Thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của bà mẹ có con đến tiêm tại Phòng Khám Đa Khoa trường Đại học Y Tế Công Cộng năm 2022

Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của bà mẹ có con đến tiêm tại Phòng Khám Đa Khoa trường Đại học Y Tế Công Cộng năm 2022. Dịch bệnh truyền nhiễm đã ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế của nhiều nước trên thế giới và tiêm chủng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm hay gặp ở trẻ, giảm thiểu các rủi ro, chi phí tiêm thấp hơn điều trị, tạo điều kiện để trẻ lớn lên và phát triển toàn diện [4]. Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất vì nó kích thích cơ thể tạo kháng thể chống lại bệnh đó trong một khoảng thời gian hoặc suốt đời [45]. Chương trình Tiêm chủng mở rộng được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những chương trình chăm sóc sức khoẻ thiết thực, hiệu quả nhất thực hiện công ước Quốc tế về quyền trẻ em và tiếp tục trở thành chương trình ưu tiên của mọi quốc gia sau năm 2000 [4]. Ước tính hàng năm tiêm chủng đã cứu sống khoảng 1 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển [49].
Tại Việt Nam, tiêm chủng mở rộng (TCMR) bắt đầu được triển khai từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, cho đến nay chương trình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng [39]. Hàng năm đã có hàng triệu trẻ em ở Việt Nam được tiêm chủng [3].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2023.00336

Giá :

 

Liên Hệ

0927.007.596


Cùng với việc duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao thì chất lượng tiêm chủng ngày càng được chú trọng. Mặc dù vắc xin là an toàn nhưng việc theo dõi các phản ứng sau tiêm và phối hợp cùng gia đình trong công tác chăm sóc sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng có vai trò rất quan trọng trong đảm bảo an toàn tiêm chủng [10]. Ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở độ tuổi chưa đủ ngôn ngữ để biểu đạt các mong muốn, nhu cầu cá nhân, việc theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm, hay còn gọi là theo dõi phát hiện các phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ rất quan trọng, bà mẹ có kiến thức đầy đủ và thực hành đúng về theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủngsẽ góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả tiêm chủng, cũng nhờ đó sẽ sớm phát hiện một số biểu hiện bất thường sau tiêm chủng để đưa trẻ tới các cơ sở y tế xử trí tránh những tai biến, rủi ro đáng tiếc [1],[2],[5].
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của một số các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng xảy ra; trên thế giới ghi nhận những trường hợp phản ứng sau tiêm Quinvaxem tại Siri Lanka năm 2008 đã có trẻ tử vong. Năm 2012 đến 2013 có 83 trường hợp phản ứng sau tiêm tại Ấn Độ. Tại Việt Nam năm 2017 có 27 trường hợp2 tai biến nặng sau tiêm chủng [46], [50] càng đặt ra mối lo ngại về tiêm chủng, yêu cầu hơn nữa kiến thức và thực hành chăm sóc của bà mẹ – những người trực tiếp chăm sóc và theo dõi trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy kiến thức, thực hành về tiêm chủng và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của bà mẹ chưa cao. Theo nghiên cứu của Nguyễn Khắc Từ: Có 82,8% các bà mẹ biết cách xử trí phản ứng thông thường như sốt, 73,1% số bà mẹ biết dấu hiệu về phản ứng sau tiêm nặng, 73,6% các bà mẹ biết hậu quả của các phản ứng sau tiêm nặng và có 86% biết các dấu hiệu cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế [34]. Nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Phú tại Nghệ An cho kết quả: Tỷ lệ bà mẹ biết các phản ứng phụ sau khi tiêm chủng chiếm 62,05% [28], nghiên cứu của Nguyễn Hữu Phúc tại các điểm tiêm tỉnh Lâm Đồng kết quả ghi nhận chỉ có 26,6% bà mẹ biết cách chăm sóc trẻ sau tiêm tại nhà [29], nghiên cứu của Phạm Quang Thái: vẫn còn 5,1% bà mẹ không cho trẻ ở lại theo dõi 30 phút sau tiêm chủng và có tới 34,8% bà mẹ không theo dõi trẻ trong vòng 24h sau tiêm [32]. Để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng?
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trình độ học vấn, nghề nghiệp và sự tư vấn của cán bộ y tế có mối liên quan tới kiến thức và thực hành của bà mẹ [16], [26]. Bộ Y tế đã đưa ra quy định về theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm chủng nhằm hạn chế hậu quả xấu của các trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm và giảm thiểu tối đa khó chịu cho trẻ sau tiêm [7], [9], nghị định 104/2016/NĐ-CP điều 25 quy định trách nhiệm của cán bộ y tế trong việc tư vấn, truyền thông các phản ứng có thể gặp và cách xử trí các phản ứng thông thường sau tiêm chủng [12].
Tại Phòng khám Đa Khoa trường Đại học Y tế Công Cộng hàng tháng có khoảng 300-400 lượt bà mẹ đưa trẻ đến tiêm chủng. Qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi nhận thấy một số bà mẹ có kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng còn nhiều yếu kém. Với mục đích đánh giá thực trạng kiến thức và thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đồng thời tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới kiến thức và thực hành của bà mẹ, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của bà mẹ có con đến tiêm tại Phòng Khám Đa Khoa trường Đại học Y Tế Công Cộng năm 2022”, nhằm hai mục tiêu sau:
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU3
1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của bà mẹ có con đến tiêm tại Phòng Khám Đa Khoa trường Đại học Y Tế Công Cộng năm 2022.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của bà mẹ có con đến tiêm tại Phòng Khám Đa Khoa trường Đại học Y Tế Công Cộng

MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………… i
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………………… ii
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………….. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………………… iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ………………………………………………………………………….. v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ …………………………………………………………………….. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………… 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………… 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………. 4
1.1. Một số khái niệm ……………………………………………………………………………… 4
1.2. Phân loại và bảo quản vắc xin …………………………………………………………….. 4
1.3. Tình hình tiêm chủng trên thế giới và tại Việt Nam ……………………………….. 6
1.4. Chỉ định và chống chỉ định trong tiêm chủng ………………………………………… 8
1.5. Phản ứng sau tiêm chủng …………………………………………………………………… 9
1.6. Hướng dẫn theo dõi, chăm sóc và xử trí phản ứng sau tiêm chủng cho bà mẹ. . 12
1.7. Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của
bà mẹ và một số yếu tố liên quan …………………………………………………………….. 14
1.8. Khung lý thuyết nghiên cứu ……………………………………………………………… 21
1.9. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ………………………………………………………. 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………… 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………… 24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. …………………………………………………….. 24
2.3. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………… 24
2.4. Cỡ mẫu …………………………………………………………………………………………. 24
2.5. Phương pháp chọn mẫu …………………………………………………………………… 252.6. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………………………………. 25
2.7. Các biến số nghiên cứu ……………………………………………………………………. 27
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá ………………………………………………………………………… 30
2.9. Phương pháp phân tích số liệu ………………………………………………………….. 30
2.10. Đạo đức nghiên cứu ………………………………………………………………………. 31
2.11. Sai số và biện pháp khắc phục sai số ………………………………………………… 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………… 32
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu …………………………………………… 32
3.2. Kiến thức và thực hành về chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của bà mẹ có con
đến tiêm tại Phòng Khám Đa Khoa trường Đại học Y Tế Công Cộng …………… 33
3.3. Mối liên quan về kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của bà mẹ có
con đến tiêm tại Phòng Khám Đa Khoa trường Đại học Y Tế Công Cộng …………….. 46
3.4. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ ………… 51
Chương 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………….. 52
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. ………………………………………… 52
4.2. Thực trạng kiến thức và thực hành về chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của bà mẹ
có con đến tiêm tại Phòng Khám Đa Khoa trường Đại học Y Tế Công Cộng …. 53
4.3. Mối liên quan về kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của bà
mẹ có con đến tiêm tại PKĐK trường ĐHYTCC ……………………………………….. 62
4.4. Hạn chế của nghiên cứu …………………………………………………………………… 67
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………….. 68
KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………… 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: BẢN ĐỒNG THUẬN
