RỐI LOẠN LO ÂU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
RỐI LOẠN LO ÂU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Giao 1, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh1,, Võ Ý Lan1, Nguyễn Đăng Dung1, Nguyễn Thị Ngọc Hân
Xác định tỷ lệ lo âu và các yếu tố liên quan trên giảng viên bốn trường đại học tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 08 năm 2022 trên đối tượng giảng viên đang công tác tại 4 trường, có thời gian công tác trên 1 năm. Sử dụng thang đo tự đánh giá lo âu Zung (Zung Self Rating Anxiety Scale-SAS) có 20 câu hỏi để đo lường các mức độ lo âu của giảng viên. Số liệu được thu thập thông qua bộ câu hỏi tự điền. Có 394 giảng viên tham gia nghiên cứu, tuổi trung bình 38,6 ± 8,7 tuổi, giới nữ (60,7%) chiếm đa số. Tỷ lệ lo âu được ghi nhận 13,5% với mức độ nhẹ, vừa và nặng lần lượt là 10,5%, 2,5% và 0,5%. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa lo âu với kiến thức đủ về COVID-19 và stress (p<0,05). Tỷ lệ rối loạn lo âu ở giảng viên tuy thấp, những đây có thể là bằng chứng cần quan tâm để triển khai các hoạt động tầm soát tâm lý và hỗ trợ kịp thời.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02784 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Rối loạn lo âu là một trong những dạng rối loạn tâm lý phổbiến. Người bệnh thường có cảm giác lo lắng quá mức đối với một tình huống hoặc sựviệc, thậm chí có thểlo lắng rất vô lý. Cáctriệu chứng rối loạn lo âucó thểxuất hiện dưới nhiều cách khác nhau, có thểlà đột ngột hoặc từtừvà kéo dài cho đến khi người bệnh nhận ra các triệu chứng. Các triệu chứng có thể cản trở các hoạt động hàng ngày như hiệu suất công việc, bài tập ở trường và các mối quan hệ. Có một số loại rối loạn lo âu, bao gồm rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn hoảngsợ, rối loạn lo âu xã hội và các rối loạn liên quan đến ám ảnh khác nhau, nếu tình trạng rối loạn lo âu kéo dài có thểảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh [1]. Theo báo cáo của WHO ở Khu vực Tây Thái Bình Dương có hơn 100 triệu người bị rối loạn sức khỏe tâm thần, chỉ riêng rối loạn trầm cảm chiếm 5,73% gánh nặng bệnh tật ở khu vực này. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện Tâm thần Quốc gia, tỷ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần phổ biến năm 2014 là 14,2%, trong đó có 2,45% là rối loạn trầm cảm và tỷ lệ tự tử năm 2015 là 5,87 trên 100.000 dân [2]. Nghiên cứu của Renee (2020) đã chỉ ra rằng tỷ lệ lo lắng tăng từ 5,12% năm 2008 lên 6,68% năm 2018, và đang có xu hướng trẻ hóa, các mối liên quan với lo lắng bao gồm nhiều yếu tố trong đó có trình độ học vấn [3]. Mặt khác, trong giai đoạn đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của dân số trên toàn thế giới, trong đó không ít người mắc rối loạn lo âu hậu COVID-19. Một nghiên cứu của Ba Lan cho thấy trong đợt dịch thứ hai ở nước này, 20% người dân có các triệu chứng rối loạn lo âu và gần 19% có các triệu chứng lo âu và trầm cảm [4]. Do đó, việc xác định tỷ lệ lo âu ở giảng viên các trường đại học là hết sức cần thiết để đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp.
Recent Comments