Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật Ferguson trong điều trị bệnh trĩ

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật Ferguson trong điều trị bệnh trĩ.Trĩ là những cấu trúc giải phẫu bình thường và có chức năng sinh lý nhất định vùng hậu môn – trực tràng, chỉ gọi là bệnh trĩ khi những cấu trúc này chuyển sang trạng thái bệnh lý, với các triệu chứng như: đau rát hậu môn, đại tiện máu, sa búi trĩ… , , .
Bệnh trĩ khá thường gặp, tỷ lệ gặp từ 18,77 – 85% dân số tùy theo từng báo cáo , , , là bệnh đứng đầu trong các bệnh lý hậu môn – trực tràng, bệnh trĩ có thể mắc ở mọi lứa tuổi kể cả nam và nữ. Ở Mỹ có khoảng 4,4% dân số mắc bệnh trĩ, mỗi năm có 500.000 người được điều trị tại các cơ sở y tế, trong đó 10 – 20% số này được phẫu thuật , . Theo Agbo S.P. (2011), cho biết khoảng 50% số người có độ tuổi trên 50 tuổi mắc bệnh trĩ . Tác giả Trần Khương Kiều khảo sát thấy tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở Hà Nội, Nam Định và TPHCM là 76,97 ± 0,3% , Nguyễn Mạnh Nhâm và cs (2004) tỷ lệ mắc bệnh 55% . Năm 2006, nghiên cứu những người trên 50 tuổi ở TPHCM, Trần Thiện Hòa và cs cho biết tỷ lệ mắc bệnh trĩ là 18,77% và táo bón là yếu tố thuận lợi có mối liên quan với bệnh trĩ .

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00627

Giá :

Liên Hệ

0927.007.596


Về phương diện điều trị, có nhiều phương pháp: điều chỉnh chế độ vệ sinh ăn uống, thủ thuật, phẫu thuật. Đông y, Tây y hoặc kết hợp Đông Tây y , , , các phương pháp phẫu thuật nhằm mục đích chữa triệt để bệnh trĩ, tỷ lệ tái phát phụ thuộc vào mức độ bệnh, phương pháp phẫu thuật và kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Một số phương pháp đã và đang được áp dụng rộng rãi như phẫu thuật Miligan-Morgan, phẫu thuật Longo, phẫu thuật triệt mạch treo trĩ, … , , mỗi phương pháp có chỉ định, ưu nhược điểm nhất định, sau mổ trĩ một trong những mối lo ngại của người bệnh cũng như phẫu thuật viên, là đau sau mổ. Do vậy, một số kỹ thuật đã được đề nghị nhằm giảm mức độ đau sau mổ như phẫu thuật Longo, triệt mạch treo trĩ, cắt trĩ bằng dao siêu âm , Laser , … tuy nhiên, các kỹ thuật nói trên được chỉ định trong một số giai đoạn của2 bệnh. Phẫu thuật Miligan-Morgan cũng đã và đang được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam và trên thế giới với hiệu quả điều trị triệt để bệnh trĩ, hạn chế của phương pháp này là việc chăm sóc sau mổ còn phức tạp kéo dài, gây đau cho bệnh nhân. Phẫu thuật Ferguson được thực hiện năm 1959, đây là sự cải tiến từ phương pháp Milligan-Morgan, điểm khác biệt của kỹ thuật này là sau khi cắt búi trĩ, hai mép niêm mạc trực tràng – hậu môn – da sẽ được khâu lại, do đó còn gọi là cắt trĩ kín. Phẫu thuật Ferguson áp dụng rộng rãi ở Mỹ có chỉ định hầu hết cho các trường hợp trĩ, kiểm soát chảy máu tốt hơn, săn sóc sau mổ đơn giản, bệnh nhân sớm trở về sinh hoạt, làm việc bình thường, tuy nhiên kỹ thuật Ferguson khâu kín da, niêm mạc hậu môn trực tràng có thể gây áp xe, nhiễm khuẩn sau mổ, nên các phẫu thuật viên còn e ngại sử dụng phương pháp này.
Năm 2010, báo cáo đầu tiên của Nguyễn Xuân Hùng và cs cho thấy phẫu thuật Ferguson an toàn, hiệu quả, chăm sóc sau mổ dễ dàng, nên áp dụng . Nghiên cứu điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật Ferguson ở các cơ sở còn lẻ tẻ , , chưa đánh giá được kết quả lâu dài, chưa xây dựng được quy trình chuẩn bị bệnh nhân, kỹ thuật phẫu thuật và điều trị chăm sóc sau mổ một cách cụ thể.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật Ferguson trong điều trị bệnh trĩ” nhằm các mục tiêu:
1. Nghiên cứu chỉ định, kỹ thuật phẫu thuật Ferguson điều trị bệnh trĩ.
2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật Ferguson và một số yếu tố liên quan đến kết quả tại Bệnh viện Việt Đức

