Nghiên cứu thực trạng điều kiện lao động và đặc điểm thần kinh tâm lý của thuyền viên
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu thực trạng điều kiện lao động và đặc điểm thần kinh tâm lý của thuyền viên một số công ty vận tải xăng dầu năm 2013-2014/ Đỗ Thị Hải. 2014.Việt Nam với ưu thế tự nhiên là một quốc gia biển. Nằm ở trung tâm của biển Đông, một trong những khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trên thế giới, biển Việt Nam đóng một vai trò chiến lược cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng. Hàng năm kinh tế biển đóng góp trên 50% GDP. Vì vậy nó được xác định là nền kinh tế mũi nhọn trong chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2017.00376 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Thực hiện sự nghiệp lớn lao đó là những người lao động biển, trong đó phải kể đến lực lượng lớn lao động trong ngành hàng hải, họ thường xuyên phải lao động trong điều kiện vô cùng khó khăn, khác biệt hoàn toàn với điều kiện lao động trên đất liền. Trong suốt chuyến hành trình dài trên biển, khi lao động cũng như khi nghỉ ngơi, người lao động luôn phải chịu những tác động bất lợi trực tiếp của điều kiện lao động. Đó là sự khắc nghiệt của môi trường tự nhiên trên biển và môi trường lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mang tính đặc thù cao trên tàu. Sự thay đổi khí hậu, thời tiết đột ngột khi con tàu di chuyển qua các vùng khí hậu và múi giờ khác nhau làm cho thuyền viên khó thích nghi kịp thời. Chế độ dinh dưỡng mất cân đối, thiếu rau xanh và vitamin. Môi trường lao động với nhiệt độ cao, tiếng ồn, rung lắc, bức xạ điện từ.. .Đặc biệt ở những tàu vận tải xăng dầu luôn luôn phải chịu tác động của nồng độ hơi xăng dầu cao. Trên hết tất cả là tính đặc thù của môi trường vi xã hội trên tàu, đó là một xã hội thu nhỏ đồng giới nam, thêm vào đó họ thường xuyên phải cô lập với đất liền người thân, thiếu thông tin và phương tiện giải trí, một môi trường lao động thiếu sự thân thiện, chế độ tổ chức trên tàu lại rất nghiêm ngặt, chặt chẽ. Tất cả các yếu tố đó tạo nên gánh nặng thần kinh – tâm lý cho đoàn thuyền viên ở nhiều mức độ khác nhau, ảnh hưởng rõ nét đến sức khỏe và khả năng lao động của thuyền viên.
Nghiên cứu của Nguyễn Trường Sơn và Trần Thị Quỳnh Chi năm 2003 cho thấy các rối loạn hành vi tâm thần xảy ra trên biển chiếm 12,66%, trong khi đó người lao động trên đất liền chỉ có 0,61% [9]. Nghiên cứu của Bùi Thị Hà năm 2003 ở thuyền viên vận tải xăng dầu cho thấy 94,02% thuyền viên luôn căng thẳng lo tai nạn, đặc biệt hỏa hoạn xảy ra bất cứ lúc nào; 88,89% thuyền viên căng thẳng do tiếng ồn, rung, làm việc theo ca kíp, nhất là nồng độ hơi xăng dầu cao; 59,83% thuyền viên căng thẳng do môi trường lao động trên biển khắc nghiệt… [14]. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào sâu và đồng bộ về đặc điểm thần kinh tâm lý của thuyền viên, những yếu tố nào có liên quan rõ rệt đến trạng thái thần kinh tâm lý đó. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng điều kiện lao động và đặc điểm thần kin h tâm lý của thuyền viên một số công ty vận tải xăng dầu năm 2013 – 2014"
nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu thực trạng điều kiện lao động của thuyền viên vận tải xăng dầu
2. Mô tả đặc điểm thần kinh tâm lý của thuyền viên vận tải xăng dầu trước và sau chuyến hành trình năm 2013 – 2014 và một số yếu tố liên quan.
