Thực trạng dinh dưỡng và hiệu quả tăng cường thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng trên trẻ em 6-11 tháng tuổi tại huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá (2018-2020)

Luận án tiến sĩ dinh dưỡng Thực trạng dinh dưỡng và hiệu quả tăng cường thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng trên trẻ em 6-11 tháng tuổi tại huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá (2018-2020).Dinh dưỡng là yếu tố môi trường rất quan trọng đối với sức khỏe, thể lực và trí tuệ của con người. 1000 ngày đầu đời được xác định từ khi bà mẹ bắt đầu mang thai cho tới khi trẻ được 2 tuổi, là thời gian bản lề duy nhất tạo nền móng tối ưu cho sự tăng trưởng, phát triển trí não và sức khoẻ trong suốt cuộc đời [1]. Những thay đổi trong thời kỳ sơ sinh, thời kỳ bú mẹ và thời kỳ răng sữa là để trẻ thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung, tiếp nhận nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ và thức ăn bổ sung. Tuy nhiên do các cơ quan trong cơ thể trẻ chưa hoàn chỉnh, trẻ rất dễ bị tổn thương từ các yếu tố môi trường, trong đó dinh dưỡng là yếu tố môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ trong giai đoạn 2 năm đầu đời và sau này [2], [3]. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh tính hiệu quả và bền vững của những can thiệp sớm về mặt dinh dưỡng đối với sự phát triển tầm vóc và thể lực của trẻ sau này. Có thể nói can thiệp dinh dưỡng tối ưu trong giai đoạn 1000 ngày vàng sẽ góp phần giải quyết toàn diện và căn bản gáng nặng kép về dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi [1], [4], [5].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2024.00053

Giá :

 

Liên Hệ

0927.007.596


Tình trạng suy dinh dưỡng (SDD), đặc biệt suy dinh dưỡng thấp còi (SDDTC) và tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng (VCDD) ở trẻ em vẫn đang là vấn đề có ý nghĩa về sức khỏe cộng đồng được quan tâm [6]. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) năm 2023, tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi (SDDTC) trên toàn cầu có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Ước tính trẻ dưới 5 tuổi bị thấp còi chiếm 22,3%, gầy còm chiếm 6,8%, trong đó 340 triệu trẻ em bị đói tiềm ẩn do thiếu vitamin và khoáng chất [7]. Theo Tổ chức WHO, tỉ lệ thiếu máu toàn cầu ở trẻ dưới 5 tuổi khoảng 40%, chủ yếu khu vực châu Phi sau đó đến châu   [8], [9]. Tỉ lệ thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi theo điều tra năm 2021 ở 32 quốc gia Châu phi là 64,1% [10]. Tỉ lệ trẻ từ 6-12 tháng tại 19 quốc gia châu Âu bị thiếu sắt từ 2% – 25% [11]. Tại Việt Nam, theo kết quả của Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019-2020 do Viện Dinh dưỡng triển khai, trẻ dưới 5 tuổi tỉ lệ SDDTC chiếm 19,6%, thiếu vitamin A là 8,9%, tỉ lệ thiếu kẽm là 58%, tỉ lệ thiếu máu là 19,6%, trong đó tỉ lệ thiếu máu ở nhóm trẻ 6-11 tháng tuổi là 25,6% vẫn ở mức trung bình gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng [12].2 WHO khuyến cáo và đưa ra 4 giải pháp chính sử dụng để phòng trống thiếu VCDD ở trẻ em như: Đa dạng hóa bữa ăn, bổ sung VCDD, tăng cường VCDD vào thực phẩm, biện pháp kết hợp với chăm sóc sức khỏe khác (tẩy giun, vệ sinh môi trường, tiêm chủng), trong đó tăng cường VCDD vào bữa ăn là giải pháp trung hạn và hiệu quả để giảm SDD ở trẻ nhỏ [1], [4]. Đã có nhiều nghiên cứu can thiệp dinh dưỡng ở trẻ em bằng VCDD, truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) và được ghi nhận có hiệu quả cải thiện tình trạng SDD thấp còi, tình trạng thiếu vi chất của trẻ ở một số khu vực trên thế giới [1],[13], [14], [15], [16]. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu can thiệp bằng tăng cường VCDD vào thức ăn bổ sung kết hợp với TTGDSK cho trẻ đặc biệt ở những vùng nông thôn nghèo nhằm hướng dẫn cộng đồng biết và sử dụng thực phẩm giàu dinh dưỡng sẵn có tại địa phương để cải thiện tình trạng thấp còi và thiếu VCDD ở trẻ nhỏ.
