Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai và một số yếu tố liên quan
Luận văn chuyên khoa II Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai và một số yếu tố liên quan.Nhiễm khuẩn vết mổ là loại nhiễm khuẩn bệnh viện và hậu quả không mong muốn hay gặp nhất trong hệ ngoại khoa, đồng thời là nguyên nhân chủ yếu làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh tật, gây tử vong ở bệnh nhân phẫu thuật, là gánh nặng tài chính cho chính bản thân, gia đình và cơ sở Y tế [13].
Tại Việt Nam, nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 30% các nhiễm khuẩn bệnh viện, không những kéo dài thời gian điều trị mà còn tăng việc lạm dụng kháng sinh gây tăng tỷ lệ kháng kháng sinh, một trong những vấn đề lớn trong lĩnh vực điều trị cũng như trong hệ thống cộng đồng Y tế toàn cầu [23]. Nghiên cứu thực hiện năm 2008 tại 8 bệnh viện tỉnh phía Bắc cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ hiện mắc là 10,5% [23].
Nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện cho bệnh nhân. Một nhiễm khuẩn vết mổ đơn thuần gây kéo dài thời gian nằm viện thêm 7-15 ngày [11]. Tại 41 nước Đông Nam Á tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ gộp: 7,8% [36]. Tại Anh, chi phí điều trị do nhiễm khuẩn vết mổ thay đổi 814 – 6.626 bảng, tùy vào loại phẫu thuật và mức độ nặng [24]. Ở Hoa Kỳ, nhiễm khuẩn vết mổ đứng hàng thứ hai trong nhiễm khuẩn bệnh viện (02-15%), trong các năm từ 1986-1996 có 16.000 trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ. Hậu quả kéo dài thời gian nằm viện 7-10 ngày, tăng tỷ lệ tử vong: 20.000 tử vong/năm, tăng chi phí 130 triệu đô la mỗi năm [31] tăng lạm dụng kháng sinh gây đề kháng kháng sinh [11].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2022.00581 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Bệnh sinh của nhiễm khuẩn vết mổ liên quan đến các yếu tố vi sinh vật gây bệnh, trong đó vi khuẩn là tác nhân chính gây nhiễm khuẩn vết mổ [13] và sức đề kháng của bệnh nhân. Nguồn tác nhân gây bệnh có thể là từ chính bệnh nhân, từ môi trường của phòng mổ, từ nhân viên bệnh viện, từ những ổ nhiễm khuẩn kế cận, thiết bị nhân tạo được cấy vào bên trong bệnh nhân và từ những dụng cụ sử dụng trong quá trình phẫu thuật và chăm sóc [11], [24].
Nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai là hậu quả không mong muốn nhưng thường gặp nhất và là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh suất và tử suất cho bệnh nhân sau mổ lấy thai hơn sinh ngã âm đạo, trên toàn thế giới [35], [48], [50].
Nguy cơ nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai tăng lên từ 5-15 lần so với sinh ngã âm đạo [47].
Ngày nay, tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng ở tất cả các tuyến bệnh viện trong nước và trên thế giới, việc đề phòng, theo dõi, điều trị nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai còn chưa thống nhất. Trong khi nhiễm khuẩn vết mổ là một trong các bệnh lý của nhiễm khuẩn hậu sản, các nghiên cứu liên quan nhiễm khuẩn vết mổ hiện nay chưa nhiều, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“ Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai và một số yếu tố liên quan”
Với hai mục tiêu:
1.Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai của sản phụ tại khoa Phụ Sản trường Đại học Y Dược Huế.
2.Khảo sát một số yếu tố liên quan trong nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai của đối tượng nghiên cứu.
