NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHỤP CT HAI MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHỔI

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHỤP CT HAI MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHỔI
Nguyễn Mạnh Hùng1,, Cao Văn Chính1,2, Bùi Văn Giang1, Nguyễn Trung Kiên 1, Đinh Hoàng Việt 1, Nguyễn Trọng Bang1

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá giá trị ảnh không thuốc ảo của CT phổ (CT hai mức năng lượng) trong chẩn đoán ung thư phổi. So sánh chất lượng hình ảnh của khối u phổi trên ảnh đơn sắc và ảnh hỗn hợp của CT phổ phổi. So sánh liều bức xạ hấp thụ trên người bệnh giữa chụp CT phổ (DECT) và chụp CT thường quy (SDCT). Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 50 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi trên hình ảnh CT phổ phổi thì tĩnh mạch tại bệnh viện K Trung Ương từ 03/2022-08/2022. Xử lý dữ liệu Data File thành hình ảnh hỗn hợp tương ứng CT thường quy ở mức 66 keV, hình ảnh không thuốc ảo và hình ảnh đơn sắc ở dải năng lượng từ 40 keV đến 140 keV. So sánh hình ảnh không thuốc ảo với hình ảnh không thuốc thật và đánh giá chất lượng hình ảnh CT phổ thì tĩnh mạch ở một vài mức năng lượng. Kết quả: Nghiên cứu gồm 50 bệnh nhân (40 nam, 10 nữ). Tuổi trung bình 57.12±11.92. Độ tương phản của tổn thương đạt cao nhất ở ảnh đơn sắc mức 40 keV (2.57±0.37) và 60 keV (1.71±0.34) cao hơn ảnh hỗn hợp 66 keV (0.71±0.41). Đánh giá chủ quan so sánh loạt ảnh đơn sắc với ảnh hỗn hợp cho thấy điểm chất lượng hình ảnh cao nhất ở mức 60 keV (4.54±0.5) và không khác biệt so với ảnh hỗn hợp (4.42±0.67) (p=0.135). Đậm độ u phổi trên hình ảnh không thuốc thật (KTT) là 42.63±8.83 và hình ảnh không thuốc ảo (KTA) là 43.64±9.55 (p=0.126), giá trị tỷ số tương phản trên nhiễu của hình ảnh KTT là 0.76±0.34 và hình ảnh KTA là 0.71±0.3 (p=0.14), điểm chất lượng hình ảnh của hình ảnh KTT là 4.48±0.68 và hình ảnh KTA là 4.12±0.63 (p<0.005). Tổng liều xạ hấp thụ trên người bệnh với kỹ thuật DECT 3.2±0.48 mSv thấp hơn khoảng 55.56% so với kỹ thuật SDCT là 7.2±2.03 mSv. Kết luận: Ảnh không thuốc ảo có thể thay thế vai trò của ảnh không thuốc thật trong đánh giá ung thư phổi, khi đó CT phổ giúp giảm liều hấp thụ hiệu dụng cho người bệnh tới 55.56% so với CT thường quy. Trong các chuỗi ảnh đơn sắc từ 40 keV-140 keV thì chuỗi ảnh 60 keV đến 80 keV có chất lượng hình ảnh tốt nhất trong đó chuỗi ảnh 60 keV cho độ tương phản giữa tổn thương và các mô xung quang tốt nhất và chuỗi ảnh này cũng cho thấy chất lượng hình ảnh tốt hơn so với các chuỗi ảnh đơn sắc khác cũng như tốt hơn ảnh hỗn hợp.

MÃ TÀI LIỆU

 TCYDH.2022.02675

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Ung thư phổi là một trong những bệnh ác tính phổ biến nhất trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam, theo tổ chức Glocan năm 2020 tỷ lệ người mắc bệnh ung thư phổi xếp thứ 2 trong các loại bệnh ung thư thường gặp nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam, là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư [1]. Hiện nay có nhiều kỹ thuật giúp phát hiện, xác định đặc điểm và theo dõi ung thư phổi như chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp phát xạ positron (PET/CT), nhưng CT nói chung vẫn là phương thức chính trong lĩnh vực này vì khả năng chụp ảnh giải phẫu độ phân giải cao của nó, đặc biệt kỹ thuật DECT đã chứng minh được giá trị của nó trong chẩn đoán ung thư phổi [2]
Tại Việt Nam, để đánh giá ung thư phổi bác sỹ thường chỉ định cho chụp CT đơn năng lượng không thuốc cản quang để đánh giá hoại tử, nốt xơ hoá và chụp CT đơn năng lượng có thuốc cản quang để định lượng độ tăng quang của khối u bằng chỉ số HU. Tuy nhiên việc dùng chỉ số HU có thể cho kết quả không chính xác trong trường hợp có nhiễu do thuốc cản quang hoặc do kim loại. Với kỹ thuật CT năng lượng kép (DECT) sử dụng hai mức điện áp (80 kV và 140 kV) cùng phần mềm dựng ảnh CT phổ GSI Volume Viewer gắn với máy quét DECT Revolution HD của hãng GE giúp phân biệt rõ các thành phần của vật chất từ đó cho phép xác định đặc điểm và phân giai đoạn của ung thư phổi nhờ định lượng sự suy giảm hàm lượng Iodine của chất cản quang có trong khối u sau khi tiêm tĩnh mạch mà không cần chụp thêm CT không cản quang giúp đánh giá tốt hơn sự phân bố hàm lượng Iodine trong khối u trước và sau điều trị và giúp giảm liều xạ cho bệnh nhân nhờ hình ảnh không thuốc ảo để đánh giá hoại tử, nốt xơ hoá [3] [4] [2].
Hiện nay, kỹ thuật DECT đã được sử dụng phổ biến trên thế giới [2], tuy nhiên các nghiên cứu được sử dụng chủ yếu để giảm nhiễu trên
hình ảnh do kim loại, hiển thị tốt hình ảnh mạch máu trong chụp mạch. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục tiêu:
1. So sánh chất lượng hình ảnh không thuốc thật (KTT) và không thuốc ảo (KTA)
2. So sánh chất lượng hình ảnh của khối u phổi trên ảnh đơn sắc và ảnh hỗn hợp của CT phổ phổi
3. Đánh giá liều bức xạ hấp thụ trên người bệnh giữa chụp cắt lớp vi tính phổ (DECT) và chụp cắt lớp vi tính thường quy (SDCT

 

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/