Nồng độ fructosamin huyết thanh trong đánh giá mức độ kiểm soát đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2

Luận văn bác sĩ nội trú Nồng độ fructosamin huyết thanh trong đánh giá mức độ kiểm soát đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh nội tiết – chuyển hóa có tốc độ tăng nhanh trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển; trong đó, đái tháo đường typ 2 chiếm tới 90 – 95% [25]. Bệnh có tính chất xã hội, gây ảnh hưởng rất lớn tới không chỉ ngành y tế mà cả kinh tế xã hội. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid, protid và lipid do hậu quả của kháng insulin kết hợp với giảm chế tiết insulin tương đối hay tuyệt đối. Tăng glucose máu dẫn đến các biến chứng cấp tính và lâu ngày dẫn đến tình trạng tổn thương, rối loạn và suy giảm chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là tim, mắt, thận, thần kinh.

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00619

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0927.007.596


Cùng với sự phát triển kinh tế kéo theo sự thay đổi lối sống công nghiệp làm giảm các hoạt động thể lực, tình trạng dồi dào về thực phẩm, tốc độ đô thị hóa nhanh và sự già đi của dân số đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đái tháo đường phát triển nhanh trên phạm vi toàn thế giới. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF – International Diabetes Federation), năm 2013, thế giới có khoảng 382 triệu người mắc đái tháo đường; dự tính đến năm 2035, tức trong vòng chưa đầy 25 năm tới con số này tăng trên 592 triệu người. Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây ra khoảng 5,1 triệu ca tử vong trong năm 2013 [36].
Kiểm soát đường máu trong điều trị đái tháo đường là yếu tố then chốt để ngăn ngừa và làm chậm tiến triển các biến chứng của bệnh. Trong quá trình điều trị, các chỉ số glucose, HbA1C và fructosamin được dùng để theo dõi và đánh giá hiệu quả việc kiểm soát đường máu. Glucose máu phản ánh chính xác nồng độ glucose trong máu tại thời điểm lấy máu xét nghiệm nhưng không đánh giá được sự dao động của nồng độ glucose máu trong cả quá trình điều trị.2 HbA1C (Hemoglobin A1C) là một chỉ số được dùng phổ biến trong theo dõi bệnh nhân đái tháo đường. HbA1C phản ánh đường máu trung bình của bệnh nhân trong thời gian khoảng 3 tháng trước đó và có ý giá trị dự đoán các biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, HbA1C không cho phép đánh giá kiểm soát đường máu trong thời gian ngắn (2 – 3 tuần) và nhiều trường hợp xét nghiệm HbA1C không đáng tin cậy như bệnh nhân thiếu máu, rối loạn cấu trúc huyết sắc tố… [41].
Fructosamin là sản phẩm đường hóa của albumin, phản ánh lượng đường trong phức hợp của glucose với albumin. Glucose gắn vào albumin theo tỷ lệ thuận và một chiều, tức là khi đã gắn vào sẽ không tách rời. Thời gian tồn tại của Fructosamin trong máu tương đương với albumin (thời gian bán hủy của albumin là 14 – 20 ngày). Vì vậy, fructosamin có giá trị thăm dò kết quả điều trị được sớm hơn so với HbA1C: khoảng 1 – 3 tuần so với HbA1C là 6 – 8 tuần [27]. Ngoài ra, trong những trường hợp xét nghiệm HbA1C không phản ánh chính xác sự dao động của đường máu thì xét nghiệm fructosamin được thực hiện thay thế [39].
Khoa khám bệnh – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên quản lý một lượng lớn bệnh nhân đái tháo đường và xét nghiệm fructosamin huyết thanh mới được triển khai. Để có căn cứ khoa học giúp cho việc quản lý, chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường được tốt hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Nồng độ fructosamin huyết thanh trong đánh giá mức độ kiểm soát đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” với mục tiêu:
1. Mô tả nồng độ fructosamin huyết thanh ở các bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
2. So sánh sự phù hợp của fructosamin huyết thanh và HbA1C trong đánh giá mức độ kiểm soát đường máu ở các đối tượng trên

