Thăm dò chức năng tuyến cận giáp ở bệnh nhân sau phẫu thuật cắt tuyến giáp

Luận văn Thăm dò chức năng tuyến cận giáp ở bệnh nhân sau phẫu thuật cắt tuyến giáp.Nghiên cứu trên thế giới cho thấy u tuyến giáp được phát hiện qua siêu âm và phẫu tích xác hàng loạt cho kết quả với tỉ lệ từ 30% – 50%. Bệnh gặp chủ yếu ở nữ giới; tỉ lệ nữ/nam khoảng 2/1 – 5/1 và 90% – 95% số trường hợp là tổn thương lành tính [1].
Phẫu thuật được chỉ định đối với các trường hợp có nguy cơ ác tính hóa, có biểu hiện cường giáp; không đáp ứng với điều trị nội khoa, u to gây chèn ép cơ quan chức năng sống, ảnh hưởng thẩm mỹ. Phẫu thuật phải lấy bỏ toàn bộ khối u và phải đảm bảo duy trì được chức năng của tuyến cận giáp, thần kinh thanh quản trên (TKTQT) và thần kinh thanh quản quặt ngược (TK TQQN).

MÃ TÀI LIỆU

THS.00008

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Phẫu thuật tuyến giáp được Paulus thực hiện từ những năm 500, Albucosi mô tả từ những năm 1000. Trong suốt hơn 800 năm về sau, với tỉ lệ tử vong từ 20% đến trên 40% do các biến chứng mà nguyên nhân không được giải thích rõ ràng, phẫu thuật tuyến giáp từng bị xếp là loại phẫu thuật đe dọa tính mạng bậc nhất [2]. Cho đến nay, với ứng dụng của các loại dụng cụ mới, cách thức tiếp cận phẫu thuật mới, phẫu thuật tuyến giáp đã dần đạt đến độ hoàn hảo trong điều trị bệnh lý tuyến giáp. Tuy vậy, các biến chứng về tuyến cận giáp sau mổ vẫn còn gặp một tỷ lệ đáng kể: hạ calci máu sau mổ có thể gặp đến 49%, suy cận giáp tạm thời sau mổ dao động từ 8 – 13% [3], suy cận giáp vĩnh viễn sau mổ dao động từ 1 – 6% [4]. Tình trạng hạ calci máu, suy cận giáp có thể gây ra các biến chứng cấp tính nguy hiểm đến tính mạng như co thắt thanh quản, cơn ngất, cơn Tetany, suy tim, rối loạn nhịp tim,…và các biến chứng mạn tính ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân như đục thủy tinh thể, da khô, tóc xơ, răng xấu,… 
Trong nước, tuy phẫu thuật tuyến giáp được thực hiện ở nhiều chuyên khoa khác nhau (Ngoại khoa, Ung bướu, Tai Mũi Họng, Ngoại nội tiết…) nhưng lại chưa có nhiều báo cáo về vấn đề này, đặc biệt là vấn đề theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Thăm dò chức năng tuyến cận giáp ở bệnh nhân sau phẫu thuật cắt tuyến giáp” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá chức năng tuyến cận giáp ở các bệnh nhân sau phẫu thuật cắt tuyến giáp.
2. Nhận xét mối liên quan giữa tình trạng chức năng tuyến cận giáp với bệnh lý tuyến giáp và phương pháp phẫu thuật.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Sơ lược về giải phẫu và sinh lý tuyến giáp và tuyến cận giáp 3
1.1.1 Giải phẫu tuyến giáp và tuyến cận giáp 3
1.1.2 Liên quan giải phẫu ứng dụng trong phẫu thuật tuyến giáp 7
1.1.3 Sơ lược về sinh lý tuyến giáp và tuyến cận giáp 10
1.2 Các phương pháp phẫu thuật cắt tuyến giáp 15
1.2.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu 15
1.2.2 Phân loại phẫu thuật tuyến giáp 15
1.2.3 Kỹ thuật mổ cắt tuyến giáp 17
1.2.4 Biến chứng của phẫu thuật cắt tuyến giáp 18
1.3 Tình trạng rối loạn chức năng tuyến cận giáp sau mổ 19
1.3.1 Sơ lược về hạ calci máu 19
1.3.2 Hạ calci máu sau phẫu thuật 21
1.3.3 Sơ lược về suy cận giáp 22
1.3.4 Suy cận giáp sau phẫu thuật 24
1.3.5 Các nghiên cứu về suy cận giáp sau phẫu thuật tuyến giáp 28
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.2 Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1 Các bước tiến hành 30
2.2.2 Nội dung 31
2.2.3 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 35
2.2.4 Xử lý số liệu 36
2.2.5 Khía cạnh đạo đức của đề tài 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1 Một số đặc điểm dịch tễ học 37
3.1.1 Phân bố BN theo giới 37 
3.1.2 Phân bố BN theo tuổi 37
3.1.3 Phân bố BN theo thời gian bị bệnh 38
3.1.4 Phân bố BN theo loại phẫu thuật 39
3.2. Đánh giá tình trạng tuyến cận giáp sau phẫu thuật 39
3.2.1 Đánh giá tình trạng tuyến cận giáp sau mổ 24h 39