Nhóm tuổi từ 6 đến 11 tháng thường có tỉ lệ SDD và mắc nhiễm khuẩn cao
WHO khuyến cáo và đưa ra 4 giải pháp chính sử dụng để phòng trống thiếu VCDD ở trẻ em như: Đa dạng hóa bữa ăn, bổ sung VCDD, tăng cường VCDD vào thực phẩm, biện pháp kết hợp với chăm sóc sức khỏe khác (tẩy giun, vệ sinh môi trường, tiêm chủng), trong đó tăng cường VCDD vào bữa ăn là giải pháp trung hạn và hiệu quả để giảm SDD ở trẻ nhỏ [1], [4]. Đã có nhiều nghiên cứu can thiệp dinh dưỡng ở trẻ em bằng VCDD, truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) và được ghi nhận có hiệu quả cải thiện tình trạng SDD thấp còi, tình trạng thiếu vi chất của trẻ ở một số khu vực trên thế giới [1],[13], [14], [15], [16]. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu can thiệp bằng tăng cường VCDD vào thức ăn bổ sung kết hợp với TTGDSK cho trẻ đặc biệt ở những vùng nông thôn nghèo nhằm hướng dẫn cộng đồng biết và sử dụng thực phẩm giàu dinh dưỡng sẵn có tại địa phương để cải thiện tình trạng thấp còi và thiếu VCDD ở trẻ nhỏ.
Nhóm tuổi từ 6 đến 11 tháng thường có tỉ lệ SDD và mắc nhiễm khuẩn cao [12], nguyên nhân do chế độ ăn bổ sung không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của trẻ. Nguyên nhân này càng phổ biến hơn ở các vùng nông thôn nghèo, có điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội còn hạn chế, khả năng tiếp cận đến thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe của người chăm sóc trẻ còn gặp khó khăn, dẫn đến kiến thức, thực hành chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ bị hạn chế [1], [7]. Do vậy, nghiên cứu can thiệp tăng cường thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bibomix với 15 vitamin và khoáng chất cần thiết, theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng [17] và WHO [18], [19], kết hợp cùng TTGDSK với mục tiêu cải thiện chỉ số nhân trắc, giảm tỉ lệ SDD, giảm tỉ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em 6-11 tháng tuổi. Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: ―Thực trạng dinh dưỡng và hiệu quả tăng cường thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng trên trẻ em 6-11 tháng tuổi tại huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá (2018-2020)‖ nhằm mục tiêu:3
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần và một số yếu tố liên quan của trẻ em 6-11 tháng tuổi tại 10 xã huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, 2018 – 2019.
2. Đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp tăng cường đa vi chất dinh dưỡng bằng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bibomix cho trẻ em 6-11 tháng tuổi về tình trạng nhân trắc, tình trạng vi chất dinh dưỡng, thành phần cơ thể; phối hợp truyền thông GDSK trực tiếp cho người chăm sóc trẻ

MỤC LỤC
Đ T VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN………………………………………………………………………….4
1.1. Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em……………………………………………………………..4
1.1.1. Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng…………………………………………………4
1.1.2. Nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng và hậu quả của suy dinh dưỡng …..4
1.1.3. Hậu quả của suy dinh dưỡng …………………………………………………………..7
1.1.4. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi…………………………….8
1.1.5. Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em ………………………………………………12
1.2. Vi chất dinh dưỡng đối với trẻ em………………………………………………………..15
1.2.1. Định nghĩa ………………………………………………………………………………….15
1.2.2. Vai trò của vi chất dinh dưỡng ………………………………………………………16
1.2.3. Mối tương tác sinh học giữa các vi chất dinh dưỡng ………………………..21
1.2.4. Vai trò của truyền thông tích cực giáo dục nuôi dưỡng chăm sóc trẻ đến
phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em …………………………………………………….22
1.2.5. Thực trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em………………………………….24
1.3. Một số nghiên cứu về hiệu quả bổ sung vi chất dinh dưỡng, truyền thông
giáo dục chăm sóc nuôi dưỡng trẻ lên tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng
và thành phần cơ thể trẻ em tại Việt Nam và trên thế giới ……………………………..27
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về hiệu quả bổ sung vi chất dinh dưỡng ………….27
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về hiệu quả bổ sung vi chất dinh dưỡng và truyền
thông giáo dục chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trên thế giới đối với trẻ em………….28
1.3.3. Tình hình nghiên cứu về hiệu quả bổ sung vi chất dinh dưỡng và truyền
thông giáo dục chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở Việt Nam đối với trẻ em ………….31
1.3.4. Một số nghiên cứu về thành phấn cơ thể trẻ em……………………………….33
1.4. Giới thiệu khái quát về địa điểm nghiên cứu………………………………………….35
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………….36
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………………36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………..36
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………………….362.1.3. Thời gian nghiên cứu……………………………………………………………………36
2.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………….37
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………………..37
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu………………………………………………………………………37
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ………………………………………………………………..39
2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu………………………………………………………….42
2.3.1. Nhóm thông tin chung ………………………………………………………………….42
2.3.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng……………………………………………………..42
2.3.3. Chỉ số thành phần cơ thể FM, FFM ……………………………………………….43
2.3.4. Các chỉ số huyết học và hóa sinh……………………………………………………44
2.3.5. Đánh giá khẩu phần ăn 24h …………………………………………………………..46
2.3.6. Các chỉ số và tiêu chuẩn đánh giá tình trạng bệnh tật của trẻ …………….46
2.4. Triển khai nghiên cứu …………………………………………………………………………48
2.4.1. Xây dựng đề cương, mẫu phiếu điều tra, pretest mẫu phiếu, xây dựng tài
liệu truyền thông…………………………………………………………………………………..48
2.4.2. Tập huấn cho các điều tra viên………………………………………………………49
2.4.3. Triển khai thu thập số liệu …………………………………………………………….50
2.4.4. Theo dõi giám sát triển khai can thiệp của địa phương……………………..54
2.4.5. Sản phẩm và liều lượng bổ sung ……………………………………………………55
2.4.6. Đánh giá sau can thiệp………………………………………………………………….56
2.5. Các sai số, yếu tố nhiễu, cách khắc phục……………………………………………….57
2.6. Các phần mềm, test thống kê sử dụng phân tích số liệu…………………………..59