KHUYẾN NGHỊ Nghiên cứu thực trạng điều kiện lao động và đặc điểm thần kin h tâm lý của thuyền viên một số công ty vận tải xăng dầu năm 2013 – 2014
Để góp phần giảm thiểu những tác động bất lợi của điều kiện lao động và tỷ lệ các rối loạn thần kinh tâm lý của thuyền viên vận tải xăng dầu chúng tôi có một số khuyến nghị sau:
1. Tiếp tục cho sỹ quan và thuyền viên của các công ty tham gia học các khóa đào tạo về Y học biển và cấp cứu ban đầu trên biển.
2. Sau mỗi chuyến hành trình nên cho thuyền viên được nghỉ trên bờ ít nhất từ 1đến 3 tháng để hồi phục các rối loạn chức năng tâm sinh lý do chuyến hành trình gây ra. Cần tư vấn và điều trị cho các thuyền viên có biểu hiện trầm cảm, khi sức khỏe thuyền viên hồi phục hoàn toàn có thể tiếp tục cho họ đi tàu.
4. Đối với các thuyền viên có loại hình thần kinh u sầu không nên cho đi biển quá dài hoặc có thể chuyển làm công việc khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiêng việt
1. Bài giảng Tâm thần học (2007). Học viện quân y. NXB Quân đội nhân dân, HN
2. Bộ Y tế (2002), "Quyếtđịnh số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động ”
3. Bộ y tế (2008), “Quyết định số 20/2008/QĐ-BYT ngày 9/6/2008 của Bộ trưởng Bộy tế ban hành về tiêu chuẩn sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên các tàu biển Việt Nam ”
4. Công ước STCW
4. Tạ Quang Bửu (1992), “Ô nhiễm tiếng ồn ở một số đơn vị thuộc ngành kinh tế biển”, Kỷ yếu công trình Y học biển, Đại học Y Hải Phòng, tr 21-22.
5. Tăng Xuân Châu, Phạm Hoài Thương, Trần An Dương và C s (2014). “Biến đổi một số chỉ số sức khỏe của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ trước và sau chuyến đi biển”. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 423, số 2/2014, tr 195-200.
6. Trần Thị Quỳnh Chi, Nguyễn Văn Tâm (2012). “Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới hút thuốc lá của thuyền viên vận tải viễn dương năm 2012”. Tạp chíy học Việt Nam, tập 423, số 2/2014, tr 227-231.
7. Trần Thị Quỳnh Chi, Nguyễn Trường Sơn, Trần Thị Chính (2003), “Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm tâm sinh lý của thuyền viên Việt Nam”, Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế xuất bản, HN, số 444, tr 71-76.
8. Trần Thị Quỳnh Chi, Nguyễn Trường Sơn (2003), “Bước đầu nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tâm sinh lý của công nhân đảo Đèn khu vực Bắc Việt Nam”, Tạp chí Y học thực hành, số 444, tr 68-70.
9. Trần Thị Quỳnh Chi, Nguyễn Trường Sơn (2003), “Đặc điểm môi trường lao động trên biển, ảnh hưởng của nó đến sức khỏe và cơ cấu bệnh tật của thuyền viên Việt Nam”. Tạp chí Y học thực hành, số 444, tr 50.
10. Trần Thị Quỳnh Chi (2010), “Nghiên cứu biểu hiện lâm sàng và một số biến đổi chỉ số sinh lý của thuyền viên sau nghiệm pháp thử sóng và đề xuất tiêu chuẩn tuyển chọn ”, Luận án tiến sỹ y khoa, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương.
11. Trần Thị Chính (1997), “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa của thuyền viên trước và sau chuyến hành trình dài trên biển ”. Luận án thạc sỹ y khọc, ĐHY Hà Nội.
12. Nguyễn Công Đức (1999), “Tình hình tai nạn hàng hải và hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển”, Kỷ yếu công trình Y học biển, Đại học Y Hải Phòng, tr 41 – 46.
13. Nguyễn Tuấn Đức, Phạm Văn Thức, Nguyễn Trường Sơn (2004). “Nghiên cứu cơ cấu bệnh tật của công nhân ngành chế biến thủy sản Hải Phòng”. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, NXB Y học HN -2004, tr 332¬339.
14. Bùi Thị Hà (2002), “ Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động và các rối loạn bệnh lý có tính chất nghề nghiệp của thuyền viên vận tải xăng dầu đường biển” Luận án Tiến sỹ Y học, Hà Nội 2002.
