Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn tập thể của một số trường tiểu học thành phố Hà Nội năm 2018
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn tập thể của một số trường tiểu học thành phố Hà Nội năm 2018.An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) hiện đang là một vấn đề nổi cộm và được sự quan tâm của toàn xã hội. Vấn đề thực phẩm sạch và an toàn hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng, bởi an toàn thực phẩm (ATTP) không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế và an sinh xã hội [1].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2019.00311 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Những bệnh truyền qua đường thực phẩm luôn là mối đe dọa lớn với sức khỏe toàn cầu [2]. Mỗi năm, ở các nước phát triển hàng triệu người bị ngộ độc và tử vong do ăn phải thực phẩm không an toàn, một phần ba dân số bị ảnh hưởng bởi bệnh do thực phẩm gây ra. Vấn đề này còn nghiêm trọng hơn ở các nước đang phát triển [3].
Tại Việt Nam, ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trong những năm gần đây có chiều hướng tăng lên, và đang là một vấn đề rất đáng báo động. Theo kết quả báo cáo của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cho thấy, từ năm 2006 – 2010 cả nước xảy ra 944 ca NĐTP, trong đó 165 vụ NĐTP tại các bếp ăn tập thể (BĂTT). Giai đoạn từ 01/2010 – 12/2014 cả nước xảy ra 847 vụ NĐTP [4]. Giai đoạn 2011 – 2016, toàn quốc đã ghi nhận 1.007 vụ với 30395 người mắc và 164 người tử vong [5]. Năm 2017, cả nước ghi nhận 111 vụ làm 3374 người bị ngộ độc và 22 người tử vong. 6 tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra 44 vụ NĐTP làm 1207 người bị ngộ độc, trong đó 7 trường hợp tử vong [1].
Theo thống kê của cục An toàn thực phẩm, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ NĐTP, trong đó BĂTT là nguyên nhân chủ yếu [6]. Vì thế, công tác đảm bảo ATVSTP tại các BĂTT đang được chính quyền và ngành Y tế rất quan tâm, là một trong những nội dung trọng yếu được quy định tại Luật An toàn thực phẩm được Quốc hội khóa XII đã thông qua [3].
Thành phố Hà Nội là trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, vì vậy thu hút dân cư từ các vùng lân cận đến sinh sống và làm việc dẫn đến dân số tại Hà Nội ngày càng gia tăng, kéo theo vấn đề chăm sóc y tế và vấn đề sử dụng thực phẩm cũng tăng lên. Kết quả điều tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho thấy: năm 2010, trên địa bàn có khoảng 2450 BĂTT, năm 2011 là 2950 BĂTT, năm 2013 là 3149 BĂTT(2325 BĂTT trường học) [7]. Những năm gần đây, năm 2015 là 2410 BĂTT trường học [8]. Năm 2017 là 2418 BĂTT trường học[9].Năm 2018 là 2793 BĂTT trường học (951 trường tiểu học) [10].
Lứa tuổi học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học, cơ thể và tâm lý bắt đầu chuyển qua một giai đoạn mới quan trọng cho việc phát triển thể chất và tinh thần của trẻ [11]. Những năm gần đây, tỷ lệ học sinh ăn bán trú tại trường học có xu hướng tăng lên [7],[8],[9],[10], bên cạnh việc đảm bảo về dinh dưỡng, vấn đề ATTP tại các BĂTT là rất quan trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu về vấn đề ATTP tại BĂTT các trường học là rất cần thiết.
Tại Hà Nội, nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích San năm 2011 ở các trường mầm non quận Cầu Giấy cho thấy, người CBTP có kiến thức đạt là 69,9%, thực hành đạt là 54,5% [12]. Nghiên cứu của Nguyễn Ánh Hồng năm 2015 tại BĂTT trường mầm non huyện Hoài Đức chỉ ra, có 69,2% người CBTP đạt yêu cầu về kiến thức ATTP [13].Nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dương năm 2016 vềBĂTT các trường tiểu học tại Hà Nộiđã chỉ ra có 72,2% số trường đạt điều kiện vệ sinh chung; 70% người CBTP có kiến thức chung đạt; 82,5% có thực hành chung đạt về ATVSTP [14]. Tuy nhiên chưa nhiềunghiên cứu về ATVSTP tại BĂTT các trường tiểu học cảkhu vực nội thành và ngoại thành, Hà Nội. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn tập thể của một số trường tiểu học thành phố Hà Nội năm 2018”, với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn tập thể của một số trường tiểu học thành phố Hà Nội năm 2018.
2. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh thực phẩm của người chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể một số trường tiểu học thành phố Hà Nội năm 2018 và một số yếu tố liên quan.
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Các khái niệm cơ bản 3
1.2. Một số vấn đề về ATVSTP 6
1.2.1. Vai trò, khó khăn, thách thức của ATVSTP hiện nay ở Việt Nam 6
1.2.2. Những nguy cơ về ATVSTP trong BĂTT 9
1.2.3. Những quy định về đảm bảo ATVSTP tại BĂTT 12
1.3. Tình hình ATVSTP tại BĂTT trên thế giới 14
1.4. Thực trạng về điều kiện ATVSTP tại BĂTT ở Việt Nam 15
1.4.1. Tình hình chung 15
1.4.2. Điều kiện ATVSTP tại BĂTT trường học 16
1.5. Thực trạng kiến thức, thực hành về ATVSTP của người CBTP tại BĂTT ở Việt Nam và một số yếu tố liên quan 21
1.6. Một số nét về địa điểm nghiên cứu 24
1.6.1. Tình hình chung 24
1.6.2. Vấn đề ATVSTP 24
1.6.3. Phân cấp quản lý BĂTT tại Hà Nội 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26
2.2.1. Thời gian 26
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 26
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 26
2.3.3. Các nhóm biến số (chi tiết tại phụ lục 4) 28
2.3.4. Công cụ và quy trình thu thập thông tin 30
2.3.5. Các thước đo, tiêu chuẩn đánh giá 31
2.3.6. Sai số và khống chế sai số 37
2.3.7. Xử lý và phân tích số liệu 37
2.3.8. Đạo đức trong nghiên cứu 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1. Điều kiện ATVSTP tại BĂTT các trường tiểu học 39
3.2. Kiến thức, thực hành về ATVSTP của người CBTP tại BĂTT các trường tiểu học 45
3.2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 45
3.2.2. Kiến thức về ATVSTP của người CBTP 46
3.2.3. Thực hành về ATVSTP của người CBTP 56
3.2.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của người CBTP 60
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 62
4.1. Thực trạng điều kiện ATVSTP tại BĂTT của một số trường tiểu học thành phố Hà Nội 62
4.1.1. Điều kiện vệ sinh cơ sở 62
4.1.2. Điều kiện vệ sinh dụng cụ 66
4.1.3. Điều kiện vệ sinh, BQTP, lưu mẫu thực phẩm 69
4.1.4. Hồ sơ pháp lý, sổ sách của bếp 71
4.1.5. Điều kiện vệ sinh chung về ATTP các BĂTT 72
4.2. Kiến thức, thực hành ATTP của người CBTP 74
4.2.1. Thông tin chung của người CBTP 74
4.2.2. Kiến thức ATTP của người CBTP 75
4.2.3. Thực hành ATTP của người CBTP 80
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về ATTP 83
KẾT LUẬN 86
KHUYẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Một số mối nguy và nguồn gốc của những mối nguy đó 10
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn BĂTT và người CBTP 26
Bảng 2.2: Thang điểm đánh giá điều kiện ATVSTP tại BĂTT 32
Bảng 2.3: Thang điểm đánh giá kiến thức về ATVSTP của người CBTP 34
Bảng 2.4: Thang điểm đánh giá thực hành ATVSTP của người CBTP 36
Bảng 2.5: Sai số và khắc phục sai số 37
Bảng 3.1: Điều kiện vệ sinh cơ sở tại các BĂTT 39
Bảng 3.2: Điều kiện vệ sinh dụng cụ tại các BĂTT 40
Bảng 3.3: Điều kiện vệ sinh, BQTP tại các BĂTT 41
Bảng 3.4: Điều kiện thực hiện kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm tại các BĂTT 41
Bảng 3.5: Điều kiện hồ sơ pháp lý, sổ sách tại các BĂTT 42
