Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch trong ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch trong ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa.Ung thư biểu mô tuyến giáp (UTBMTG) là bệnh tương đối hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1-2% ung thư nói chung, song lại chiếm hơn 90% các trường hợp ung thư của hệ nội tiết [23]. Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), năm 2004 trên thế giới có 49.211 ca mới mắc, chiếm tỷ lệ 1,5/100.000 dân, và số tử vong là 11.206 người, chiếm tỷ lệ 0,3/100.000 dân [108]. Tại Mỹ, hàng năm có hơn 56.000 ca mới được chẩn đoán, 74% trong số đó là nữ. Mặc dù tiềm năng ác tính thấp song số người tử vong hàng năm vì UTBMTG lên đến 1.740 ca [58]. Tại Việt Nam, vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX, UTBMTG chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ < 1 % tổng số các ung thư, nhưng đến năm 1994, tỷ lệ này dao động từ 1 – 2% ung thư nói chung.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00245 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Bệnh hiếm gặp ở trẻ em, tần số mắc bệnh bắt đầu tăng dần từ thập niên thứ 2 của cuộc đời. Ở phụ nữ, bệnh thường gặp nhiều nhất vào giai đoạn cuối của độ tuổi sinh đẻ, khoảng thập niên thứ 6 của cuộc đời mới là đỉnh cao của bệnh [9].
Về mô bệnh học (MBH), 90% số UTBMTG là loại biệt hóa (UTBMTGBH), bao gồm thể nhú và nang [10]. Loại này có tiên lượng tốt, tỷ lệ sống 5 năm và 10 năm sau mổ tương ứng là 95% và 90%. Tuy nhiên, tỷ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân giảm 50% khi đã có di căn hạch cổ một bên và giảm 75% khi có di căn hạch cổ hai bên [98]. Không may là di căn hạch cổ lại rất thường gặp, khoảng 50% số bệnh nhân có hạch di căn vào thời điểm chẩn đoán ban đầu [34], [65], [67], [99]. Đặc biệt là, UTBMTG thể nhú di căn hạch cổ khá sớm [27], [65], [67], [99]. Các nghiên cứu phẫu thuật nạo vét hạch vùng với mục đích dự phòng tái phát cho thấy 27-82% số UTBMTGBH có di căn hạch kín đáo [76], [96].
Về điều trị, theo khuyến cáo của Tổ chức nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ (National comprehensive cancer network – NCCN) cùng nhiều tác giả, phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và nạo vét hạch cổ kết hợp điều trị hỗ trợ bằng I131 là lựa chọn hàng đầu đối với UTBMTGBH [53], [79]. Phương pháp mổ cũng như tiên lượng sau mổ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng hạch di căn [27], [31], [35], [55], [65], [69], [73], [99], [101]. Do đó, việc đánh giá chính xác tình trạng di căn hạch cổ là rất quan trọng, giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và tiên lượng bệnh nhân tốt hơn.
Có nhiều cách xác định tình trạng di căn hạch như khám lâm sàng, siêu âm, chẩn đoán hình ảnh…, nhưng nói chung kết quả còn tương đối khác nhau. Chẩn đoán chính xác nhất là bằng sinh thiết, xét nghiệm MBH, hay xét nghiệm tế bào bằng chọc hút kim nhỏ, và gần đây, nhờ xét nghiệm hóa mô miễn dịch (HMMD) đã phát hiện thêm một số trường hợp có vi di căn trên các mẫu hạch đã được coi là âm tính khi nhuộm Hematoxylin-Eosin (HE). Điều này giúp giải thích tại sao một số bệnh nhân tuy được chẩn đoán là “không có di căn hạch” nhưng sau đó vẫn tái phát.
Ở Việt Nam, còn ít thấy những công trình nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về đặc điểm hạch di căn trong UTBMTGBH. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch trong ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa” nhằm 2 mục tiêu chính sau:
