NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP VIÊM PHÚC MẠC KHU TRÚ DO DỊ VẬT KIM LOẠI XUYÊN THÀNH HỒI TRÀNG CUỐI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP VIÊM PHÚC MẠC KHU TRÚ DO DỊ VẬT KIM LOẠI XUYÊN THÀNH HỒI TRÀNG CUỐI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Viết Hậu1,, Tăng Tuấn Phong1, Nguyễn Quốc Huy1, Nguyễn Anh Kiệt1, Nguyễn Khánh Dương1, Đặng Kim Ngân1, Nguyễn Xuân Vinh1, Nguyễn Quan Như Hảo
Dị vật đường tiêu hóa không phải là tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên theo các y văn tỉ lệ biến chứng thủng chiếm khá nhỏ và biểu hiện lâm sàng khá đa dạng, ít hơn 1% các trường hợp cần phải can thiệp phẫu thuật. Biến chứng thường gặp là thủng đường tiêu hóa, thường xảy ra ở các vị trí hẹp lòng ruột sinh lý hoặc gập góc như vùng hồi – manh tràng và đại tràng sigma. Chúng tôi xin trình bày một ca lâm sàng người bệnh có tiền sử sử dụng chất kích thích, được đưa vào trại cai nghiện, tại đây người bệnh đã nuốt khoảng 50 cây kẽm gai. Thời gian từ lúc người bệnh nuốt dị vật cho đến khi khởi phát triệu chứng đau bụng khoảng 2 tháng. Người bệnh được chụp cắt lớp vi tính ổ bụng phát hiện thấy dị vật xuyên thủng hồi tràng cuối tại 2 vị trí kèm gây viêm ruột phản ứng xung quanh, sau đó người bệnh đã được phẫu thuật cấp cứu lấy dị vật, diễn tiến hậu phẫu sau đó diễn ra khá thuận lợi, người bệnh hồi phục tốt và được xuất viện ở ngày hậu phẫu thứ 6.

MÃ TÀI LIỆU

 TCYDH.2022.02908

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0927.007.596

Dị  vật  đường  tiêu  hóa  không  phải  là  tình trạng hiếm gặp, thường gặp nhất là trên trẻ em, người bệnh tâm thần, người bệnh lớn tuổi có sa sút trí tuệ hoặc vô tình nuốt nhầm các khí cụ đeo ở miệng như mắc cài niềng răng, răng giả, nuốt phải  xương  cá  hay  tăm  xỉa  răng…Tuy  nhiên, phần lớn các dị vật do nuốt nhầm ít khi gây biến chứng: 75% các dị vật sau khi nuốt sẽ mắc lại tại vùng cơ thắt nhẫn hầu của thực quản và >90% còn lại khi xuống đến dạ dày chúng sẽ đi xuống phần còn lại của ống tiêu hóa dễ dàng, rất ít khi gây ra các biến chứng cơ học. Nhiều báo cáo cho thấy đường tiêu hóa có khả năng đề kháng lại tổn thương xuyên thủng bởi dị vật trên 80%[1], đã từng có báo cáo về một người bệnh có bệnh nền ung thư dạ dày kèm hẹp thực quản đã được đặt  stent  thực  quản  bằng  kim  loại,  ống  stent thực quản dài 13cm tuột ra khỏi thực quản và đi xuống hết toàn bộ chiều dài của ống tiêu hóa mà không  gây  ra  biến  chứng  gì[2].  Tuy  nhiên,  các báo cáo cũng cho thấy 20% dị vật bị mắc lại trên đường đi của chúng trong đường tiêu hóa[1], các dị vật bị mắc lại thường gây ra các biến chứng như tắc ruột, thủng, xuất huyết hoặc rò ống tiêu hóa, ít hơn 1% thủng ống tiêu hóa do dị vật xảy ra từ miệng xuống hậu môn, thường là các dị vật sắc nhọn. Theo các báo cáo, thủng ruột do dị vậtít khi xảy ra trên những người khỏe mạnh, đa số biến chứng xảy ra trên các trường hợp có bệnh lý nền của đường ruột trước đó, các bất thường bẩm  sinh  hay  mắc  phải  như  thoát  vị  ruột,  túi thừa Meckel… Các dị vật có bờ sắc nhọn thường gặp  là  xương  cá,  xương gà,  tăm  xỉa  răng  đã được  báo  cáo,  vị  trí  xảy  ra  tổn  thương  thủng thường  là  vị  trí  hồi  manh  tràng  và  đại  tràng sigma,  do  đây  là  những  vị  trí  hẹp  và  gập  góc sinh lý của đường tiêu hóa[3].Tại bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi xin trình bày một trường hợp người bệnh có rối loạn tâm thần do sử dụng chất kích thích tự ý nuốt 50 cây kẽm gai đường kính <1mm,  dài  7-8cm  biến  chứng  thủng  hồi  tràng gây viêm phúc mạc khu trú.

 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/