Bảng 3.6: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 45
Bảng 3.7: Kiến thức về điều kiện với BĂTT 47
Bảng 3.8: Cơ sở y tế có thẩm quyền cấp giấy xác nhận đủ sức khỏe cho người CBTP 47
Bảng 3.9: Kiến thức về thời hạn của giấy chứng nhận kiến thức ATTP 47
Bảng 3.10: Kiến thức về chiều cao bàn sơ chế 48
Bảng 3.11: Kiến thức về thiết kế, bố trí BĂTT 48
Bảng 3.12: Kiến thức về các nguyên nhân gây ÔNTP 49
Bảng 3.13: Kiến thức về ngộ độc thực phẩm 49
Bảng 3.14: Kiến thức về dụng cụ chế biến, chứa đựng thực phẩm 50
Bảng 3.15: Kiến thức về lưu mẫu thực phẩm 52
Bảng 3.16: Kiến thức về tác dụng của nước sạch 53
Bảng 3.17: Kiến thức về bảo hộ lao động người CBTP 53
Bảng 3.18: Kiến thức về vệ sinh người CBTP 54
Bảng 3.19: Thực hành chung về ATVSTP của người CBTP 56
Bảng 3.20: Thực hành về vệ sinh cá nhân 57
Bảng 3.21: Thực hành về BQTP 58
Bảng 3.22: Thực hành về chế biến, vận chuyển và phân phối thực phẩm 59
Bảng 3.23: Mối liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức về ATVSTP 60
Bảng 3.24: Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn với kiến thức ATVSTP 60
Bảng 3.25: Mối liên quan giữa trình độ học vấn với thực hành đạt ATVSTP 61
Bảng 3.26: Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành ATVSTP của người CBTP 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thu Hòa (2018), Đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, Tạp chí Con số và Sự kiện, tổng cục thống kê số 7/2018 (532).
2. Nguyễn Hải, Phạm Thu (2012), “Gốc rễ, ngọn ngành của ngộ độc tập thể”, truy cập ngày 22/08/2012, tại trang thông tin sức khỏe và đời sống cơ quan ngôn luận Bộ Y tế,
http://suckhoedoisong.vn/20120818085352474p61c67/goc-re-ngon-nganh-cua-ngo-doc-tap-the.htm.
3. Quốc hội khóa XII (2010), “Luật An toàn thực phẩm”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
4. Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, Số liệu ngộ độc thực phẩm toàn quốc từ 2010 – 2014. Website Cục An toàn thực phẩm, http://vfa.gov.vn/so-lieu-bao-cao/ngo-doc-thuc-pham.vfa.
5. Chính Phủ (2017), Báo cáo số 211/BC-CP ngày 18 tháng 5 năm 2017 về tình hình thực thi chính sách, pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2016.
6. Bộ Y tế (2011), “Tài liệu kiểm soát ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm”, nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội, tr 7 – 16.
7. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (2014), Báo cáo số liệu điều tra cơ bản các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội năm 2014, tr 5.
8. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (2015), Báo cáo đánh giá công tác quản lý, điều kiện đảm bảo An toàn thực phẩm bếp ăn tập thể trường học năm 2015, tr 4.
9. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (2017), Báo cáo kết quả công tác an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể tại các trường học trên địa bàn Thành phố năm 2017, tr 1 – 13.
10. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (2018), Báo cáo kết quả công tác an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể tại các trường học trên địa bàn Thành phố năm học 2017 – 2018, tr 1 – 8.