1. Xác định tỷ lệ di căn và vi di căn hạch vùng của ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa.
2. Tìm hiểu một số mối liên quan giữa u nguyên phát và di căn hạch trong ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hoá.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 10
1.1. Sơ lược về cấu trúc giải phẫu, mô học và sinh lý tuyến giáp 10
1.1.1. Giải phẫu học tuyến giáp 10
1.1.2. Mô học tuyến giáp 11
1.2. Hệ thống hạch bạch huyết vùng cổ 13
1.2.1. Cấu trúc mô học của hạch 13
1.2.2. Các nhóm hạch bạch huyết vùng cổ 15
1.3. Dịch tễ học ung thư biểu mô tuyến giáp 19
1.3.1. Tỷ lệ mắc 19
1.3.2. Một số yếu tố nguy cơ ung thư biểu mô tuyến giáp 20
1.4. Một số đặc điểm bệnh học của ung thư biểu mô tuyến giáp 21
1.4.1. Phân giai đoạn ung thư biểu mô tuyến giáp 21
1.4.2. Phân loại mô bệnh học 23
1.4.3. Đặc điểm di căn hạch 24
1.5. Lịch sử nghiên cứu ung thư tuyến giáp trên thế giới và trong nước 28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tượng 31
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 31
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 32
2.2.2. Công cụ thu thập thông tin 32
2.2.3 Cách thức tiến hành 32
2.3. Các biến nghiên cứu 35
2.4. Xử lý số liệu 36
2.5. Khía cạnh đạo đức nghiên cứu 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1. Một số đặc điểm chung về bệnh nhân và hạch vét được 38
3.2. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 39
3.3. Đặc điểm về khối u 40
3.3.1. Vị trí khối u 40
3.3.2. Dấu hiệu vôi hóa trong u và hạch trên siêu âm 41
3.3.3. Kích thước u nguyên phát 42
3.3.4. Liên quan giữa kích thước u và giai đoạn TNM 43
3.3.5. Đặc điểm mô bệnh học của các khối u 44
3.4. Đặc điểm di căn hạch 46
3.4.1. Tỉ lệ bệnh nhân có và không có di căn hạch 46
3.4.2. Tỉ lệ vi di căn hạch 47
3.4.3. Tỉ lệ di căn hạch theo vị trí u 50
3.4.4. Tỉ lệ hạch di căn theo nhóm hạch 51
3.4.5. Tỉ lệ di căn theo kích thước hạch 52
3.4.6. Số hạch di căn trung bình theo kích thước u 55
3.4.7. Số hạch di căn trung bình theo tuổi 55
3.5. Kết quả nghiên cứu HMMD 56
Chương 4: BÀN LUẬN 58
4.1. Đặc điểm về tuổi và giới của bệnh nhân 58
4.2. Về đặc điểm của khối u 60
4.3. Đặc điểm di căn hạch 63
4.3.1. Tỷ lệ di căn hạch 64
4.3.2. Kích thước hạch di căn 64
4.3.3. Tỉ lệ di căn hạch theo nhóm 65
4.3.4. Tỉ lệ vi di căn 66
4.4. Mối liên quan giữa di căn hạch và u nguyên phát 67
4.4.1. Mối liên quan giữa tỷ lệ di căn hạch và vị trí u 67
4.4.2. Mối liên quan giữa tỉ lệ hạch di căn và KT u 68
4.4.3. Mối liên quan giữa số hạch di căn và tuổi của bệnh nhân 69
4.4.4. Mối liên quan giữa tỉ lệ di căn hạch và kích thước hạch 70
4.4.5. Mối liên quan giữa tỉ lệ di căn hạch và giai đoạn lâm sàng 70
KẾT LUẬN 71
KIẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ môn mô – phôi trường đại học y hà nội (2005), “Mô học”, Nhà xuất bản y học Hà Nội.
2. Lê Thị Vân Anh (2003), “Nghiên cứu mô bệnh học một số ung thư biểu mô tuyến giáp thường gặp tại bệnh viện K Hà Nội”. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa khóa 1997 – 2003.
3. Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Bá Đức, Nguyễn mạnh Quốc & Nguyễn Chấn Hùng (2001), “Tình hình bệnh ung thư ở Việt Nam năm 2000”, Tạp chí thông tin y dược số 2, tr. 19 -26.
4. Nguyễn Quốc Bảo (1999), “Nghiên cứu điều trị ung thư tuyến giáp bằng cắt bỏ tuyến giáp toàn bộ”, Luận văn tốt nghiệp BSCK II, Trường đại học Y Hà Nội.
5. Trần Giang Châu (2002), “Đánh giá một số phương pháp cận lâm sàng trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp nguyên phát”. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện. Trường đại học y Hà Nội.
6. Trịnh Thị Minh Châu, Nguyễn Thị Lộc và C.S., (2002), “Thyroglobulin và tình trạng di căn trong bệnh lý ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật”, Tạp chí y học, số 431, tr. 327 – 30.
