Nghiên cứu ứng dụng phương pháp siêu âm tim 3D real – time (RT 3D) trong đánh giá kích thước và hình thái lỗ thông liên nhĩ ở các bệnh nhân trước khi bít lỗ thông

Luận văn Nghiên cứu ứng dụng phương pháp siêu âm tim 3D real – time (RT 3D) trong đánh giá kích thước và hình thái lỗ thông liên nhĩ ở các bệnh nhân trước khi bít lỗ thông.Thông liên nhĩ là một bệnh tim bẩm sinh do khuyết tật trong sự hình thành vách liên nhĩ ở thời kỳ bào thai, nằm trong nhóm bệnh tim có thông (shunt) T – P. Tần suất bệnh khoảng 7 – 10% các bệnh tim bẩm sinh và 1/1500 trẻ sơ sinh [20]. Phần lớn các bệnh nhân TLN không có triệu chứng cơ năng mà chỉ có các triệu chứng lâm sàng rất kín đáo do đó thường bị bỏ sót cho đến tuổi trưởng thành, làm giảm sức lao động và tuổi thọ của người bệnh do các biến chứng mà đáng quan tâm nhất là rối loạn nhịp, tăng ALĐMP và suy tim phải [1818],[4242],[5252].

Việc chẩn đoán xác định bệnh cũng như đánh giá chính xác hình thái, kích thước lỗ thông, chiều dài các gờ quanh lỗ thông và tình trạng huyết động của nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người thầy thuốc để có thể đề xuất một phương pháp điều trị đúng đắn. Đặc biệt, ngày nay với sự phát triển mạnh của tim mạch can thiệp, việc lựa chọn chính xác BN có đủ tiêu chuẩn là yếu tố quan quyết định sự thành công.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00085

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Trước đây, thông tim được coi là phương pháp chuẩn mực duy nhất để chẩn đoán xác định cũng như thăm dò huyết động trong bệnh TLN. Tuy nhiên, đây là phương pháp thăm dò xâm nhập, ít nhiều có những nguy cơ nhất định như chảy máu, tắc mạch, ngừng tim,…và đòi hỏi kỹ thuật phức tạp

không phải không phải lúc nào cũng thực hiện được. Sự ra đời của phương pháp SA đã mở ra một bước ngoặt lớn, cho phép đánh giá kích thước, hình thái lỗ thông, tình trạng huyết động và các thương tổn phối hợp cũng như theo dõi kết quả điều trị một cách đơn giản, khá chính xác, có thể tiến hành thường qui. Trong bệnh TLN, SA kiểu TM, SA2D, SA cản âm và đặc biệt là SA Doppler tim áp dụng từ những năm 1980 là những phương pháp thường được sử dụng và thông tim chỉ còn được tiến hành khi cần thiết như: TLN có chỉ định bít bằng dụng cụ, TLN nghi ngờ có kèm dị tật phức tạp, TLN có tăng ALĐMP nặng,.. .[4242],

Tuy nhiên các phương pháp SA trên đều khảo sát tổn thương trên một hoặc hai bình diện nên có những hạn chế nhất định, Từ năm 1991, công nghệ SA ba chiều (3D) và ba chiều thời gian thực (Real time 3D hay 4D) ra đời với ưu thế là khảo sát các cấu trúc dựa vào sự tạo ảnh không gian ba chiều trên thời gian thực, Thế giới đã ứng dụng phương pháp này trong nhiều lĩnh vực chẩn đoán y học như trong Sản khoa, Tim mạch,,, và thấy rằng SA ba chiều Tim mạch tỏ ra có giá trị rất lớn trong khảo sát hình thái, cấu trúc của tim, đặc biệt là lĩnh vực tim bẩm sinh, khắc phục được những hạn chế mà siêu âm 2D gặp phải,

Ở Việt Nam, phương pháp SA3D được áp dụng gần hai thập kỷ qua, cho đến nay đã phổ biến và mang lại rất nhiều lợi ích trong lĩnh vực sản khoa, tuy nhiên trong lĩnh vực Tim mạch, phương pháp này vừa mới được áp dụng, Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam là cơ sở đầu tiên triển khai SA tim 3 chiều từ tháng 01/2011, Ở đó, các bệnh tim bẩm sinh trong đó TLN là một trong những bệnh được ưu tiên sử dụng phương pháp này, Từ đó đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về vai trò của SA3D trong các bệnh tim bẩm sinh, Để thấy được vai trò của SA3D trong đánh giá kích thước và hình thái lỗ TLN, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp siêu âm tim 3D real – time (RT 3D) trong đánh giá kích thước và hình thái lỗ thông liên nhĩ ở các bệnh nhân trước khi bít lỗ thông” với 2 mục tiêu sau:

1. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp SA RT3D trong thăm dò kích thước và hình thái lỗ TLN ở các BN trước khi bít lỗ thông.

