Nhận xét đặc điếm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả hóa trị trên bệnh nhân ung thư tụy tại bệnh viện K
Luận văn Nhận xét đặc điếm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả hóa trị trên bệnh nhân ung thư tụy tại bệnh viện K.Ung thư tụy là một loại u ác tính có nguồn gốc từ các tế bào của mô tụy. Trong đó hơn 95% là ung thư biểu mô tuyến của tụy xuất phát từ phần tụy ngoại tiết được gọi là ung thư tụy ngoại tiết, khoảng 5% ung thư phát triển từ tế bào đảo tụy thuộc phần tụy nội tiết và được xếp vào nhóm u thần kinh nội tiết [3], [17].
Về dịch tễ học, ung thư tụy đứng thứ 13 trong số các bệnh ung thư hay gặp nhất trên toàn thế giới và đứng thứ 8 trong số các nguyên nhân gây tử vong do ung thư. Tỷ lệ mắc cao nhất ở Mỹ, thấp nhất ở Ấn Độ và Thái Lan [40], [47], [51]. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư tụy chuẩn theo tuổi là 0,7/100.000 dân và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây [3]. Ung thư tụy thường gặp ở tuổi từ 70 đến 80 và khá cân bằng giữa 2 giới, một số yếu tố nguy cơ gây ung thư tụy như các yếu tố về di truyền, hút thuốc lá, béo phì, đái tháo đường, uống rượu, viêm tụy, các yếu tố về môi trường làm việc và chế độ ăn …. [17], [42].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00244 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Nhờ những tiến bộ của y học nên việc chẩn đoán ung thư tụy có nhiều cải thiện. Tuy nhiên do các triệu chứng bệnh thường xuất hiện muộn và không đặc hiệu mà 80% bệnh nhân ung thư tụy được chan đoán là ở giai đoạn không còn khả năng phẫu thuật cắt bỏ u [42].
Điều trị ung thư tụy, phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị cơ bản, được chỉ định cho bệnh nhân ở giai đoạn sớm còn khả năng cắt bỏ u. Với ung thư tụy giai đoạn III, IV hoặc ung thư tụy tái phát thì hóa trị toàn thân là phương pháp điều trị chính với mục đích là giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện thời gian sống thêm. Có nhiều phác đồ hóa chất đã được áp dụng trong thực hành lâm sàng, trong đó phác đồ gemcitabine đơn thuần hoặc kết hợp vẫn được xem là phác đồ tối ưu cho điều trị ung thư tụy giai đoạn tiến triển [3], [42]. Tuy nhiên, ung thư tụy vẫn là bệnh có tiên lượng xấu, thời gian sống thêm trung bình của ung thư tụy giai đoạn tiến tri en tại chỗ là từ 8 – 12 tháng và ở giai đoạn có di căn là từ 3 – 6 tháng [17], [42].
Hiện nay ở nước ta, có một số nghiên cứu về ung thư tụy nhưng chủ yếu tập trung về vấn đề lâm sàng, giá trị của một số xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán bệnh, đánh giá về phương pháp điều trị phẫu thuật và kết quả điều trị phẫu thuật [2], [8]. Vấn đề điều trị hóa chất và đánh giá sống thêm của ung thư tụy sau điều trị hóa chất đến nay vẫn chưa có tác giả nào đề cập đến.
Vì vậy chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Nhận xét đặc điếm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả hóa trị trên bệnh nhân ung thư tụy tại bệnh viện K” với hai mục tiêu:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn không còn chỉ định phẫu thuật triệt căn hoặc tái phát được điều trị tại bệnh viện K
2. Đánh giá kết quả hóa trị nhóm bệnh nhân trên
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Dịch tễ học và những yếu tố nguy cơ gây ung thư tụy 3
1.1.1. Dịch tễ học 3
1.2. Giải phẫu tụy 7
1.2.1. Vị trí và hình thể 7
1.1.2. Ống tụy 8
1.2.2. Mạch máu và thần kinh 9
1.3. Chẩn đoán ung thư tụy 10
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng ung thư tụy 10
1.3.2. .Đặc điểm cận lâm sàng 11
1.3.3. Đặc điểm mô bệnh học của ung thư tụy ngoại tiết 14
1.3.4. .Chẩn đoán giai đoạn 17
1.4. Điều trị ung thư tụy 19
1.4.1. Phẫu thuật trong ung thư tụy 19
1.4.2. Hóa trị trong ung thư tụy 20
1.4.3. Xạ trị trong ung thư tụy 24
1.4.4. Điều trị giảm nhẹ trong ung thư tụy 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: 26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 27
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 27
2.2.4. Các nội dung nghiên cứu 28
2.2.5. Phân tích và xử lý số liệu 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. Đặc đi em lâm sàng, cận lâm sàng 37
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng 37
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng 41
3.2. Kết quả điều trị ung thư tụy 44
3.2.1. Mô tả phương pháp điều trị 44
3.2.2. Đánh giá đáp ứng điều trị và độc tính 45
3.2.3. Thời gian sống thêm 50
Chương 4: BÀN LUẬN 58
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 58
4.1.1. Lâm sàng 58
4.2. Đánh giá đáp ứng điều trị và độc tính 68
4.2.1. Đáp ứng điều trị 68
4.2.2. Độc tính chung của các phác đồ 71
4.2.3. Thời gian sống thêm 72
KẾT LUẬN 80
KIẾN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Trần Văn Bé (1998), “Hệ thống nhóm ABO – Lewis”, Huyết học lâm sàng, tr. 53-59.
2. Nguyễn Việt Dũng (2001), “Giá trị của chất chỉ điểm khối u CA19-9 trong chẩn đoán và tiền lượng sau mổ ung thư tuỵ”, Luận án thạc sỹ , Đại học Y Hà nội.
3. Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Tuyết Mai (2010), “Ung thư tụy”, Điều trị nội khoa bệnh ung thư, tr. 146-152
4. Nguyễn văn Đính (2001), “Nghiên cứu giá trị của siêu âm trong chẩn đoán u vùng đầu tuỵ có đối chiếu với chụp cắt lớp vi tính”, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà nội
5. Đỗ Xuân Hợp (1980), “Giải phẫu tụy”, Giải phẫu bụng, tr. 80 – 85
6. Trần văn Phơi (2000), “Ung thư tuỵ: Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật”. Ngoại khoa, 3, tr. 12-16.
7. Đỗ Kim Sơn (1993), “Kết quả bước đầu điều trị phẫu thuật cắt bỏ ung thư bóng Vater”. Y học Việt Nam (Chuyên đề bệnh ung thư), 173, tr. 51-53
8. Đỗ Trường Sơn (2004), “ Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị ung thư tụy ngoại tiết”, Luận văn tiến sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
9. Nguyễn Vượng (1998), “U tụy”, Giải phẫu bệnh học, tr. 352-36 0
Recent Comments