11. Bộ môn Sức khỏe Môi trường, Trường Đại học Y Hà Nội (2012), Sức khỏe lứa tuổi (giáo trình dùng cho đào tạo Bác sĩ Y học dự phòng), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Bích San (2011).Thực trạng điều kiện về sinh an toàn thực phẩm và kiến thức thực hành của người chế biến tại bếp ăn tập thể các trường mầm non quận Cầu Giấy, Hà Nội năm 2010 – 2011, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
13. Nguyễn Ánh Hồng (2015), Điều kiện An toàn thực phẩm của Bếp ăn tập thể, kiến thức, thực hành về An toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan của người chế biến tại bếp ăn tập thể trường mầm non huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2015, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
14. Nguyễn Thùy Dương (2016), Thực trạng an toàn thực phẩm và kiến thức, thực hành của người chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường tiểu học khu vực nội thành Hà Nội năm 2015, Luân văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
15. Bộ môn Dinh dưỡng – ATTP, Trường Đại học Y Hà Nội (2012), Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
16. Trần Đáng (2007), An toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
17. Bộ môn Dinh dưỡng – ATTP, Trường Đại học Y Hà Nội (2012), Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm (giáo trình dùng cho đào tạo Bác sĩ Y học dự phòng), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
18. Directorate General Armed Forces Medical Services (2008). Food poisoning. In: Manual of Health for the Armed Forces. Vol. 1. New Delhi: Directorate General Armed Forces Medical Services; p. 605-12.
19. Sở Y tế Hà Nội (2018), Tài liệu hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thế. Tài liệu lưu hành nội bộ, tr 6 – 20.
20. Bộ Y tế (2017), Quyết định 1246/QĐ-BYT ngày 31 tháng 3 năm 2017 về việc ban hành “hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống”.
21. WHO (2015), World healthy day 2015: from farm to plate.
22. Thành Uỷ Hà Nội (2016), Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 27 tháng 10 năm 2016 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề An toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn Hà Nội.
23. Cục An toàn thực phẩm (2013), Tài liệu tập huấn kiến thức về An toàn thực phẩm, Bộ Y tế chủ biên.
24. World Health Organization, Geneva (2008), Foodborne Disease Outbreaks: Guidelines for Investigation and Control.
25. Black RE (2001). Diarrheal Diseases. Nelson KE, Williams CM, Graham NMH eds. Infectious disease epidemiology. Aspen Publishers, Gaithersburg;497-517.
26. Butaye P, Michael GB, Schwarz S, Barrett TJ, Brisabois A, White DG (2006). The clonal spread of multidrug-resistant non-typhi Salmonella serotypes. Microbes Infect;8:1891-7.
27. Reported Outbreaks of Food Borne Illness. Available from: http://www. realmilk.com/foodborne.html. [Accessed 05 Dec 2016].
28. Mustafa MS, Jain S, Agrawal VK (2009). Food poisoning outbreak in a military establishment. Med J Armed Forces India, 65, 240-3.
29. General Information on E. coli. Available from: http://www.cdc.gov/ ecoli/general/index.html. [Accessed 16 Nov 2016].
30. Factsheet on Enterohaemorrhagic Escherichia coli (EHEC). Available from: http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs125/en/. [Accessed 16 Nov 2016].
31. E. Langiano, M. Ferrara, L. Lanni (2012), “Food safety at home: knowledge and practices of consumers”, Z Gesundh Wiss, 20(1), p. 47 – 57.
32. R. Meysenburg, J. A. Albrecht, R. Litchfield (2014), “Food safety knowledge, practices and beliefs of primary food preparers in families with young children. A mixed methods study” Appetite, 73, p.121 – 131.
33. M.A.Abdalla, S. E. S., & A. . B. (15AD) (2009). Food safety knowledge and practices of mobile food vendor in Atbara city (naher elneel state student). http;//www.academicjurnals.org/AJB, 8(24), 6966971.
34. Osaili, T. M., Abu Jamous, D. O., Obeidat, B. a., Bawadi, H. a., Tayyem, R. F., & Subih, H. S. (2013). Food safety knowledge among food workers in restaurants in Jordan. Food Control, 31(1), 145–150. doi:10.1016/j.foodcont.2012.09.037.