2. Đối chiếu kết quả đánh giá kích thước và hình thái lỗ TLN trên SA RT3D với một số kỹ thuật khác (SA2D, SAQTQ, thông tim, phẫu thuật).

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 9

1.1. Đại cương 9

1.1.1. Định nghĩa 9

1.1.2. Sơ lược về lịch sử chẩn đoán bệnh TLN 10

1.1.3. Bào thai học 11

1.1.4. Giải phẫu bệnh 14

1.1.5. Sinh lý bệnh 15

1.2. Chẩn đoán thông liên nhĩ 18

1.2.1. Lâm sàng 18

1.2.2. Cận lâm sàng 19

1.3. Siêu âm tim 3D 26

1.3.1. Kỹ thuật tái dựng hình ảnh 3D 26

1.3.2. Siêu âm 3D thời gian thực  28

1.3.3. Các dạng biểu diễn của siêu âm RT3D 29

1.3.4. Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến hình ảnh 3D 31

1.3.5. Quy trình siêu âm 3D 32

1.3.6. Siêu âm 3D trong bệnh thông liên nhĩ  35

1.3. Điều trị 37

1.3.1. Chỉ định điều trị 37

1.3.2. Phẫu thuật đóng TLN với tuần hoàn ngoài cơ thể 37

1.3.3. Đóng lỗ TLN qua da bằng dụng cụ 38

1.3.4. Điều trị nội khoa  39

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

2.1. Đối tượng nghiên cứu 40

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: 40

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 42

2.2. Phương pháp nghiên cứu 43

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 43

2.2.2. Chọn mẫu 43

2.2.3. Các bước nghiên cứu 43

2.2.4. Siêu âm tim 2D qua thành ngực và RT3D 43

2.2.5. Siêu âm tim qua thực quản 47

2.2.6. Bít lỗ TLN 48

2.2.7. Phẫu thuật vá lỗ TLN 48

2.3. Phương pháp xử lý số liệu 48

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 50

3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 51

3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 51

3.1.3. Một số chỉ số nhân trắc 52

3.1.4. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 52

3.1.5. Đặc điểm CLS của đối tượng nghiên cứu 54

3.1.6. Một số đặc điểm kích thước và chức năng tim trên SA 55

3.2. Kết quả đánh giá kích thước và hình thái lỗ TLN trên SA RT3D 57

3.2.1. Về kỹ thuật 57

3.2.2. Kết quả của SA RT3D về kích thước lỗ TLN và các gờ 58

3.3. Đối chiếu kết quả kích thước lỗ TLN và các gờ trên RT3D với

SAQTQ, phẫu thuật và ĐK eo bóng 60

3.3.1. Về kích thước lỗ TLN 60

3.3.2. Về các gờ quanh lỗ TLN 65

3.3.3 Một số yếu tố khác 67

Chương 4 : BÀN LUẬN 68

4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 68

4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 68

4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 69

4.1.3. Một số chỉ số nhân trắc 69

4.1.4. Một số dấu hiệu lâm sàng 69

4.1.5. Dấu hiệu cận lâm sàng 71

4.1.6. Một số đặc điểm về kích thước và chức năng tim trên SA 72

4.2. Đánh giá kích thước lỗ TLN và các gờ trên SA RT3D 74

4.2.1. Về kỹ thuật 74

4.2.2. Kết quả về kích thước lỗ TLN và các gờ 75

4.3. Đối chiếu kết quả về kích thước lỗ TLN và các gờ trên SA RT3D với

SAQTQ, phẫu thuật và ĐK eo bóng 76

4.3.1. Về kích thước lỗ TLN 76

4.3.2. Về các gờ quanh lỗ TLN 79

KẾT LUẬN 81

KIẾN NGHỊ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Tạ Mạnh Cường (2009). “ Siêu âm Doppler thông liên nhĩ”. Cập nhật về kỹ thuật chẩn đoán thông liên nhĩ bằng siêu âm. Cardionet.vn.
2. Nguyễn Lân Hiếu (2008). Nghiên cứu áp dụng bít lỗ thông liên nhĩ bằng
dụng cụ Amplatzer. Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Lân Hiếu, Phạm Mạnh Hùng (2004). “Phương pháp đóng lỗ thông liên nhĩ qua da bằng dụng cụ Amplatzer”. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. Số 38. Tr: 11 – 19.
4. Phạm Gia Khải (2007). ‘ ‘Các thông số siêu âm – Doppler tim ở người bình thường”. Tập bài giảng lớp chuyên khoa định hướng Tim mạch. Viện Tim mạch quốc gia. Tr: 198 – 220.
5. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Hiếu (2007). “Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị các bệnh tim bẩm sinh”. Tạp chí Y học Việt Nam. Số
332. Tr: 11-20.
6. Đỗ Kính (2001). ‘ Phôi thai học hệ tim mạch”. Bài giảng phôi thai học người. Nhà xuất bản y học, tr. 369 – 430.
7. Đỗ Doãn Lợi (2001). ‘ ‘Đánh giá hình thái, chức năng và huyết động học của tim bằng siêu âm – doppler”. Giáo trình siêu âm doppler tim mạch. Phòng chỉ đạo tuyến – Bệnh viện Bạch Mai; 65 – 81.
8. Đỗ Doãn Lợi (2001). “ Siêu âm – Doppler trong thông liên nhĩ”. Giáo trình siêu âm – Doppler tim mạch. Tr: 166 – 174.
9. Ngô Phi Long (2003). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật bệnh thông liên nhĩ ở người lớn. Luận văn thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Nguyễn Thế May (2012). Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật vá lỗ thông liên nhĩ qua đường mở ngực bên phải tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện E. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
11. Vũ Quỳnh Nga (1998). Góp phần chẩn đoán, đánh giá biến đổi hình thái và huyết động trong thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ hai bằng siêu âm – Doppler tim và siêu âm cản âm. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú. Trường Đại học Y Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Mai Ngọc (2010). Đánh giá sức cản mạch phổi bằng siêu âm – Doppler tim trước và sau đóng lỗ thông liên nhĩ. Luận án tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
13. Nguyễn Oanh Oanh (2009). “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thông liên nhĩ lỗ thứ hai”. Tạp chí y dược lâm sàng; 4(3): 5 – 9.
14. Phạm Hồng Thi (2007). “ Siêu âm tim qua đường thực quản”. Tập bài giảng lớp chuyên khoa định hướng Tim mạch. Viện Tim mạch quốc gia. Tr: 696 – 711.
15. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2005). Vai trò của siêu âm qua thành ngực và qua thực quản trong đánh giá các tổn thương của thông liên nhĩ lỗ thứ hai. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú. Trường Đại học Y Hà Nội.
16. Đào Hữu Trung, Dương Thuý Liên, Phạm Nguyễn Vinh (2003).
“Thông liên nhĩ”. Bệnh học Tim mạch. Nhà xuất bản Y học chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Tr 239 – 244.
17. Nguyễn Hữu Ước (2007). ‘ Thông liên nhĩ”. Tập bài giảng lớp chuyên khoa định hướng Tim mạch. Viện Tim mạch quốc gia. Tr: 605 – 614.
18. Nguyễn Lân Việt (2007). “ Thông liên nhĩ”. Thực hành bệnh Tim mạch. NXB Y học Việt Nam. Tr: 550 – 560.
19. Nguyễn Lân Việt (2007). “ Siêu âm – Doppler tim trong một số bệnh tim bẩm sinh: thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch, Fallot 4”.
Tập bài giảng lớp chuyên khoa định hướng Tim mạch. Viện Tim mạch quốc gia. Tr: 307 – 338.
20. Phạm Nguyễn Vinh (1999). “Thông liên nhĩ”. Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch. Tài liệu giảng dạy đại học và sau đại học. Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh. Tr: 49 – 52.
21. Phạm Nguyễn Vinh (2001). ‘ ‘Các phương pháp cận lâm sàng khảo sát chức năng và hình thái hệ tim mạch”. Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch. Tập 2. NXB y học thành phố Hồ Chí Minh; 45 – 51.
22. Phạm Nguyễn Vinh (2003). ‘ ‘Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn”. Bệnh
học Tim mạch. Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh, Tr: 14 – 16.
23. Nguyễn Anh Vũ (2010). “ Bệnh tim bẩm sinh”. Siêu âm tim cập nhật chẩn đoán. Nhà xuất bản Đại học Y Huế; tr 249 – 255.
24. Nguyễn Anh Vũ (2010). “ Đại cương siêu âm tim”. Siêu âm tim cập nhật chẩn đoán. Nhà xuất bản Đại học Y Huế; tr 11 – 29.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/