MỤC LỤC Luận văn chuyên khoa II Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai và một số yếu tố liên quan
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ 3
1.2. MỔ LẤY THAI 12
1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ SAU MỔ LẤY THAI 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 21
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 21
2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 28
2.5. CÁC BIẾN SỐ CẦN THU THẬP 28
2.6. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32
3.2. TỶ LỆ NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ SAU MỔ LẤY THAI 34
3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG NKVM 43
Chương 4. BÀN LUẬN 49
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 49
4.2. TỶ LỆ NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ SAU MỔ LẤY THAI 51
4.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ 59
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các chủng VK gây NKVM thường gặp ở một số PT 5
Bảng 1.2. Thang điểm ASA đánh giá tình trạng người bệnh trước PT 7
Bảng 1.3. Phân loại vết mổ và nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ 9
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi mẹ 32
Bảng 3.2. Đặc điểm nơi cư trú 33
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ 34
Bảng 3.4. Phân loại nhiễm khuẩn vết mổ. 34
Bảng 3.5. Tỷ lệ NKVM theo tuổi thai 34
Bảng 3.6. Thời điểm phát hiện NKVM. 35
Bảng 3.7. Tỷ lệ NKVM theo chỉ định MLT 36
Bảng 3.8. Tỉ lệ NKVM theo triệu chứng lâm sàng. 37
Bảng 3.9. Tỉ lệ NKVM theo cận lâm sàng 38
Bảng 3.10. Kết quả nhuộm Gram trong NKVM 38
Bảng 3.11. Kết quả cấy bệnh phẩm trong NKVM 39
Bảng 3.12. Tỉ lệ NKVM theo chủng loại vi khuẩn 39
Bảng 3.13. Nhạy cảm với kháng sinh 40
Bảng 3.14. Đề kháng với kháng sinh 41
Bảng 3.15. Kết quả điều trị 42
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân và thời điểm xuất hiện NKVM 43
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa đặc điểm thai kỳ và thời điểm xuất hiện NKVM 43
Bảng 3.18. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời điểm NKVM (ngày) 44
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa số lượng hồng cầu và thời điểm xuất hiện NKVM (ngày) 45
Bảng 3.20. Các yếu tố thai kỳ liên quan đến thời gian điều trị 45
Bảng 3.21. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian điều trị NKVM 46
Bảng 3.22. Mối liên quan số lượng hồng cầu và thời gian điều trị NKVM 47
Bảng 3.23. Thời gian nhập viện trước mổ 47
Bảng 3.24. Thời gian chuyển dạ trước mổ 48
Bảng 3.25. Tính chất của cuộc mổ 48
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ đặc điểm nghề nghiệp của sản phụ 33
Biểu đồ 3.2. NKVM theo số lần mang thai 35
Biểu đồ 3.3. NKVM theo bệnh lý của mẹ. 37
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ NKVM theo thời gian điều trị 42
Biểu đồ 3.5. Thời gian ối vỡ 47
Hình 1.1: Các đường rạch da trong mổ lấy thai 15
Hình 2.1: Máy xét nghiệm sinh hóa tự động 22
Hình 2.2: Bệnh phẩm đã được lấy để nhuộm Gram và nuôi cấy 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1.APSIC (2016), “Biện pháp dự phòng phẫu thuật”, Hướng dẫn của APSIC về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, tháng 6 năm 2018, tr 27-28.
2.APSIC (2016), “Các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn vết mổ”, Hướng dẫn của APSIC về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, tháng 6 năm 2018, tr 7-10.
3.APSIC (2016), “Dịch tể học về nhiễm khuẩn vết mổ”, Hướng dẫn của APSIC về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, tháng 6 năm 2018, tr 5-6.
4.APSIC (2016), “Sát khuẩn bàn tay / cách tay khi phẫu thuật”, Hướng dẫn của APSIC về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, tháng 6 năm 2018, tr 22-23.
5.Bệnh viện Bạch Mai (2013), “Qui trình thay băng”, Qui trình phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ QT.45.HT, ngày ban hành 20/04/2013, tr 21-22.
6.Bệnh viện Bạch Mai (2013), “Qui trình chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật”, Qui trình phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ QT.45.HT, ngày ban hành 20/04/2013, tr 9-10.
7.Bệnh viện Từ Dũ (2016), “Phẫu thuật lấy thai”, Quy trình kỹ thuật sản phụ khoa- Bệnh viện Từ Dũ 2016 ( lưu hành nội bộ ), tr 2-7.
8.Bộ môn Phụ Sản Trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2000), “Mổ lấy thai”, Sản Phụ Khoa tập I, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 2000; tr 526-532.
9.Bộ môn Phụ Sản Trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2000), “Suy thai trong khi chuyển dạ”, Sản Phụ Khoa tập I, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 2000, tr 655-660.
10.
Bộ Y Tế (2016), “Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngày đầu sau đẻ”, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, ( ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Hà Nội 2016, tr 72-74.
11.Bộ Y tế, Cục quản lý khám chữa bệnh (2012), “Đại cương về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế”, Tài liệu đào tạo phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn, Hà Nội 2012, tr 07-29.
12.Bộ Y tế (2016) “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”, ban hành kèm theo quyết đinh Số: 772/QĐ-BYT ngày 04 tháng 03 năm 2016.
13.Bộ Y Tế (2012), “Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ” Ban hành kèm theo Quyết định số: 3671/ QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế.
14.Bộ Y Tế (2005), “Mổ lấy thai”, Tài liệu đào tạo: Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản Y Học 2005, tr 364.
15.Bộ Y Tế (2016), “Nhiễm khuẩn hậu sản”, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ( ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Hà Nội 2016 tr 125.
16.Bộ Y Tế (2005), “Sốt sau đẻ”, Tài liệu đào tạo: Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản Y Học 2005, tr 202.