7. Vũ Trung Chính (2002), “Nghiên cứu áp dụng phương pháp điều trị ung thư giáp trạng thể biệt hóa bằng cắt bỏ tuyến giáp toàn bộ kết hợp I131”, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học y Hà Nội.
8. Phạm Phan Địch (1998), “Mô học tuyến giáp; Mô học”, Nhà xuất bản y học, tr. 481 – 5.
9. Nguyễn Bá Đức và cs (2010), “Báo cáo sơ bộ kết quả thực hiện dự án quốc gia về phòng chống ung thư giai đoạn 2008 – 2010”, Tạp chí ung thư học Việt Nam, Số 1 – 2010.10. Lê Ngọc Hà, Lê Mạnh Hà, Lê Duy Hương & Nguyễn Thanh Hướng
(2011), “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh 18F-FDG PET/CT ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa có nồng độ thyroglobulin huyết thanh cao và xạ hình toàn thân I131 âm tính “, Tạp chí y dược lâm sàng 108, Tập 6, số đặc biệt, tr. 45 – 63.
11. Trần Trọng Kiểm (2008), “Nghiên cứu phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp kết hợp iode phóng xạ 131 điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa”, Luận văn tiến sĩ y học, Học viện quân y.
12. Nguyễn Tiên Lãng (2008), “Đánh giá phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp phối hợp I-131 điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa”, Luận văn tốt nghiệp BSCK II, Trường đại học y Hà Nội.
13. Phạm Thụy Liên (1993), “Tình hình ung thư ở Việt Nam và công tác phòng chống”, Y học Việt Nam; chuyên đề bệnh ung thư, Tập 173, Số 7
14. Lưu Đình Mùi (2008), “Tuyến giáp; Mô – Phôi, Phần mô học”, Nhà xuất bản y học, tr. 207 – 210.
15. Nguyễn Hoàng Như Nga (2002), “Nghiên cứu giá trị chẩn đoán tế bào học trong ung thư giáp trạng tại bệnh viện K”, Luận văn thạc sỹ y học – Đại học y Hà Nội.
16. Lê Văn Quảng (2001), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị và tìm hiểu một số yếu tố tiên lượng của ung thư tuyến giáp nguyên phát tại bệnh viên K”.Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện. Trường đại học Y Hà Nội.
17. Lê Văn Quảng (2002), “Nhận xét các đặc điểm lâm sàng và các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện K từ năm 1992 – 2000”, Tạp chí y học, Số 431, tr. 323 – 326.
18. Nguyễn Văn Thành (2000), “Đặc điểm giải phẫu bệnh – lâm sàng của ung thư tuyến giáp nguyên phát”, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, số đặc biệt, chuyên đề ung bướu, Tập 4, số 4, tr. 114 – 21.19. Trần Văn Thiệp (2000), “Di căn hạch cổ của carcinoma tuyến giáp dạng nhú.”, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, số đặc biệt, chuyên đề ung bướu, tập 4, số 4, tr. 148 – 203.
20. Lê Trung Thọ và cs (2000), “Nhận xét một số bệnh tuyến giáp qua chẩn đoán tế bào học tại Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm(1990-1999); Báo cáo tại hội nghị khoa học toàn quốc chuyên nghành ” Nội tiết và các rối loạn chuyển hóa” lần thứ nhất tại Hà Nội; Kỷ yếu toàn văn các công trình nghiên cứu khoa học”, Tạp chí nội tiết và các rối loạn chuyển hóa,
tr. 44 -51.
21. Nguyễn Sào Trung (1994), “Bệnh học tuyến giáp; Bệnh học các tạng hệ thống”, Nhà xuất bản y học thành phố Hồ Chí Minh, tr. 110 – 15.
22. Đỗ Quang Trường (2011), “Di căn hạch cổ trong ung thư tuyến giáp thể biệt hóa” , Tạp chí y học thực hành, số 10, tập 787, tr. 22 – 24.
23. Nguyễn Vượng & Lê Trung Thọ (1983), Phát hiện một số bệnh qua chọc hút kim nhỏ, Nhà xuất bản y học, tr. 2 – 150.
24. Nguyễn Vượng và cs (1978), Phát hiện bệnh qua chọc hút tổ chức bằng kim nhỏ, Công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai, tr. 95 – 107.
25. Trương Quang Xuân và c.s. (2002), “Điều trị ung thư giáp trạng bằng đồng vị phóng xạ I131 tại bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí y học thực hành, Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư, tr. 330 -34
Recent Comments