15. Bùi Thị Hà, Nguyễn Trường Sơn (2003), “Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch của thuyền viên công ty vận tải xăng dầu đường thủy I Hải Phòng ”. Tạp chíy học thực hành, số 444, tr 167 – 172.
16. Nguyễn Thị Hải Hà, Lê Hoàng Lan, Lương Xuân Tuyến, Nguyễn Bảo Nam (2014). Nghiên cứu thực trạng lao động trên các tàu vận tải viễn dương. Tạp chí Yhọc Việt Nam, tập 423, số 2/2014, tr154-157.
17. Phạm Hồng Hải (1992), “Điều tra tình hình giảm sức nghe mang tính nghề nghiệp của thủy thủ tại Hải Phòng”. Kỷ yếu công trình y học biển. Đại học Y Hải phòng 1992, tr 37 – 40.
18. Nguyễn Hồng Hạnh, Bùi Đức Thành và Cs (2014), Thực trạng tai nạn thương tích của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ huyện Vân Đồn-Tỉnh Quảng Ninh, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 423, số 2/2014, tr119-125.
19. Nguyễn Văn Hoan (1978), “Một số biện pháp xác định các yếu tố vật lý và cảm giác khi say sóng trên biển liên quan đến cơ chế say sóng”. Tạp chí sinh lý học, số 1, tr 31-41.
20. Nguyễn Văn Hoan, Vũ Tuyết Minh (1983), “Điều tra cơ bản về vệ sinh lao động tại công ty vận tải biển Việt Nam ”. Tuyển tập công trình khoa học Vệ sinh dịch tễ, Sở y tế Hải Phòng và trung tâm Vệ sinh dịch tễ Hải Phòng, tr 90-99.
21. Lê Huy Hoàng (2008), “Thực trạng điều kiện lao động và cơ cấu bệnh tật của công nhân xí nghiệp giầy Lê Lai II Hải Phòng năm 2007”, Luận văn thạc sỹ Y học- chuyên ngành Y tế công cộng, ĐH Y Hải Phòng 2008.
22. Hà Huy Kỳ (1999), “Tình hình thâm nhiễm chì trong 5 năm điều tra trên các đối tượng tiếp xúc”, Dịch tễ học môi trường lao động, Bộ Y tế, tr 38-43
23. Nguyễn Lung, Nguyễn Song Anh, Nguyễn Thế Cường (1986), “Một số nhận xét về thể lực và bệnh tật của 286 cán bộ và thủy thủ tàu đi biển xa”, Nội khoa-Tổng Hội y học Việt Nam, số 3, tr 1-7.
24. Nguyễn Lung (1995), “Một số vấn đề sức khỏe, bệnh tật và tai nạn sỹ quan, thủy thủ Việt Nam”. Tạp chíy học Việt Nam, Tổng YDược học Việt Nam, số 12, tr 2-8.20.
25. Nguyễn Bảo Nam, Nguyễn Thị Hải Hà, Nguyễn Trường Sơn (2014). “Thực trạng sức khỏe của thuyền viên làm việc trên các tàu vận tải viễn dương”. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 423, số 2/2014, tr 169-178.
26. Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Văn Tâm (2007), “Đặc điểm sức khỏe và cơ cấu bệnh tật của thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu biển nước ngoài năm 2006-2007”. Tạp chí Y học thực hành, số 588, tr 97-103.
27. Phạm Xuân Ninh (2014), “Các nghiệm pháp đánh giá trạng thái tâm sinh lý của thủy thủ tàu ngầm”. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 423, số 2/2014, tr 35¬38
28. Phạm Văn Non, Lương Xuân Tuyến, Nguyễn Trường Sơn (2007), Thực trạng tai nạn và công tác cấp cứu ban đầu trên biển của ngư dân đánh bắt cá xa bờ Hải Phòng, Tạp chí Y học thực hành, số 588-2007, tr 104-107.
29. Nguyễn Trường Sơn (1994), “Nghiên cứu đặc điểm một số chức năng sinh lý của những ngưởi lao động trên biển khu vực phía bắc Việt Nam ”, Luận án PTS khoa học Y -Dược, HVQY.