17.Phan Thi Dung (2016), “Kiến thức thực hành của điều dưỡng về chăm sóc vết thương và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí nghiên cứu Y Học 100(2) -2016, tr 189-193.
18.Phan Trường Duyệt (2009), “Chỉ định phẫu thuật lấy thai”, Phẫu thuật Sản Phụ khoa, Nhà xuất bản Y học 2009, tr 898-907.
19.Phan Trường Duyệt (2009), “Phẫu thuật lấy thai”, Phẫu thuật Sản Phụ khoa, Nhà xuất bản Y học 2009, tr 908-930.
20.Giáo trình Sản Phụ khoa kỹ năng (2016), “Theo dõi và chăm sóc sản phụ sau mổ lấy thai”, Dự án nhân rộng mô hình chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh liên tục từ gia đình đến Bệnh viện, Huế – 2016, tr; 107-110.
21.Giáo trình Sản Phụ khoa kỹ năng (2016), “Chăm sóc sơ sinh sau sinh”, Dự án nhân rộng mô hình chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh liên tục từ gia đình đến Bệnh viện, Huế – 2016, tr 126-127.
22.Lê Thị Thu Hà (2018), “Nhiễm trùng vết mổ cơ tử cung sau mổ lấy thai”, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ 35, 30/03/2018.
23.Nguyễn Việt Hùng (2010), “Đặc điểm dịch tể học nhiễm khuẩn vết mổ và tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẩu thuật tại một số bệnh viên tỉnh phía Bắc – 2008”, Y Học thực hành (705- số 02/2010), tr 48-52.
24.Nguyễn Thị Hương (2016), “Nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đôi 108”, luận văn thạc sĩ khoa học năm 2016.
25.Tống Văn Khải (2015), “Xác định tỷ lệ NKVM và các yếu tố liên quan trên sản phụ MLT tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai”, Hội nghị khoa học kỹ thuật Đồng Nai 2015.
26.Lisa B. Baute (2011), “Các vấn đề hậu sản” Sản Phụ khoa những điều cần biết, ấn bản tiếng Việt, biên dịch Nguyễn Duy Tài, Nhà xuất bản Y Học 2011, tr 433-436.
27.Nancy K Henry (2015), “Cập nhật về tình trạng kháng kháng sinh” DaNang, Vietnam – April, 2015.
28.Alistair W.F. Miller, Robin Callander (1999), “Phẫu thuật mổ lấy thai”, Sản khoa hình ảnh minh họa, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội 1999, tr 361-365.
29.Alistair W.F. Miller, Robin Callander (1999), “Săn sóc trẻ sơ sinh”, Sản khoa hình ảnh minh họa, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội 1999, tr 411-412.
30.Vũ Duy Minh (2009), “Tỷ lệ nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2009”, Hội nghị khoa học kỹ thuật BV Từ Dũ năm 2009.
31.Nguyễn Lan Phương; Nguyễn Thị Thu Hồng (2014), “Khảo sát tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố liên quan tại khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Nguyễn Tri phương năm 2014”, Hội nghị khoa học BV Nguyễn Tri Phương 2014.
32.Hồ Viết Thắng (2018), “Nhiễm trùng vết mổ”, Hội nghị đào tạo liên tục Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh 2018.
33.Nguyễn Hữu Thâm (2016), “Đánh gía biến chứng phẫu thuật MLT theo thang điểm CLAVIEN-DINDO tại Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi, qua hai năm (12/2014 – 12/2016)”, http://syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm%202017.
34.Bùi Chí Thương (2018), “Cập nhật các phương pháp giảm thiểu nhiễm trùng sau mổ lấy thai”, Hội nghị đào tạo liên tục Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh 2018.
35.Lê Thị Hồng Vân và cộng sự (2018), “Khảo sát kết quả sử dụng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quân y 103”, Tạp chí Y– Dược học quân sự (số 6-2018) tr 101-105.
36.Phạm Thị Thúy Vân (2019) “kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật” Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh, 20/05/2019.
37.Trương Quang Vinh và cộng sự (2016) “Nhiễm khuẩn hậu sản”, Giáo trình Sản khoa, bộ môn Phụ Sản Trường Đại học Y Dược Huế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội – 2016, tr 352-365.
38.Trương Quang Vinh và cộng sự (2016), “Ối vỡ sớm- ối vỡ non”, Giáo trình Sản khoa, bộ môn Phụ Sản Trường Đại học Y Dược Huế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội – 2016, tr 238-242.
39.Trương Quang Vinh và cộng sự (2016), “Suy thai”, Giáo trình Sản khoa, bộ môn Phụ Sản Trường Đại học Y Dược Huế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội – 2016, tr 197-206.
Luận văn chuyên khoa II Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai và một số yếu tố liên quan
Recent Comments