Thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại thành Hà Nội hiện nay

Luận văn thạc sĩ Thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại thành Hà Nội hiện nay.Hiện nay, NCT trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có xu hướng tăng nhanh. Việt Nam chuẩn bị bước vào giai đoạn già hóa dân số với một tốc độ rất nhanh.Vào thời điểm 2016 có khoảng 7% dân số Việt Nam, tương đương 6,5 triệu người từ 65 tuổi trở lên, và có trên 10% dân số 60 tuổi trở lên. Vào năm 2040 số người từ 65 tuổi trở lên dự báo sẽ tăng gấp 3 và đạt 18,4 triệu người, chiếm 17% dân số. Nói theo cách khác, tỷ lệ phụ thuộc, tức là số người từ 65 tuổi trở lên so với số người trong độ tuổi lao động, dự báo sẽ tăng gần gấp 3, từ 10% hiện nay lên 26% vào năm 2040 [31] Khác với nhiều nước, Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa dân số trong điều kiện thu nhập bình quân đầu người còn rất thấp. Điều đó có nghĩa là năng lực tài chính và hành chính cần có để quản lý quá trình này bị hạn chế. Già hóa dân số sẽ có những khó khăn, thách thức lớn trong việc thực hiện chính sách, đảm bảo các nhu cầu trong cuộc sống, đặc biệt là nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Thực tế cho thấy, quá trình già hóa dân số không chỉ liên quan tới rủi ro tử vong ngày càng cao do những biến đổi về mặt sinh học mà còn liên quan tới hạn chế về chức năng hoặc nguy cơ với đau ốm kinh niên ngày càng tăng. Sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của NCT. Phân tích của Sidell (1995) (theo trích dẫn của Sim, 2001) cho thấy ốm đau sẽ dẫn đến mất tự chủ và độc lập trong cuộc sống, làm giảm sự năng động, mất sự tôn trọng và sự tự tin. Đối với NCT, sự tổn thương về tinh thần do sức khỏe yếu còn nghiêm trọng hơn hao tổn vật chất. Vì vậy, NCT luôn cần được chăm sóc.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2022.00476

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890


Tổng điều tra Dân số năm 2009 cho thấy có 72,9% người cao tuổi sống ở nông thôn và phần lớn trong số này là nông dân và làm nông nghiệp, 21% người cao tuổi được hưởng chế độ trợ cấp hưu trí hoặc mất sức và 70% còn lại sống chủ yếu bằng nỗ lực của chính mình. Chính vì vậy, khi đất nước2 chuyển sang cơ chế thị trường, họ là những người đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, phải thích nghi với nhiều thay đổi chưa từng có trước đây. Khi tuổi cao, sức chống đỡ và sự chịu đựng của con người trước các yếu tố và tác nhân bên ngoài cũng như bên trong kém đi rất nhiều, đó chính là điều kiện thuận lợi để bệnh tật phát sinh, phát triển. Ngoài ra, ở người cao tuổi bệnh thường phát triển chậm chạp, âm thầm khó phát hiện và khi mắc bệnh thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, gây suy sụp sức khỏe rất nhanh chóng. Vì vậy, đối với người cao tuổi, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe toàn diện như việc rèn luyện nâng cao sức khỏe về thể chất và tinh thần, khám phát hiện và điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết.
Chăm sóc sức khỏe cho NCT vẫn được xem là một trong các hoạt động vốn có của gia đình. Ngạn ngữ “ trẻ cậy cha, già cậy con” có thể coi là một biểu hiện của triết lý phổ biến về quan hệ giữa các thế hệ và sự hỗ trợ lẫn nhau của những thành viên trong gia đình. Con cái chăm sóc cha mẹ già, không chỉ là nghĩa vụ mà được coi như công việc thiêng liêng, phẩm chất cao
quý cần có, được coi như một thứ “đạo”, ở đây là “đạo hiếu”. Việc giáo dục và nhận thức về “ chữ hiếu” dường như đã ăn sâu trong tiềm thức cũng như trong nhận thức của nhiều thế hệ. Nhận thức này có thể đã định hướng và chi phối hành vi không chỉ của các cá nhân trong phạm vi gia đình mà cả ở phạm vi
cộng đồng và xã hội. Hữu Hòa là nằm ở phía Tây Nam huyện Thanh Trì là một xã ở ngoại thành cách trung tâm thành phố khoảng 20km, đang trong quá trình đô thị hóa. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, gia đình nhiều thế hệ bắt đầu có xu hướng chuyển thành gia đình hạt nhân. Mặt khác dưới tác động của nền kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, người dân sống ở xã có xu hướng di dân vào trung tâm thành phố để tìm kiếm việc làm đặc biệt là những thanh niên trẻ làm quy mô gia đình giảm, phụ nữ trở thành lao động chính, dẫn tới sự hỗ trợ từ phía gia đình trong chăm3 sóc sức khỏe NCT là rất hạn chế. Đây là một gánh nặng đối với NCT và làm cho nhu cầu chăm sóc về tinh thần của NCT từ con cái không được đáp ứng như mong đợi.
Trong bối cảnh của một xã hội chuyển đổi, các giá trị và chuẩn mực truyền thống có sự thay đổi, đảo lộn. Cấu trúc gia đình biến đổi theo hướng hạt nhân hóa và các cố kết cộng đồng trở nên lỏng lẻo… Thêm vào đó, những xáo trộn trong đời sống gia đình do quá trình di cư đem lại đang tiềm ẩn, tác động xấu đối với NCT [3]. Phải chăng sự phát triển, thu hẹp quy mô gia đình truyền thống đang làm suy yếu vai trò chăm sóc chủ đạo của gia đình, đặc biệt ở vùng nông thôn, trong bối cảnh hệ thống ASXH chưa bao phủ rộng ? Vì
thế, câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho nghiên cứu này là thực trạng chăm sóc sức khỏe cho NCT trong các hộ gia đình ngoại thành đang diễn ra như thế nào?
Các yếu tố nào tác động tới chất lượng chăm sóc sức khỏe cho NCT? Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “Thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại xã Hữu Hòa- huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội)