Phụ lục 2: PHI1ẾU ĐIỀU TRA
Phụ lục 3: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY BỘ CÔNG CỤ
Phụ lục 4: DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Lịch tiêm chủng cho trẻ em trong chương trình TCM tại Việt Nam …….. 7
Bảng 1.2. Các phản ứng thông thường của vắc xin ………………………………………… 10
Bảng 1.3. Các phản ứng nặng và hiếm gặp sau tiêm vắc xin …………………………… 11
Bảng 2.1. Nhóm biến số chung …………………………………………………………………… 27
Bảng 2.2. Biến số mô tả thực trạng kiến thức và thực hành ……………………………… 27
Bảng 2.3. Biến số về các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của bà mẹ .. 29
Bảng 3.1. Thông tin chung của bà mẹ có con đến tiêm tại ………………………………. 32
Phòng Khám Đa Khoa trường Đại học Y Tế Công Cộng ……………………………….. 32
Bảng 3.2. Thông tin chung về trẻ trong mẫu nghiên cứu …………………………………. 33
Bảng 3.3. Kiến thức của bà mẹ về những việc cần làm sau tiêm chủng ……………… 34
Bảng 3.4. Kiến thức của bà mẹ về tác dụng của sổ tiêm chủng ………………………… 35
Bảng 3.5. Kiến thức của bà mẹ về phản ứng nhẹ sau tiêm chủng ……………………… 35
Bảng 3.6. Kiến thức của bà mẹ về phản ứng nặng sau tiêm chủng ……………………. 35
Bảng 3.7. Kiến thức của bà mẹ về phản ứng nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ……… 37
Bảng 3.8. Kiến thức chung của bà mẹ về chăm sóc trẻ sau tiêm chủng ……………… 37
Bảng 3.9. Thực hành của bà mẹ về theo dõi sức khỏe cho trẻ sau tiêm chủng tại
phòng khám ……………………………………………………………………………. 39
Bảng 3.10. Thực hành của bà mẹ về theo dõi sức khỏe cho trẻ ………………………… 39
Bảng 3.11. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ sau tiêm chủng ……………………. 40
Bảng 3.12. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ khi trẻ sốt và có phản ứng tại vị trí
tiêm sau tiêm chủng ………………………………………………………………… 41
Bảng 3.13. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ sau tiêm chủng ……………………. 41
Bảng 3.14. Nguồn thông tin về các phản ứng sau tiêm bà mẹ nhận được …………… 42
Bảng 3.15. Thời điểm, thông tin và cách xử trí về phản ứng sau tiêm chủng của cán
bộ y tế cho bà mẹ …………………………………………………………………….. 43
Bảng 3.16. Thông tin cán bộ y tế dặn dò về chăm sóc trẻ sau tiêm cho bà mẹ …….. 43vi
Bảng 3.17. Thông tin cán bộ y tế bổ sung thêm nội dung về chăm sóc trẻ sau tiêm
cho bà mẹ ……………………………………………………………………………… 44
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kiến thức chăm sóc của bà mẹ với đặc điểm của đối
tượng nghiên cứu …………………………………………………………………….. 46
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa kiến thức chăm sóc của bà mẹ …………………………. 47
và công tác truyền thông của nhân viên y tế ………………………………………………….. 47
Bảng 3.20. Mối liên quan về kiến thức chăm sóc của bà mẹ với thông tin cán bộ y tế
tư vấn về biểu hiện phản ứng sau tiêm ………………………………………… 48
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa đặc diểm đối tượng nghiên cứu với thực hành chăm sóc ….. 49
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thực hành của bà mẹ và công tác truyền thông của
nhân viên y tế …………………………………………………………………………. 50
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thực hành của bà mẹ với thông tin cán bộ y tế tư vấn
về biểu hiện phản ứng sau tiêm ………………………………………………….. 51
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ ….. 5

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/