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Giải phẫu hậu môn trực tràng ứng dụng trong phẫu thuật bệnh trĩ 3
1.1.1. Giới hạn ống hậu môn 3
1.1.2. Niêm mạc ống hậu môn 4
1.1.3. Lớp dưới niêm mạc 6
1.1.4. Hệ thống cơ ống hậu môn 6
1.1.5. Hệ thống mạch máu trĩ 8
1.1.6. Vai trò sinh lý của đệm hậu môn 10
1.2. Sinh bệnh học bệnh trĩ 11
1.2.1. Nguyên nhân và một số yếu tố thuận lợi 11
1.2.2. Sinh bệnh học bệnh trĩ 13
1.3. Giải phẫu bệnh học của đệm trĩ 13
1.4. Phân độ, phân loại, thể bệnh trĩ 14
1.5. Thăm dò chức năng 15
1.5.1. Đo áp lực hậu môn 15
1.5.2. Soi đại trực tràng 17
1.6. Điều trị bệnh trĩ 17
1.6.1. Điều trị nội khoa 17
1.6.2. Điều trị thủ thuật 18
1.6.3. Điều trị phẫu thuật 18
1.6.3.1. Nhóm phẫu thuật trên đường lược 18
1.6.3.2. Nhóm phẫu thuật dưới đường lược 21
1.7. Biến chứng sau mổ của các phương pháp cắt trĩ từng búi 27
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu 28
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 282.2. Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 29
2.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu 29
2.2.3. Thực hiện nghiên cứu 29
2.2.3.1. Khám lâm sàng, cận lâm sàng và thăm dò chức năng 29
2.2.3.2. Chẩn đoán 32
2.2.3.3. Quy trình phẫu thuật 33
2.2.3.4. Một số chi tiết kỹ thuật bổ sung trong mổ 37
2.2.3.5. Điều trị theo dõi và chăm sóc sau mổ 39
2.2.3.6. Kiểm tra lại sau mổ 40
2.2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 41
2.2.4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 41
2.2.4.2. Lâm sàng, cận lâm sàng 42
2.2.4.3. Chỉ định và kỹ thuật phẫu thuật Ferguson 43
2.2.4.4. Kết quả và một số yếu tố liên quan 43
2.2.5. Thu thập và xử lý số liệu 48
2.2.6. Đạo đức nghiên cứu 48
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 49
3.1.1. Tuổi, giới tính 49
3.1.2. Thời gian mắc bệnh trĩ 50
3.2. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 50
3.2.1. Tiền sử đã điều trị bệnh trĩ 50
2.2.2. Phân độ trĩ, phân loại trĩ 50
3.2.3. Biến chứng của bệnh trĩ và bệnh lý hậu môn phối hợp 51
3.2.4. Tình trạng thiếu máu 52
3.2.5. Hình ảnh soi hâu môn – trực tràng và đại tràng 52
3.2.6. Kết quả đo áp lực hậu môn trước và sau mổ 53
3.2.8. Đặc điểm mô bệnh học trĩ 54
3.3. CHỈ ĐỊNH VÀ KỸ THUẬT PHẪU THUẬT FERGUSON 54
3.3.1. Chỉ định 54
3.3.2. Kỹ thuật phẫu thuật Ferguson 56
3.4. KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 58
3.4.1. Kết quả sớm 58
3.4.2. Kết quả xa 61
3.4.2.1. Đánh giá chức năng đại tiện sau phẫu thuật 61
3.4.2.2. Đường kính ống hậu môn 64
3.4.2.3. Da thừa hậu môn 653.4.2.4. Trĩ tái phát 65
3.4.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả 67
Chương 4. BÀN LUẬN 71
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 71
4.1.1. Tuổi và giới tính 71
4.1.2. Thời gian mắc bệnh trĩ 72
4.2. CHỈ ĐỊNH VÀ KỸ THUẬT PHẪU THUẬT FERGUSON 72
4.2.1. Chỉ định 72
4.2.2. Kỹ thuật phẫu thuật Ferguson 76
4.3. CẬN LÂM SÀNG 79
4.3.1. Xét nghiệm máu, soi hậu môn – trực tràng và soi đại tràng 79
4.3.2. Đặc điểm mô bệnh học trĩ 80
4.4. KẾT QUẢ 81
4.4.1. Kết quả sớm 81
4.4.2. Kết quả xa và một số yếu tố liên quan 90
4.4.2.1. Chức năng đại tiện 90
4.4.2.2. Hẹp hậu môn 95
4.4.2.3. Da thừa hậu môn 97
4.4.2.4. Trĩ tái phát 98
4.4.3. Thời gian theo dõi kết quả xa và một số yếu tố liên quan kết quả 99
4.4.4. Đề xuất quy trình điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật Ferguson 101
KẾT LUẬN 107
KIẾN NGHỊ 109
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/