KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM KHUẨN TRÊN BỆNH NHÂN ĐẶT CATHETER MẠCH MÁU TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM KHUẨN TRÊN BỆNH NHÂN ĐẶT CATHETER MẠCH MÁU TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Nguyễn Thị Thanh An1, Nguyễn Bách2, Trần Quỳnh Như2, Nguyễn Trúc Ý Nhi2, Nguyễn Thanh Hải2, Nguyễn Phương Dung2, Phạm
Mở đầu: Đặt catheter mạch máu là thủ thuật tương đối phổ biến trong quá trình điều trị cho bệnh nhân (BN) nằm viện nội trú. Thủ thuật này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn trên bệnh nhân. Mục tiêu: Xác định các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn trên BN đặt catheter mạch máu tại Bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên hồ sơ bệnh án của BN đủ 18 tuổi trở lên, điều trị nội trú và được tiến hành đặt catheter mạch máu tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2021. Thu thập dữ liệu liên quan đến BN: tuổi, giới tính, bệnh mắc kèm, vị trí đặt catheter, số lượng catheter đặt trên mỗi BN, thời gian nằm viện, tình trạng nhiễm khuẩn. Sử dụng phân tích hồi quy logistic đa biến để xác định các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn. Kết quả: Có 393 catheter được đặt trên 308 BN, trong đó 44,8% BN có ít nhất một loại nhiễm khuẩn, tỷ lệ BN mắc nhiễm khuẩn liên quan catheter là 10,7% . Tuổi (OR = 1,030; CI 95%: 1,012-1,048; p = 0,001), bệnh mắc kèm đái tháo đường (OR = 1,746; CI 95%: 1,014-3,008; p = 0,045) và catheter đặt tại tĩnh mạch dưới đòn (OR = 2,955; CI 95%: 1,085-8,047; p=0,034) là những yếu tố làm tăng khả năng nhiễm khuẩn. Trong khi đó, điều trị tại khoa Nội thận (OR= 0,327; CI95%: 0,177-0,605; p < 0,001) là yếu tố làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đặt catheter mạch máu. Kết luận: Cần tuân thủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, nhất là BN cao tuổi, có bệnh đái tháo đường và đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn để làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đặt catheter mạch máu.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02907 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Đặt catheter là thủ thuật được tiến hành khá thông dụng cho bệnh nhân nằm viện nội trú trong các trường hợp như truyền thuốc, truyền hoá chất, nuôi dưỡng tĩnh mạch, chạy thận nhân tạo… Tuy nhiên, việc đặt catheter có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho BN. Trên BN đặt catheter, có thể ghi nhận tình trạng nhiễm khuẩn liên quan đến catheter và tình trạng nhiễm khuẩn khác như viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng da mô mềm,…[1]. Nhiễm khuẩn liên quan đến catheter có thể xảy ra tại vị trí đặt catheter hoặc toàn thân dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, viêm tuỷ xương hay viêm nội tâm mạc [2]. Tại Mỹ, hàng năm ước tính có 150 triệu thiết bị nội mạch được sử dụng trên bệnh nhân nội trú, hơn 200 000 ca nhiễm khuẩn huyết, trong đó có 17 000 ca tử vong do nhiễm khuẩn liên quan đến catheter [2]. Do đó, nghiên cứu này thực hiện để xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm khuẩn trên bệnh nhân đặt catheter
Recent Comments