30. Nguyễn Trường Sơn, Lê Hoàng Lan, Trần Thị Quỳnh Chi (2010), Kết quả nghiên cứu đặc điểm điều kiện vệ sinh môi trường huyện đảo Bạch Long Vỹ. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Y học biển, NXB Y học, HN-2010, tr 63-66.
31. Nguyễn Trường Sơn (2010), Bài giảng Y học biển, Đại học Y Hải Phòng, tập 1, NXB Y học HN.
32. Nguyễn Trường Sơn (2010), Chứng bệnh say sóng của người đi biển, NXB Y học HN
33. Sức khỏe nghề nghiệp (Vệ sinh lao động) (2002), Đại học Y Hải Phòng, tập II, NXB Y Học HN -2002.
34. Nguyễn Văn Tâm (2013). “Nghiên cứu một số đặc điểm thần kinh – tâm lý của thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu vận tải viễn dương năm 2012”. Tạp chí Y học Việt Nam , tập 423, số 2/2014, tr 72-77.
35. Nguyễn Văn Tâm (2013). “Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới sử dụng rượu của thuyền viên vận tải viễn dương năm 2012”. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 423, số 2/2014, tr 139-144.
36. Đặng Lê Thanh (2014) “Nghiên cứu đặc điểm cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân về bờ từ các công trình biển của Vietsovpetro giai đoạn 2008-2013”. Tạp
chí Y học Việt Nam, tập 423, số 2/2014,
37. Nguyễn Văn Thọ, Đỗ Minh Tiến (2006), “Nghiên cứu sức khỏe tâm thần ở công nhân dầu khí biển tại xí nghiệp liên doanh Vietsopetro” Tạp chí Yhọc thực hành, số 588, tr 68-76
38. Nguyễn Thị Thịnh, Nguyễn Văn Mùi (2004), “Nghiên cứu đặc điểm tai nạn lao động của công ty vận tải biển III trong 20 năm từ 1/1983 đến 12/2002”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, 2004, NXB y học, HN, Tr160-167.
39. Đàm Anh Thư, Lê Trung và Cs (1992), “ Tình hình nhiễm độc chì hữu cơ của công nhân xăng dầu thuộc tổng công ty xăng dầu”, Tập san y học lao động.
40. Đỗ Minh Tiến, Bùi Văn Hiệp (2010), “Một số nhận xét về nguy cơ tai nạn lao động tại Liên doanh dầu khí “ Vietsovpetro” qua 20 năm hoạt động”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học y học biển, NXB y học, HN, tr13
41. Lương Xuân Tuyến (2010), “Nghiên cứu ảnh hưởng của tiếng ồn, rung xóc đến sức nghe của thuyền viên VTXD đường biển VIPCO”. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hải Phòng, năm 2010.
42. Chu Tiến Vĩnh, Lê Hồng Liên (2007), Phát triển kinh tế thủy sản phải đi đôi với việc đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khỏe cho các lao động nghề cá. Tạp chíy học thực hành, số 588-2007, tr42-46.
43. Khúc Xuyền, Lê Hồng Minh (2010), “Khảo sát điều kiện môi trường lao động, sức khỏe và cơ cấu bệnh tật của ngư dân đánh bắt thủy sản một số tỉnh phía nam Việt Nam”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, NXB y học, HN, tr 213-215.
44. Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Bảo Nam (2007), “Nghiên cứu điều kiện lao động và cơ cấu bệnh tật của ngư dân đánh bắt cá xa bờ thuộc xã Lập Lễ -Thủy Nguyên, Hải Phòng năm 2006”. Tạp chíy học thực hành số 588-2007, Bộ y tế xuất bản, Ừ88-94
45. Phạm Hải Yến (2004). “Tổng quan môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp công nhân ngành đóng tàu Việt Nam và các giải pháp bảo vệ sức khỏe”. Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học Y học biển, NXB Y học HN-2004, tr 405-412.
46. Phạm Hải Yến, Phạm Tùng Lâm, Hoàng Kim Ngân (2004). “Nghiên cứu môi trường lao động và sức khỏe công nhân đảm bảo an toàn hàng hải Việt Nam”. Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học Y học biển, NXB Y học HN-2004, tr 400-404.
Recent Comments