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………………62
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………..63
3.1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần và một số yếu tố liên quan của trẻ em 6-
11 tháng tuổi tại 10 xã huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, 2018 – 2019…………..63
3.1.1 Tình trạng nhân trắc và một số yếu tố liên quan của trẻ …………………….63
3.1.2. Tình trạng thiếu máu thiếu sắt và một số yếu tố liên quan của trẻ………65
3.1.3. Tình trạng khẩu phần của trẻ em 6-11 tháng tuổi tại 10 xã huyện Quảng
Xương, tỉnh Thanh Hoá…………………………………………………………………………673.2. Đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp tăng cường đa vi chất dinh dưỡng
bằng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bibomix cho trẻ em 6-11 tháng tuổi về tình
trạng nhân trắc, tình trạng vi chất dinh dưỡng, thành phần cơ thể, phối hợp truyền
thông GDSK trực tiếp cho người chăm sóc trẻ……………………………………………..70
3.2.1. Số lượng mẫu tại từng thời điểm nghiên cứu …………………………………..70
3.2.2. Đặc điểm khẩu phần của trẻ em 6-11 tháng tuổi………………………………71
3.2.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp lên tình trạng nhân trắc của trẻ em ………..74
3.2.4. Đánh giá hiệu quả lên tình trạng thiếu máu và tình trạng vi chất dinh
dưỡng (thiếu sắt và kẽm) ở trẻ 6-11 tháng tuổi. ………………………………………..87
3.2.5. Đánh giá hiệu quả can thiệp đến thành phần cơ thể của trẻ 6-11 tháng
tuổi bằng phương pháp đồng vị bền. ……………………………………………………….99
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………103
4.1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần và một số yếu tố liên quan của trẻ em 6-
11 tháng tuổi tại 10 xã huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, 2018 – 2019……….103
4.2. Đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp tăng cường đa vi chất dinh dưỡng
bằng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bibomix cho trẻ em 6-11 tháng tuổi về tình
trạng nhân trắc, tình trạng vi chất dinh dưỡng, thành phần cơ thể; phối hợp truyền
thông GDSK trực tiếp cho người chăm sóc trẻ……………………………………………107
4.2.1 Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp ……………..107
4.2.2. Đặc điểm khẩu phần của trẻ em 6-11 tháng tuổi…………………………….110
4.2.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp lên tình trạng nhân trắc của trẻ em ………114
4.2.4. Đánh giá hiệu quả lên tình trạng thiếu máu và tình trạng vi chất dinh
dưỡng (thiếu sắt và kẽm) ở trẻ 6-11 tháng tuổi. ………………………………………120
4.2.5. Đánh giá hiệu quả can thiệp đến thành phần cơ thể của trẻ 6-11 tháng
tuổi bằng phương pháp đồng vị bền. ……………………………………………………..131
4.3. Những đóng góp mới của luận án……………………………………………………….134
4.4. Một số hạn chế trong quá trình triển khai nghiên cứu……………………………135
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………136
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………….138
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần của gói bột đa vi chất MNP Bibomix …………………………..55
Bảng 3.1. Chỉ số nhân trắc theo giới của trẻ…………………………………………………..63
Bảng 3.2. Mô hình hồi qui logistic dự đoán một số yếu tố liên quan đến tình
trạng suy dinh dưỡng thấp còi……………………………………………………….64
Bảng 3.3. Hàm lượng trung bình hemoglobin, trung vị ferritin của trẻ theo giới ..65
Bảng 3.4. Mô hình hồi qui logistic đa biến dự đoán một số yếu tố liên quan đến
thiếu máu……………………………………………………………………………………66
Bảng 3.5. Giá trị một số chất dinh dưỡng trong khẩu phần của trẻ theo giới ……..67
Bảng 3.6. Giá trị dinh dưỡng và tỉ lệ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
của một số dinh dưỡng trong khẩu phần của trẻ trai theo nhóm tuổi ….68
Bảng 3.7. Mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của một số thành
phần dinh dưỡng trong khẩu phần của trẻ gái theo nhóm tuổi……………69
Bảng 3.8. Số lượng mẫu tại từng thời điểm nghiên cứu…………………………………..70
Bảng 3.9. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của trẻ trước can thiệp……………………….71
Bảng 3.10. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của trẻ sau can thiệp………………………….72
Bảng 3.11. Tính cân đối khẩu phần của trẻ sau can thiệp ………………………………….73
