Thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi tại một số xã tỉnh Hà Nam năm 2018 và một số yếu tố hành vi nguy cơ

Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa Thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi tại một số xã tỉnh Hà Nam năm 2018 và một số yếu tố hành vi nguy cơ.Dân số đang già đi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự già hóa dân số đã trở thành một trong những biến đổi xã hội quan trọng nhất của thế kỷ 21 và đặc biệt có ý nghĩa đối với gần như tất cả các lĩnh vực xã hội. Trên toàn cầu, dân số từ 60 tuổi trở lên đang tăng nhanh hơn tất cả các nhóm tuổi khác [1]. Theo số liệu từ Liên hợp quốc năm 2017, số người cao tuổi (NCT) tăng từ 962 triệu người trên toàn cầu trong năm 2017 lên 2,1 tỷ năm 2050 và 3,1 tỷ năm 2100 [2]. Tại Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế – xã hội và sự hoàn thiện hơn của hệ thống y tế, tuổi thọ của người cao tuổi cũng tăng lên đáng kể. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên năm 2010 là 9,3%, năm 2011 là 9,8%. Và đến năm 2012, tỷ lệ người cao tuổi đạt 10,2%. Như vậy, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số [3]. Người cao tuổi tăng cả về số lượng và tỷ trọng dân số trong khi thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình thấp, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật tăng cao và nhiều thách thức trong chăm sóc mang tính toàn diện với người cao tuổi [4]. Theo báo cáo tổng quan ngành Y tế năm 2016, gánh nặng bệnh tật của người cao tuổi chủ yếu gây ra bởi các bệnh không lây nhiễm (BKLN) chiếm từ 87 – 89% số năm sống điều chỉnh theo mức độ bệnh tật và tử vong mất đi (DALY) và 86 – 88% số trường hợp tử vong tuỳ theo từng nhóm tuổi [5].
     Trong những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong năm 2012, Việt Nam có 520000 trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó tử vong do các BKLN chiếm tới 73% [6]. Gánh nặng của BKLN chiếm 66,2% tổng gánh nặng bệnh tật do tất cả các nguyên nhân [7]. Đối với người cao tuổi thì mức độ phổ biến của bệnh không lây nhiễm còn cao hơn nữa khi có khoảng một nửa số NCT mắc bệnh tăng huyết áp (THA) đang cần quản lý bệnh hằng ngày. Người cao tuổi Việt Nam còn thường mắc đồng thời nhiều bệnh. Trong số các BKLN, bệnh tim mạch (chủ yếu tai biến mạch máu não và bệnh tim thiếu máu cục bộ với yếu tố nguy cơ là THA) là gánh nặng bệnh tật lớn nhất ở NCT, với tỷ lệ gánh nặng tăng dần theo tuổi, khoảng 26% ở nhóm từ 60 – 69 tuổi, 33% ở nhóm 70 – 79 và 38% gánh nặng bệnh tật của nhóm 80 tuổi trở lên [5]. Bệnh tim mạch chiếm 42,8% tổng số tử vong ở NCT [8]. Nhóm bệnh gây gánh nặng bệnh tật lớn thứ hai là bệnh ung thư (đặc biệt phổi/khí quản, gan, dạ dày, đại tràng…) [5]. Cùng với đó, người cao tuổi tích lũy của nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi khi còn trẻ như hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn không lành mạnh và ít hoạt động thể lực. Nhóm này có tác động lớn nhất vào gánh nặng bệnh tật và nguyên nhân tử vong ở NCT.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2022.00587

Giá :

 

Liên Hệ

0927.007.596

Sự gia tăng của các BKLN và yếu tố nguy cơ không chỉ gây nên gánh nặng về bệnh tật và kinh tế cho cả bản thân người cao tuổi và gia đình mà còn tạo nên gánh nặng cho hệ thống y tế cũng như toàn xã hội. Chiến lược quốc gia phòng chống các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025; Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi 2017-2025 và Kế hoạch tăng cường thực hiện điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường (ĐTĐ) theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn giai đoạn 2018-2020 đã được triển khai cho thấy sự quan tâm của Nhà nước về tình hình bệnh không lây nhiễm nói chung và tình hình bệnh không lây nhiễm ở người già nói riêng [5]. Tuy nhiên để quản lý, kiểm soát được bệnh không lây nhiễm vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh già hóa dân số hiện nay. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ trên quy mô quốc gia các BKLN ở người cao tuổi nên nghiên cứu mô tả thực trạng bệnh không lây nhiễm và yếu tố nguy cơ của người cao tuổi tại các địa phương là rất cần thiết và quan trọng trong việc phòng chống và quản lý bệnh không lây nhiễm. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu "Thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi tại một số xã tỉnh Hà Nam năm 2018 và một số yếu tố hành vi nguy cơ" nhằm 2 mục tiêu sau:
1.     Mô tả thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi tại một số xã tỉnh Hà Nam năm 2018.
2.     Mô tả một số yếu tố hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi tại một số xã tỉnh Hà Nam năm 2018.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1:  TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1. Tổng quan người cao tuổi và bệnh không lây nhiễm    4
1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi    4
1.1.2. Đặc điểm cơ thể và tình hình bệnh tật của người cao tuổi    5
1.1.3. Khái niệm về bệnh không lây nhiễm    7
1.2. Thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi    9
1.2.1. Thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi trên 
thế giới    9
1.2.2. Thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi tại 
Việt Nam    11
1.3. Một số yếu tố hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi    13
1.4. Đặc điểm địa điểm nghiên cứu    16
Chương 2:  ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    18
2.1. Đối tượng nghiên cứu    18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu    18
2.3. Thiết kế nghiên cứu    18
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu    18
2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu    19
2.6. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu    22
2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu    23
2.8. Sai số và biện pháp khắc phục    23
2.9. Hạn chế nghiên cứu    24
2.10. Đạo đức nghiên cứu    24
Chương 3:  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    25
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    25
3.2. Thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi tại Hà Nam năm 2018    26
3.3. Một số yếu tố hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi tại Hà Nam năm 2018    32
3.3.1. Hút thuốc lá/lào    32
3.3.2. Sử dụng rượu/bia thường xuyên    34
3.3.3. Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý    36
3.3.4. Thiếu hoạt động thể lực    38
Chương 4: BÀN LUẬN    40
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    40
4.2. Thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi tại Hà Nam năm 2018    41
4.3. Một số yếu tố hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi tại Hà Nam năm 2018    45
4.3.1. Hút thuốc lá/lào    45
4.3.2. Sử dụng rượu/bia thường xuyên    47
4.3.3. Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý    48
4.3.4. Thiếu hoạt động thể lực    50
KẾT LUẬN    52
KHUYẾN NGHỊ    52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/