SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TRONG PHẪU THUẬT TUYẾN GIÁP BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TRONG PHẪU THUẬT TUYẾN GIÁP BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
Bùi Ngọc Huệ1, Ngô Thị Bích Thanh1, Đỗ Xuân Hải2,
1 Bệnh viện trung ương quân đội 108
2 Học viện quân y
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân cắt tuyến giáp có sử dụng kháng sinh dự phòng. Đối tượng và phương pháp: 100 bệnh nhân mổ bệnh lí tuyến giáp có sử dụng kháng sinh dự phòng. Nghiên cứu mô tả, cắt ngang tại Khoa Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: Ung thư tuyến giáp chiếm 92%, tuổi trung bình 43,6 ± 10, nữ 87%. Loại phẫu thuật sạch 94%, ASA I: 84%. 100% bệnh nhân được sử dụng kháng sinh dự phòng. Sau mổ 70% bệnh nhân được thay băng 02 lần, vết mổ liền tốt với 97%, biến chứng sớm sau mổ dò dưỡng chấp chiếm 3%. Kết luận: Sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật bệnh lí tuyến giáp là có hiệu quả tốt.

MÃ TÀI LIỆU

 TCYDH.2022.02630

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Kháng sinh dự phòng (KSDP) là việc sử dụng kháng sinh trước khi xảy ra nhiễm khuẩn nhằm mục đích ngăn ngừa và được sử dụng trước trước khi rạch da, có thể bổ sung lại trong 24 giờ sau phẫu thuật. Hiệu quả của KSDP đã được nghiên cứu và chứng minh bởi các tác giả như Burke (1961), Pavel A. và cộng sự năm 1974 [1], [2].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới KSDP sử dụng muộn nhất là 120 phút trước khi rạch da sẽ làm giảm nguy cơ đáng kể về nhiễm khuẩn vết mổ [3]. Tại Bệnh viện TƯQĐ 108, kháng sinh dự phòng được sử dụng ở hầu hết các chuyên ngành mang lại nhiều kết quả tốt. Tại khoa Phẫu thuật Lồng ngực chúng tôi sử dụng KSDP với loại phẫu thuật sạch, sạch nhiễm và không sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật như trước đó. Nhằm đánh giá hiệu quả của KSDP trên nhóm bệnh nhân phẫu thuật tuyến giáp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu sau: đánh giá kết quả kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân phẫu thuật cắt tuyến giáp có sử dụng kháng sinh dự phòng
Chi tiết bài viết
Từ khóa

kháng sinh dự phòng, bệnh lí tuyến giáp.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Quốc Anh (2011). Nhiễm khuẩn vết mổ và các biện pháp dự phòng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
2. Lê Thị Anh Thư (2011). Giáo trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Nhà xuất bản Y học, 130 – 142.
3. WHO (2002), Microorganisms-Epidemiology of nosocomial infection, Prevention of hospital acquired infections, A practical guide 2nd edition, 6 – 7.
4. Bộ y tế (2015). Tài liệu hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Quyết định số 708/QĐ-BYT.
5. Bộ Y tế (2012). Hướng dẫn phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ, Quyết định số 3671/QĐ-BYT.
6. Nguyễn Khánh Dư (2012). Bệnh của tuyến giáp. Nhà xuất bản tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
7. Phạm Ngọc Trường (2015). Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân Y.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/