Bảng 3.12. Đặc điểm nhân trắc của trẻ trước can thiệp……………………………………..74
Bảng 3.13. Thay đổi chỉ số cân nặng của trẻ nghiên cứu trước và sau can thiệp…..75
Bảng 3.14. Thay đổi Z-score CN/T trung bình của trẻ trước và sau can thiệp ……..76
Bảng 3.15. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng nhẹ cân của trẻ………………………..78
Bảng 3.16. Hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh đến tình trạng nhẹ cân của trẻ……………..79
Bảng 3.17. Thay đổi chiều dài nằm trung bình của trẻ trước và sau can thiệp ……..80
Bảng 3.18. Thay đổi Z-score CD/T trung bình của trẻ trước và sau can thiệp ……..81
Bảng 3.19. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng SDD thấp còi của trẻ………………..83
Bảng 3.20. Hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh đến tình trạng SDDTC của trẻ …………….84
Bảng 3.21. Thay đổi Z-score CN/CD trung bình của trẻ trước và sau can thiệp …..85
Bảng 3.22. Đặc điểm chỉ số sinh hóa của đối tượng trước can thiệp …………………..87
Bảng 3.23. Thay đổi nồng độ hemoglobin của trẻ trước và sau can thiệp ……………88Bảng 3.24. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng thiếu máu của trẻ em………………..89
Bảng 3.25. Hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh đến tình trạng thiếu máu của trẻ ………….90
Bảng 3.26. Thay đổi nồng độ CRP của trẻ trước và sau can thiệp………………………91
Bảng 3.27. Thay đổi nồng độ ferritin của trẻ trước và sau can thiệp …………………..92
Bảng 3.28. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng thiếu sắt của trẻ……………………….93
Bảng 3.29. Hiệu quả hỗ trợ điều trị đến tình trạng thiếu sắt của trẻ…………………….94
Bảng 3.30. Thay đổi nồng độ kẽm (μmol/L) của trẻ trước và sau can thiệp…………96
Bảng 3.31. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng thiếu kẽm của trẻ …………………….97
Bảng 3.32. Hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh đến tình trạng thiếu kẽm của trẻ ………….98
Bảng 3.33. Thay đổi khối không mỡ trong cơ thể của trẻ trước và sau can thiệp….99
Bảng 3.34. Thay đổi khối mỡ trong cơ thể của trẻ trước và sau can thiệp………….100
Bảng 3.35. Thay đổi phần trăm khối không mỡ của trẻ trước và sau can thiệp…..101
Bảng 3.36. Thay đổi phần trăm khối lượng mỡ của trẻ trước và sau can thiệp …..102DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng thấp còi …………………………………..5
Hình 1.2. Ước tính TBW bằng cách pha loãng Deuterium ………………………………..11
Hình 1.3. Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi phát triển không tốt năm 2018 ……………………….13
Hình 1.4. Tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam ………14
Hình 1.5. Tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam ……….15
Hình 1.6. Tỉ lệ thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi tại các khu vực trên thế giới …………..25
Hình 1.7. Xu hướng giảm tỉ lệ thiếu máu giai đoạn 1995 – 2020………………………26
Hình 1.8. Xu hướng giảm tỉ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi
và trong sữa mẹ giai đoạn 2010 – 2020 ………………………………………….27
Hình 1.9. Phân bố xã trên địa bàn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa…………..35
Hình 2.1. Tóm tắt sơ đồ nghiên cứu ……………………………………………………………..41
Hình 3.1. Tỉ lệ các thể suy dinh dưỡng của trẻ ………………………………………………63
Hình 3.2. Phân bố tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt của trẻ …………………………………………65
Hình 3.3. Phân bố tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ trước can thiệp ………………………..74
Hình 3.4. Sự thay đổi tỉ lệ SDD nhẹ cân của trẻ trước và sau can thiệp …………….77
Hình 3.5. Sự thay đổi tỉ lệ SDD thấp còi của trẻ trước và sau can thiệp…………….82
Hình 3.6. Sự thay tỉ lệ SDD gầy còm của trẻ trước và sau can thiệp …………………86
Hình 3.7. Thay đổi tỉ lệ thiếu máu của trẻ trước và sau can thiệp……………………..89
Hình 3.8. Thay đổi tỉ lệ thiếu sắt của trẻ trước và sau can thiệp ……………………….93
Hình 3.9. Sự thay tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt của trẻ trước và sau can thiệp ………….95
Hình 3.10. Sự thay tỉ lệ thiếu kẽm của trẻ trước và sau can thiệp……………………….9

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/