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………1
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………………………1
2. Ý nghĩa nghiên cứu ……………………………………………………………………………..3
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ……………………………………………………………….4
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………..13
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu……………………………………………14
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu………………………………………..15
7. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………….15
8. Khung lý thuyết…………………………………………………………………………………20
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHĂM SÓC SỨC
KHOẺ NGƢỜI CAO TUỔI ……………………………………………………………………22
1.1. Một số khái niệm công cụ ………………………………………………………………22
1.1.1. Sức khỏe……………………………………………………………………………………..22
1.1.2. Người cao tuổi……………………………………………………………………………..24
1.1.3 Chăm sóc sức khỏe………………………………………………………………………..26
1.1.4. Gia đình………………………………………………………………………………………28
1.1.5. Hộ gia đình………………………………………………………………………………….30
1.2. Các lý thuyết tiếp cận…………………………………………………………………….31
1.2.1. Lý thuyết cơ cấu xã hội…………………………………………………………………31
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow ………………………………………………………32
1.2.3. Lý thuyết vai trò …………………………………………………………………………..36
1.2.4. Lý thuyết vai trò bệnh của Talcott Parsons………………………………………39
1.3. Quan điểm củ a Đảng và Nhà nƣớ c ta về thƣc̣ hiêṇ chính sá ch chăm
soc sức khỏe đối với ngƣời cao tuổi ………………………………………………………41
1.4. Khái lƣợc về địa bàn nghiên cứu ……………………………………………………45
1.4.1. Điều kiên tự nhiên………………………………………………………………………..45
1.4.2. Điều kiện kinh tế- xã hội……………………………………………………………….456
CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI CAO TUỔI
TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY………48
2.1. Các đặc điểm của ngƣời cao tuổi ……………………………………………………48
2.1.1. Các đặc điểm về nhân khẩu học, xã hội của người cao tuổi……………….48
2.1.2. Các đặc điểm về đời sống của người cao tuổi ………………………………….50
2.2. Ngƣời cao tuổi và gia đình trong chăm soc sức khỏe ngƣời cao tuổi……..65
2.2.1. Tình hình sức khỏe của người cao tuổi tại địa phương………………………65
2.2.2. Người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe……………………………………………..73
2.2.3. Gia đình trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi………………………76
2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chăm soc sức khỏe ngƣời cao tuổi………….89
2.3.1. Các đặc điểm nhân khẩu xã hội, thu nhập và mức sống của người cao
tuổi………………………………………………………………………………………………………89
2.3.2. Nguồn lực tham gia chăm sóc người cao tuổi…………………………………..91
2.3.3. Kiểu hộ gia đình của người cao tuổi ……………………………………………….93
2.3.4. Độ bao phủ của hệ thống an sinh xã hội (bảo hiểm y tế)……………………96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………………………99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….103
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
1. Danh mục các bảng
Bảng 2.1. Mô hình sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi theo độ tuổi, sức
khỏe và mức sống (%) ……………………………………………………………… 51
Bảng 2.2. Tình trạng hoạt động kinh tế của người cao tuổi theo độ tuổi và sức
khỏe (%)…………………………………………………………………………………. 55
Bảng 2.3. Nguồn thu nhập chính của người cao tuổi theo độ tuổi và mức sống (%)57
Bảng 2.4. Lý do người cao tuổi không mua bảo hiểm y tế (%)…………………… 62
Bảng 2.5. Tình trạng sức khỏe thể chất của người cao tuổi (%)………………….. 66
Bảng 2.6. Tình trạng sức khỏe thể chất của người cao tuổi theo độ tuổi (%) . 67
Bảng 2.7. Tình trạng sức khỏe tinh thần của người cao tuổi theo độ tuổi (%) 68
Bảng 2.8. Các loại bệnh thường gặp của người cao tuổi (%) ……………………… 71
Bảng 2.9. Người hỗ trợ người cao tuổi nhiều nhất trong sinh hoạt hàng ngày (%) . 76
Bảng 2.10. Người hỗ trợ người cao tuổi nhiều nhất theo độ tuổi (%) ………….. 77
Bảng 2.11. Người chăm sóc chính cho người cao tuổi khi ốm đau (%)……….. 80
Bảng 2.12. Người chi trả tiền điều trị/ thuốc men chủ yếu theo trình độ học
vấn và giới tính của người cao tuổi (%)………………………………………. 83
Bảng 2.13 Mối liên hệ giữa mô hình sắp xếp cuộc sống với mức độ chăm sóc
sức khỏe người cao tuổi (%)……………………………………………………… 94
2. Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ người cao tuổi có bảo hiểm y tế (%) …………………………….. 60
Biểu đồ 2.2. Các biện pháp nâng cao sức khỏe của người cao tuổi theo mức
sống (%) …………………………………………………………………………………. 74
Biểu đồ 2.3. Những khó khăn của gia đình trong chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi (%)…………………………………………………………………………….. 8

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/