ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ÁP DỤNG KỸ THUẬT LỌC MÁU LIÊN TỤC TRONG ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM KHUẨN
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ÁP DỤNG KỸ THUẬT LỌC MÁU LIÊN TỤC TRONG ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM KHUẨN
Phạm Thị Ngọc Thảo*, Nguyễn Gia Bình**, Đặng Quốc Tuấn**, Trần Thanh Cảng***
TÓM TẮT
Mở đầu: Lọc máu liên tục được nhiều tác giả cho là có thể lọc cytokine, cải thiện huyết động, ngăn chận tiến triển của suy đa tạng trong giai đoạn sớm và hỗ trợ chức năng các tạng, kiểm soát tốt nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan, thanh thải các chất hòa tan trong giai đoạn muộn. Ở trong nước, lĩnh vực này đã có một số nghiên cứu bước đầu về hiệu quả lọc máu liên tục nhưng kết quả có một số kết luận trái chiều, vì thế chúng tôi thực hiện nghiên cứu đa trung tâm tại ba bệnh viện Chợ Rẫy, Bạch Mai, Việt Tiệp với đề tài “Đánh giá kết quả áp dụng kỹ thuật lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn” nhằm đánh giá hiệu quả lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn..
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân 18 tuổi, được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn dựa theo tiêu chuẩn của Hội nghị thống nhất các Hội hồi sức thế giới năm 2001(Error! Reference source not found.), nhập khoa HSCC bệnh viện Chợ Rẫy, Bạch Mai, Việt Tiệp từ 01/08/2008 đến 31/08/2010. Phương pháp nghiên cứu: can thiệp, tự chứng. Bệnh án nghiên cứu theo mẫu. Máy lọc máu liên tục Prismaflex của Hãng Gambro. Các bệnh nhân vào nghiên cứu được đánh giá hiệu quả trên huyết động, hiệu quả giảm tiến triển suy đa tạng, các biến chứng của lọc máu liên tục và các hiệu quả khác.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.2597 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Kết quả: 73 bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn đã duy trì được huyết áp tâm thu ≥ 90mmHg bằng truyền dịch và thuốc vận mạch theo tiêu chuẩn của ACCP/SCCM-2001 được đưa vào nghiên cứu. Điểm APACHE II: 23,47 ± 5,52 và SOFA: 12,59 ± 3,26. Số tạng suy: 3,19 ± 0,95. Thời gian từ khi sốc đến khi lọc máu liên tục: 24,34 ± 13,26 (giờ). Thông số huyết động được cải thiện: nhịp tim giảm có ý nghĩa (p< 0,001), cải thiện huyết áp trung bình từ giờ thứ 6 trở đi (p < 0,001), tăng có ý nghĩa (p < 0,001) sức cản mạch hệ thống từ giờ thứ 6 lọc máu trở đi ở cả 2 nhóm sống và tử vong. Điểm SOFA giảm có ý nghĩa từ giờ thứ 48 (p < 0,001), giảm được
liều thuốc vận mạch, cải thiện điểm SOFA ở nhóm sống có ý nghĩa sớm hơn từ giờ thứ 24 (p < 0,01). Cải thiện pH máu có ý nghĩa thống kê từ giờ thứ 48 (nhóm sống) (p<0,05) và cải thiện lactat máu từ giờ thứ 6 (p < 0,05) (nhóm sống). Tỉ lệ thoát sốc 54,79 % và tỉ lệ tử vong 49,3 %. Lọc máu liên tục trong vòng 12 giờ đầu từ khi khởi phát sốc nhiễm khuẩn cho kết quả tốt hơn lọc máu muộn sau 12 giờ (tỉ lệ tử vong 11,8% so với 72,4% với p < 0,05).
Kết luận: Kỹ thuật lọc máu liên tục tĩnh mạch tĩnh mạch với thể tích dịch thay thế cao tỏ ra có hiệu quả tốt trong điều trị sốc nhiễm khuẩn: các chỉ số về lâm sàng và cận lâm sàng được cải thiện trong quá trình lọc máu, giảm được tỷ lệ tử vong, nhất là ở nhóm bệnh nhân được lọc máu sớm. Quy trình kỹ thuật lọc máu liên tục tĩnh mạch tĩnh mạch với thể tích dịch thay thế cao tỏ ra an toàn khi ứng dụng điều trị sốc nhiễm khuẩn, có thể áp dụng rộng rãi ở các cơ sở hồi sức – cấp cứu có khả năng thực hiện lọc máu liên tục
Recent Comments