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….1
Chương 1. TỔNG QUAN ……………………………………………………………………………………………………………………….3
1.1. Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ……………………………………………………………………………………………….3
1.2. Phân loại đái tháo đường ………………………………………………………………………………………………………………….5
1.3. Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 2……………………………………………………………………………………………….8
1.4. Đặc điểm lâm sàng và các biến chứng…………………………………………………………………………………..9
1.5. Các phương pháp điều trị đái tháo đường typ 2 ………………………………………………………….13
1.6. Các chỉ số đánh giá kiểm soát đường máu ………………………………………………………………………17
1.7. Các nghiên cứu về fructosamin trong nước và nước ngoài………………………………..28
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………31
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………………………………31
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn………………………………………………………………………………………………………………………31
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ …………………………………………………………………………………………………………………………32
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………………………………….32
2.3. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………………….32
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………………………………………………………….32
2.3.2. Chỉ tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………………………….33
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………………………………………………………..34
2.4. Vật liệu nghiên cứu…………………………………………………………………………………………………………………………….38
2.5. Xử lý số liệu …………………………………………………………………………………………………………………………………………….38
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………………………………………………………….39
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………………….41
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………….41
3.2. Đặc điểm nồng độ fructosamin huyết thanh của các đối tượng nghiên cứu..453.3. So sánh sự phù hợp của HbA1C và fructosamin huyết thanh trong đánh
giá kiểm soát đường máu …………………………………………………………………………………………………………………………50
Chương 4. BÀN LUẬN…………………………………………………………………………………………………………………………55
4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………55
4.2. Đặc điểm nồng độ fructosamin huyết thanh của đối tượng nghiên cứu…..58
4.3. So sánh sự phù hợp của frutosamin và HbA1C trong đánh giá kiểm soát
đường máu……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………63
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….69
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………………………………………………………..71
TÀI LIỆU THAM KHẢODANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Sự phân bố và gia tăng ĐTĐ theo khu vực …………………………………………………………4
Bảng 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HbA1C …………………………23
Bảng 2.1. Phân loại tăng huyết áp ở người ≥ 18 tuổi…………………………………………………………34
Bảng 2.2. Phân loại thể trạng theo BMI (WHO – 2000, phân loại dành riêng
cho khu vực châu Á) …………………………………………………………………………………………………………35
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân ĐTĐ typ 2 (theo
hội Nội tiết và ĐTĐ Việt Nam) …………………………………………………………………………………37
Bảng 2.4. Ý nghĩa của hệ số Kappa…………………………………………………………………………………………………39
Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh và tuổi trung bình theo giới …………………………………………………..41
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi ……………………………………………..41
Bảng 3.3. Thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu……………………………………………..42
Bảng 3.4. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu luyện tập thê dục………………………………………………..43
Bảng 3.5. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có tiền sử hút thuốc lá ……………………………………44
Bảng 3.6. Phân bố thể trạng theo BMI của đối tượng nghiên cứu ………………………….44
Bảng 3.7. Tiền sử gia đình liên quan đến THA, ĐTĐ………………………………………………………45
Bảng 3.8. Hàm lượng fructosamin trung bình của đối tượng nghiên cứu…………45
Bảng 3.9. Hàm lượng fructosamin trung bình theo nhóm tuổi tại thời điểm T1……..46
Bảng 3.10. Hàm lượng fructosamin trung bình theo thời gian mắc bệnh tại
thời điểm T1 …………………………………………………………………………………………………………………………..46
Bảng 3.11. Hàm lượng fructosamin trung bình theo protein niệu tại thời điểm T1 …..47
Bảng 3.12. Tương quan giữa hàm lượng fructosamin và chỉ số lipid máu tại
thời điểm T1 …………………………………………………………………………………………………………………………..47
Bảng 3.13. Kiểm soát đường máu thông qua chỉ số fructosamin của đối tượng
nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………………………………….48Bảng 3.14. Kiểm soát đường máu thông qua chỉ số fructosamin theo nhóm
tuổi tại thời điểm T1 ………………………………………………………………………………………………………..48
Bảng 3.15. Kiểm soát đường máu thông qua chỉ số Fructosamin theo thời gian
mắc bệnh tại thời điểm T1………………………………………………………………………………………….49
Bảng 3.16. Kiểm soát đường máu thông qua chỉ số fructosamin theo protein
niệu tại thời điểm T1……………………………………………………………………………………………………….49
Bảng 3.17. Hàm lượng HbA1C trung bình của đối tượng nghiên cứu ………………50
Bảng 3.18. Kiểm soát đường máu thông qua chỉ số HbA1C của đối tượng
nghiên cứu……………………………………………………………………………………………………………………………….50
Bảng 3.19. Tương quan giữa hàm lượng glucose, fructosamin và HbA1C …….51
Bảng 3.20. Sự phù hợp giữa hai phương pháp fructosamin và HbA1C trong
đánh giá đối tượng nghiên cứu đạt mục tiêu (T1)……………………………………53
Bảng 3.21. Sự phù hợp giữa hai phương pháp fructosamin và HbA1C trong
đánh giá đối tượng nghiên cứu đạt mục tiêu (T2)……………………………………54
Bảng 3.22. Sự phù hợp giữa hai phương pháp fructosamin và HbA1C trong
đánh giá đối tượng nghiên cứu đạt mục tiêu (T3)……………………………………54
Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu đánh giá cân bằng đường huyết theo HbA1C
của một số tác giả. ………………………………………………………………………………………………………………..65DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Các biến chứng của ĐTĐ ………………………………………………………………………………………………..13
Hình 1.2. Khuyến cáo điều trị ĐTĐ typ 2 theo ADA (2016) ……………………………………..17
Hình 1.3. Mô hình phân tử hemoglobin A …………………………………………………………………………………20
Biểu đồ 3.1. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu…………………………………….42
Biểu đồ 3.2. Tiền sử các bệnh lý liên quan………………………………………………………………………………..43
Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa fructosamin và HbA1C tại thời điểm T1…………..52
Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa fructosamin và HbA1C tại thời điểm T2…………..52
Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa fructosamin và HbA1C tại thời điểm T3…………..5

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/