35. Lauren D and Tamiko (2008), “Food safety in Fast Food Restaurants”, Journal of Human Resources in Hospitality and Tourism, 7(2).
36. Hery F.J (1991), “ComBĂTTing childhood diarrhoea through international collaborative research, Journal of Diarrhoea Deseases Researc”, 65 – 167.
37. Harvey R.R, Zakhour C.M, Gould L.H (2016), Foodborne Disease Outbreaks Associated with Organic Foods in the United States, 79(11), 1953-1958.
38. Prevention of Foodborne Disease: Five Keys to Safer Food. Available from: http://www.who.int/foodsafety/consumer/5keys/en/index.html. [Accessed 05 Dec 2016].
39. Faridah Hanim Ismail , Chemah Tamby Chik, Rosmaliza Muhammad, Norhayati Mat Yusoff (2016). Food Safety Knowledge and Personal Hygiene Practices amongst Mobile Food Handlers in Shah Alam, Selangor , Procedia – Social and Behavioral Sciences 222, 290 – 298.
40. Fortune Akabanda., Eli Hope Hlortsi and James Owusu-Kwarteng(2017). Food safety knowledge, attitudes and practices of institutional food-handlers in Ghana, BMC Public Health BMC series – open, inclusive and truste 17,40.
41. Hoàng Cao Sạ (2009), Mầm bệnh sinh học, ký sinh trùng và an toàn thực phẩm.Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
42. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2010), báo cáo số 2749/BC-ATTP ngày 27/12/2010 về tình hình ngộ độc thực phẩm từ năm 2006-2010 và các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm trong thời gian tới. Tài liệu Hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006 – 2010, tr. 105 – 109.
43. Nguyễn Kiều Uyên (2009), Nghiên cứu tình hình ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Bình Dương từ năm 2000 đến 2007, kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn vệ sinh thực phẩm toàn quốc lần thứ 5, tr 204.
44. Hoàng Đức Hạnh, Nguyễn Thùy Dương, Trần Ngọc Tụ (2015), Tình hình ngộ độc thực phẩm tại Hà Nội trong 5 năm từ 2010 đến 2014, Tạp chí Y tế công cộng số 37. tr 34 – 38.
45. Tran BX., DO HT., Nguyen LT et al (2018). Evaluating Food Safety Knowledge and Practices of Food Processors and Sellers Working in Food Facilities in Hanoi, Vietnam, J Food Prot, 81(4), 646-652.
46. Trương Quốc Khanh (2001), Bước đầu khảo sát thực trạng các bếp ăn tập thể tại các trường mầm non và tiểu học bán trú ở thành phố Đà Nẵng năm 2001, Kỷ yếu hội nghị khoa học Vệ sinh an toàn thực phẩm, Viện Pasteu Nha Trang, tr. 315 – 323.
47. Trương Quốc Khanh và cộng sự (2007), Kết quả khảo sát về điều kiện cơ sở trong công tác đảm bảo An toàn thực phẩm tại các trường mầm non và tiểu học bán trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Kỷ yếu Hội nghị khoa học An toàn vệ sinh thực phẩm lần thứ 4, tr 318.
48. Lê Thị Hằng (2009), Nghiên cứu thực trạng điều kiện VSATTP bếp ăn tập thể các trường mầm non, tiểu học tại quận Hà Đông, Hà Nội năm 2009, Luận văn thạc sỹ, Học viện Quân Y.
49. Nguyễn Thị Xuân Thu (2011), Thực trạng điều kiện ATTP của các bếp ăn tập thể trường mầm non, tiểu học công lập huyện Từ Liêm – Hà Nội năm 2010, Luận văn thạc sỹ, Học viện Quân Y.
50. Lê Đức Thọ, Nguyễn Thùy Dương, Đỗ An Thắng (2011), Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về An toàn thực phẩm của người quản lý, người chế biến và điều kiện An toàn thực phẩm tại Bếp ăn tập thể các trường mầm non khu vực nội thành Hà Nội năm 2011, Tạp chí Y tế công cộng số 25.
