan đặc điểm lâm sàng và hở van hai lá trung bình – nặng trong quá trình theo dõi 74
Bảng 3.21. Yếu tố liên quan đặc điểm siêu âm tim và hở van hai lá trung bình – nặng trong quá trình theo dõi 75
Bảng 3.22. Yếu tố liên quan đặc điểm phẫu thuật và hở van hai lá trung bình – nặng trong quá trình theo dõi 76
Bảng 3.23. Yếu tố liên quan độc lập với nguy cơ hở van hai lá trung bình – nặng trong quá trình theo dõi 77
Bảng 3.24. Điểm cắt LVEDD tiên lượng nguy cơ hở van hai lá trung bình – nặng trong quá trình theo dõi 78
Bảng 4.1. Tuổi trung bình và tỉ lệ giới tính trong các nghiên cứu 79
Bảng 4.2. Các yếu tố nguy cơ phẫu thuật theo các nghiên cứu 81
Bảng 4.3. So sánh NYHA trong các nghiên cứu 82
Bảng 4.4. So sánh số cặp dây chằng nhân tạo trong các nghiên cứu 89
Bảng 4.5. Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể và thời gian kẹp động mạch chủ trong các nghiên cứu 99
Bảng 4.6. Đặc điểm hậu phẫu trong các nghiên cứu 100
Bảng 4.7. Tỉ lệ sống còn trong các nghiên cứu 108
Bảng 4.8. Tỉ lệ không phẫu thuật lại do van hai lá trong các nghiên cứu 109
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố người bệnh theo tuổi 53
Biểu đồ 3.2. Phân bố người bệnh theo giới 53
Biểu đồ 3.3. Phân bố người bệnh theo chỉ số khối cơ thể 54
Biểu đồ 3.4. Phân bố lá van tổn thương trên siêu âm tim 56
Biểu đồ 3.5. Phân đoạn lá van bị tổn thương theo phân loại Carpentier 57
Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa vị trí sa van và vị trí đặt dây chằng nhân tạo 62
Biểu đồ 3.7. Vị trí các phân đoạn lá van được đặt dây chằng nhân tạo 63
Biểu đồ 3.8. Thời gian tuần hoàn cơ thể theo số trường hợp phẫu thuật 65
Biểu đồ 3.9. Thời gian kẹp động mạch chủ theo số trường hợp phẫu thuật 65
Biểu đồ 3.10. Đặc điểm van hai lá trước xuất viện 68
Biểu đồ 3.11. Tỉ lệ sống còn trung hạn sau phẫu thuật 69
Biểu đồ 3.12. Tỉ lệ không tái hở van hai lá trung hạn 70
Biểu đồ 3.13. Tỉ lệ không xảy ra biến cố MACE trung hạn 71
Biểu đồ 3.14. Diễn tiến đường kính nhĩ trái theo thời gian 72
Biểu đồ 3.15. Diễn tiến LVEDD theo thời gian 72
Biểu đồ 3.16. Diễn tiến LVESD theo thời gian 73
Biểu đồ 3.17. Diễn tiến LVEF theo thời gian 73
Biểu đồ 3.18. Đường cong ROC đối với chỉ số LVEDD trong tiên lượng nguy cơ hở
van hai lá trung bình – nặng trong quá trình theo dõi 78
Recent Comments