ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN LÕM NGỰC BẨM SINH
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN LÕM NGỰC BẨM SINH
Đào Duy Phương1, Hồ Tất Bằng2,3, Lâm Thảo Cường4,5, Lê Thị THiên Nga4, Trần Thanh Vỹ4,6,
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng theo nhóm tuổi của các bệnh nhân lõm ngực bẩm sinh được điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang, đối tượng là bệnh nhân lõm ngực bẩm sinh được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM từ tháng 3/2008 đến tháng 12/2016. Bệnh nhân được chia làm 5 nhóm tuổi 2-5 tuổi, 6-11 tuổi, 12-15 tuổi, 16-18 tuổi và trên 18 tuổi. Các triệu chứng lâm sàng được ghi nhận tại thời điểm nhập viện đặt thanh nâng ngực. Kết quả: Có 719 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu, tuổi trung bình là 12,4 ± 5,7 tuổi, tỉ lệ nam giới 74,1%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là ảnh hưởng tâm lý (66,8%), khó thở khi gắng sức (22,7%), đau ngực (37,8%), thiếu sức khi tập luyện (36,4%). Độ tuổi càng lớn, tỉ lệ các triệu chứng cơ năng càng cao. Phần lớn bệnh nhân lõm ngực nhẹ cân, chỉ số khối cơ thể (BMI) < 18,5 chiếm 74,4%. Kết luận: Bệnh nhân lõm ngực ≥ 12 tuổi bắt đầu có ảnh hưởng thể chất và tâm lý, tỉ lệ các triệu chứng tăng dần theo tuổi. Trong đó, ảnh hưởng tâm lý là triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất ở các bệnh nhân có dị dạng lõm ngực bẩm sinh.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02629 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Dị dạng lõm ngực bẩm sinh là sự lõm vào của thành ngực trước do phát triển bất thường của một số xương sườn và xương ức. Đây là loại dị dạng thường gặp nhất trong các khiếm khuyết bẩm sinh của khung xương thành ngực. 1/3 số các trường hợp phát hiện ngay sau sinh, số còn lại khởi phát lúc dậy thì [1]. Dị dạng lõm ngực gây nên những bất thường trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ. Ở trẻ nhỏ, do chưa nhận thức về hình thể lồng ngực nên bệnh nhi chưa có sự thay đổi về khía cạnh tâm lý. Tuy nhiên, khi đến tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu có tâm lý mặc cảm, tự ti, xấu hổ về hình dáng lồng ngực của mình nên hay có biểu hiện xa lánh bạn bè, hạn chế
tham gia các hoạt động xã hội, không tham gia các sinh hoạt ngoài trời hay các hoạt động thể dục thể thao có khả năng bộc lộ lồng ngực [2-4].
Bên cạnh những ảnh hưởng về mặt tâm lý – thẩm mỹ, lõm ngực còn gây hạn chế phát triển thể chất của trẻ. Trẻ có dị dạng lõm ngực thường có những biểu hiện như: mệt mỏi, hồi hộp, đau vùng trước ngực, đau tức khi ăn uống, thở nhanh nông, nhiễm trùng hô hấp kéo dài, nếu diễn tiến thường xuyên có thể đưa đến hen phế quản, bệnh nhân cảm thấy khó thở đặc biệt khi tham gia các hoạt động thể lực [2-5]. Để xác định độ tuổi thích hợp để phẫu thuật chỉnh sửa dị dạng, những triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân cũng là những khía cạnh mà chúng tôi quan tâm. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các đặc điểm lâm sàng của dị dạng lõm ngực bẩm sinh theo các nhóm tuổi khác nhau, nhằm tìm ra độ tuổi phẫu thuật tối ưu, hạn chế tối đa những ảnh hưởng về mặt lâm sàng do dị dạng lõm ngực gây nên
Recent Comments