51. Cao Thanh Diễm Thúy (2012), Khảo sát thực trạng ATVSTP bếp ăn tập thể các trường học có bán trú tại tỉnh Bến Tre năm 2010 – 2011.
52. Phạm Vân Thành, Đỗ Mạnh Hùng (2012), Thực trạng quy mô, các hoạt động bảo đảm An toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2012, Tạp chí Y học thực hành số 842.
53. Trịnh Văn Quyết (2013), Thực trạng an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trường mầm non công lập tỉnh Lâm Đồng năm 2013, Luận văn bác sỹ chuyên khóa 2, Đại học Y Hà Nội.
54. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2015), Báo cáo đánh giá công tác quản lý, điều kiện đảm bảo ATTP bếp ăn tập thể trường học năm 2015.
55. Hoàng Đức Hạnh (2016), Đánh giá thực trạng công tác quản lý, điều kiện an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề xuất một số biện pháp quản lý, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
56. Ngô Oanh Oanh (2016), Thực trạng và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn tập thể các trường mầm non của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ năm 2016, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
57. Phạm Thị Mỹ Hạnh (2012), Thực trạng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn các trường tiểu học bán trú trên địa bàn tỉnh Thái Bình, năm 2011, tạp chí Y học thực hành, 284, tr 64 – 68.
58. Trần Thị Thu Hương (2004), Kiến thức, thực hành của người phục vụ bữa ăn trưa và thực trạng vệ sinh bếp ăn bán trú các trường mẫu giáo quận Tây Hồ, Hà Nội năm 2004, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
59. Trần Việt Nga (2007), Thực trạng điều kiện vệ sinh và kiến thức, thực hành An Toàn thực phẩm của người chế biến thực phẩm trong các bếp ăn tập thể các trường mầm non quân Hoàn Kiếm, Kỷ yếu Hội nghị khoa học An toàn vệ sinh thực phẩm toàn quốc lần thứ 4.
60. Phương Anh (2014), Giới thiệu tổng quan và khái quát về địa lý thành phố Hà Nội. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014, tại trang web https://hanoi.gov.vn/diachihanoi/-/hn/RtLibd2X8kEn/1001/124742/gioi-thieu-tong-quan-va-khai-quat-ve-ia-li-thanh-pho-ha-noi.html;jsessionid=+JODTxcwMJmibk6gl6Mq+SG8.app2
61. Bộ Y tế (2016), Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 09/5/2016 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định phân công trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
62. Lưu Ngọc Hoạt (2014), Nghiên cứu khoa học y học. Nhà xuất bản Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
63. Chính Phủ (2018), Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
64. Bộ Y tế (2015), Thông tư 48/2015/TT-BYT ngày 1/12/2015 quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
65. Bộ Y tế (2015), Quyết định số 37/QĐ-ATTP ngày 02/2/2015 của Cục An toàn thực phẩm về việc “Ban hành tài liệu tập huấn kiến thức ATTP và Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức ATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống và đáp án trả lời”.
66. Trần Nhật Nam (2013), Đánh giá việc thực hiện các quy định về An toàn thực phẩm và kiến thức, thực hành của người chế biến thực phẩm tại Bếp ăn tập thể các trường mầm non quận Ba Đình, Hà Nội năm 2013, Tạp chí Y học thực hành số 933 – 934, tr 67.
67. Nguyễn Thạc Cường (2015), Thực trạng an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể doanh nghiệp khai thác than trên địa bàn thành phố Uông Bí, Quảng Ninh năn 2015, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
68. Bộ Y tế (2011), Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
69. Phạm Thị Thanh Vân (2012), Thực trạng An toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến suất ăn sẵn cung cấp cho các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hà Nội nám 2012, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
70. Đinh Trung Kiên (2014), Thực trạng điều kiện An toàn thực phẩm và kiến thức, thực hành của người chế biến tại bếp ăn tập thể các trường mầm non thuộc huyện Yên Mô, Ninh Bình năm 2014, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
Recent Comments