ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, VI SINH VÀ KẾT CỤC NGẮN HẠN CỦA VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, VI SINH VÀ KẾT CỤC NGẮN HẠN CỦA VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Lê Thị Xuân Mai1,, Đỗ Thị Tường Oanh
Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi sinh và kết cục ngắn hạn của VPMPCĐ trên bệnh nhân BPTNMT nhập viện đồng thời khảo sát các yếu tố nguy cơ mắc VPMPCĐ ở bệnh nhân BPTNMT. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ trên 180 bệnh nhân BPTNMT nhập viện vì các triệu chứng hô hấp mới. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm VPCĐ (n=58) và ĐCBPTNMT (n=122) dựa trên hình ảnh thâm nhiễm hoặc đông đặc mới tiến triển trên phim X quang ngực. Các đặc điểm nhân trắc học, lâm sàng, cận lâm sàng, vi sinh và diễn tiến trong thời gian nằm viện đều được ghi nhận.  Kết quả: Tỉ lệ VPCĐ ở bệnh nhân BPTNMT nhập viện là 32,2%. Bệnh nhân BPTNMT mắc VPCĐ có BMI thấp hơn, mức độ tắc nghẽn (FEV1%) nặng hơn, tỷ lệ eosinophil <0,1K/µl nhiều hơn, biểu hiện lâm sàng (sốt, đàm mủ, tăng lượng đàm) và các chỉ số cận lâm sàng (tăng bạch cầu, giảm eosinophil, tăng CRP, thay đổi khí máu động mạch) nặng nề hơn so với đợt cấp BPTNMT. Nhóm bệnh nhân VPCĐ có tỉ lệ suy hô hấp cao hơn và thời gian nằm viện dài hơn so với nhóm đợt cấp. Các yếu tố nguy cơ độc lập dự đoán VPCĐ ở bệnh nhân BPTNMT bao gồm sốt (OR=3,4451); FEV1<30% (OR=3,517); BC>10K/µL (OR= 3,115), CRP (OR=1,061). Điểm cắt CRP là 15,745mg% với AUC 0,912; độ nhạy 93,1%; độ đặc hiệu 77%. Kết luận: Bệnh nhân BPTNMT nhập viện vì VPCĐ có nhiều điểm khác biệt về lâm sàng, cận lâm sàng và diễn tiến bệnh so với đợt cấp BPTNMT và có các yếu tố nguy cơ độc lập dự đoán sự xuất hiện của VPCĐ ở bệnh nhân BPTNMT.

MÃ TÀI LIỆU

 TCYDH.2022.02785

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Đợt cấp là biến cố thường xuất hiện trong diễn tiến tự nhiên của bệnh nhân BPTNMT, cũng là lý do nhập viện khá phổ biến ở nhóm bệnh nhân này. Theo GOLD 2020, đợt cấp BPTNMT là một  biếncốcấp  tính,  đặc  trưng  bởi  sự  trầm trọng  thêm  các  triệu  chứng  hô  hấp  vượt  quá mức dao động hằng  ngàyvà dẫn tới việcphải thay  đổi  điều  trị[1].  Viêm  phổi  mắc  phải  cộng đồng  (VPMPCĐ)  là  nguyên  nhân  gây  tử  vong hàng  đầu  trong  các  bệnh  lý  nhiễm  khuẩn,  lại thường gặp ở người già và những người mắc các bệnh mãn tính như BPTNMT [2]. Viêm phổi là tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp dướiđặc trưng bởicác  sang thươngnằm  chủ  yếu  ởnhu  mô phổi,  cácphế nang bị viêm chứa đầydịch hoặc mủbiểu  hiện  bởi  đông  đặc  hoặc  thâm  nhiễm trên hình ảnh học. Một số tài liệu y văn gần đây đã nhấn mạnh nguy cơ tăng VPMPCĐ liên quan đến việc sử dụng corticosteroid dạng hít (ICS) ở bệnh nhân BPTNMT và sự cần thiết phải chỉ định sử dụng ICS hợp lý [1]. Như  vậy,  đợt  cấp  BPTNMT  và  VPMPCĐ  là những bệnh lý phổ biến làm tăng tỉ lệ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân BPTNMT. Trên thực tế lâm sàng, không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định chẩn đoán viêm phổi hay đợt cấp ở những bệnh nhân BPTNMT nhập viện vì các triệu chứng hô hấp cấp tính. Hai nhóm bệnh lý này có những đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nào khác biệt nhau, diễn tiến bệnh và tỉ lệ tử vong có tương tự nhau không,  yếu tố nào  khiến cho  bệnh nhân BPTNMT dễ mắc VPMPCĐ?  Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm 3 mục tiêu:-Xác  định  tỷ  lệ  VPMPCĐ  trên  bệnh  nhân BPTNMT nhập viện tại bệnh viện Nhân Dân 115 TPHCM.-So sánh đặc điểm lâm sàng,cận lâm sàng, vi sinh, kết cục ngắn hạngiữa nhóm bệnh nhân BPTNMT nhập viện vì VPMPCĐ và nhập viện vì đợt cấp.-Khảo sát các yếu tố nguy cơ dự đoán mắc VPMPCĐ trên bệnh nhân BPTNMT.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/