3.2.2 Đánh giá tình trạng tuyến cận giáp sau mổ 72h 40
3.2.3 Đánh giá tình trạng tuyến cận giáp sau mổ 1 tháng 41
3.2.4 So sánh các tỷ lệ BN hạ calci máu, BN suy cận giáp ở các thời điểm
sau mổ 24h – 72h – 1 tháng 41
3.2.5 Phân bố BN có các biến chứng tuyến cận giáp trong từng loại phẫu
thuật 43
3.2.6 Phân bố BN có biến chứng tuyến cận giáp trong từng loại bệnh lý
tuyến giáp 44
3.2.7 Mức dao động calci máu toàn phần qua các thời điểm 45
3.2.8 Mức dao động PTH qua các thời điểm 46
3.2.9 So sánh sự dao động calci máu toàn phần của nhóm hạ calci máu và
nhóm calci máu bình thường 47
3.2.10 So sánh sự dao động PTH của nhóm suy cận giáp và nhóm không
suy cận giáp 48
3.2.11 Đánh giá tỷ lệ BN đạt mục tiêu điều trị qua các thời điểm trong
nhóm suy cận giáp 49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 50
4.1. Đặc điểm dịch tễ 50
4.1.1 Giới 50
4.1.2 Tuổi 51
4.1.3 Thời gian bị bệnh 51
4.1.4 Đặc diểm phân bố BN theo loại phẫu thuật 52
4.2 Bàn luận về tình trạng chức năng tuyến cận giáp sau phẫu thuật . 52
4.2.1 Bàn luận về tình trạng chức năng tuyến cận giáp qua các thời điểm …. 52 
4.2.2 So sánh các tỷ lệ hạ calci máu và suy cận giáp ở các thời điểm sau
mổ 24h – 72h – 1 tháng 53
4.2.3 Mối liên quan giữa tình trạng tuyến cận giáp với từng loại phẫu thuật… 54
4.2.4 Mối liên quan giữa tình trạng tuyến cận giáp với loại bệnh lý
tuyến giáp 55
4.2.5 Mức dao động calci máu toàn phần qua các thời điểm 56
4.2.6 Mức dao động PTH qua các thời điểm 56
4.2.7 So sánh sự dao động calci máu toàn phần của nhóm calci máu bình
thường và nhóm hạ calci máu 57
4.2.8 So sánh sự dao động PTH của nhóm suy cận giáp và nhóm không
suy cận giáp 58
4.2.9 Bàn luận về tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị trong nhóm suy cận giáp… 59
KÉT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jennifer A. Nouvo, Leonard Wartofsky (2001). Adverse effects of Iodine – In: Principle and Practice of Endocrinology and Metabolism 3rd edition – edited by Kenneth L. Becker and others – Lippincott William & Wilkins com. – p. 360-366.
2. Richard D. Bliss, Paul G.Gauger, Leigh W.Delbridge (2000). Surgeon’s approach to the thyroid gland: surgical anatomy and the importance of technique – In: World Journal of Surgery 24: p. 891-897.
3. Randolph GW. (2003). Surgery of the thyroid and parathyroid glands. Philadelphia: Saunders.
4. Rosato L., Avenia N., Bernante P. et al. (2004). Complications of thyroid surgery: analysis of a multicentric study on 14,934 patients operated on in Italy over 5 years. World J Surg 28: p.271-276.
5. Frank H. Netter (1997). Atlas Giải phẫu người (sách dịch – Nguyễn Quang Quyền, Phạm Đăng Diệu), Nhà xuất bản Y học.
6. Trường Đại học Y Hà Nội – Bộ môn Giải phẫu (2001). Khí quản, tuyến giáp, tuyến cận giáp, Giải phẫu người tập I – Chủ biên: Trịnh Văn Minh, Nhà xuất bản Y học, trang 595-604.
7. Hop N. Le, Jeffrey A. Nrton (2001). Surgical Manegement of Hyperparathyroidism – In: Endocrinology 4th edition Vol II – edited by Leslie D.Groot, Jameson Larry J.- W.B. Saunders company – p. 1111¬1120.
8. Henry J.F, Audriffe J, Denizot A. et al. (1988). The non-recurrent inferior laryngeal nerve : Review of 33 cases including two on the left side – Surgery , 104: p. 977-984.
9. Trần Phan Chung Thủy (2005). Cordotomy và sử dụng MiltomycinC điều trị liệt cơ mở thanh quản tại Khoa TMH Bệnh viện Chợ Rẫy, Kỷ yếu Công trình Khoa học Hội nghị khoa học ngành TMH năm 2005, trang 223-230.
10. Phạm Thị Minh Đức (2007). Sinh lý nội tiết, Sinh lý học, Nhà Xuất bản Y học, trang 308-332.
11. Dolores Shoback (2008). Hypoparathyroidism – N Engl J Med 2008; 359: 391 – 403.
12. Katherine E. H., Thomas J.B. et al. (2011). Các rối loạn của xương và chuyển hóa khoáng chất, Nội tiết học trong thực hành lâm sàng (sách dịch – Chủ biên: Nguyễn Khoa Diệu Vân), Nhà xuất bản Y học, trang 246-272.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/