NHẬN XÉT DUNG TÍCH TOÀN PHỔI Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP BỆNH VIỆN BẠCH MAI

NHẬN XÉT DUNG TÍCH TOÀN PHỔI Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Trần Quang Hưng1,, Đoàn Thị Phương Lan2
Mục tiêu: Nhận xét kết quả đo dung tích toàn phổi của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 211 bệnh nhân có chẩn đoán xác định là COPD theo GOLD 2020 được điều trị ngoại trú tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 08/2021 đến tháng 08/2022 và đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu được khai thác tiền sử, khám lâm sàng, cận lâm sàng và đo phế thân ký để ghi nhận các chỉ số nghiên cứu. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu có tuổi trung bình 70,12 ± 7,99 tuổi; tỷ lệ nam/ nữ = 25/1; 94,2% bệnh nhân có hút thuốc, lượng thuốc hút trung bình là 23,27 ± 13,31 bao x năm; 83,4% bệnh nhân có bệnh đồng mắc, hay gặp nhất là tăng huyết áp (43,6%); triệu chứng cơ năng hay gặp nhất là khó thở (98,1%), ho (92,9%), khạc đờm (72,3%); 19,9% có trầm cảm; triệu chứng thực thể hay gặp nhất là rì rào phế nang giảm hoặc mất (91,5%), gõ lồng ngực vang (71,6%), lồng ngực hình thùng (49,3%); 43,2% có bất thường trên điện tim, bất thường hay gặp nhất là dày nhĩ phải (16,1%); 86,4% tăng áp lực động mạch phổi trên siêu âm tim, ở mức nhẹ hoặc vừa; 78,6% có giãn phế nang trên X-quang ngực, 62,8% có khí phế thũng trên cắt lớp vi tính ngực trong đó hay gặp nhất là thể trung tâm tiểu thùy; FEV1 trung bình là 45,35 ± 16,76%, FVC trung bình là 75,25 ± 21,67%, Gaensler trung bình là 45,05 ± 9,6; TLC trung bình là 124,15 ± 35,43%, RV trung bình là 180,88 ± 95,9%, FRC trung bình là 161,67 ± 66,74%, RV/TLC trung bình là 138,74 ± 39,98%. Tỷ lệ TLC, RV, FRC, RV/TLC ≥ 120% lần lượt là 47,4%, 74,4%, 70,6%, 67,3%; TLC có mối tương quan tuyến tính đơn biến với các yếu tố hút thuốc, mMRC, lồng ngực hình thùng, rale rít ngáy, rì rào phế nang giảm hoặc mất, giãn phế nang trên X-quang, khí phế thũng trên cắt lớp vi tính; trong phân tính tương quan tuyến tính đa biến, lồng ngực hình thùng là yếu tố độc lập có ý nghĩa dự đoán về sự tăng TLC. Kết luận: Tỷ lệ TLC, RV, FRC, RV/TLC ≥ 120% lần lượt là 47,4%, 74,4%, 70,6%, 67,3%. TLC có mối tương quan tuyến tính đơn biến với các yếu tố hút thuốc, mMRC, lồng ngực hình thùng, rale rít ngáy, rì rào phế nang giảm hoặc mất, giãn phế nang trên X-quang, khí phế thũng trên cắt lớp vi tính. Lồng ngực hình thùng là yếu tố độc lập có ý nghĩa dự đoán về sự tăng TLC

MÃ TÀI LIỆU

 TCYDH.2022.02777

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một vấn đề lớn của sức khỏe cộng đồng. Theo ước tính năm 2010 trên thế giới có khoảng 328 triệu người mắc bệnh vàgây tử vong khoảng 2,9 triệu người1,2. Tổ chức y tế thế giới dự báo vào năm 2030 COPD sẽ là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 4 và gây tàn phế hàng thứ 7 trên thế giới3. Ở bệnh nhân COPD, tình trạng căng phồng phổi quá mức gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như giảm khả năng gắng sức, khó thở, giảm thông khí, tăng CO2 máu và rối loạn chức năng tim mạch4. Theo các nghiên cứu, sự xuất hiện căng phồng phổi quá mức trong COPD diễn ra một cách âm thầm. Ở giai đoạn sớm (GOLD I) hiện tượng căng phồng phổi quá mức cũng đã xuất hiện6,7.Phế thân ký (plethysmography) là tiêu chuẩn vàng  chẩn  đoán  giãn  phế  nang.  Ở  Việt  Nam, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá mức độ giãn phế nang ở bệnh nhân COPD bằng phế thân ký. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: Nhận xét kết quả đo dung tích toàn phổi của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/