Thực trạng tiếp cận thông tin và kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thông tại huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa, năm 2019

Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng tiếp cận thông tin và kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thông tại huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa, năm 2019.Vị thành niên (VTN) là sự chuyển tiếp từ giai đoạn thơ ấu đến tuổi trưởng thành, là độ tuổi có nhiều sự thay đổi về thể chất, tinh thần và cũng dễ bị tổn thương nhất. Do cơ thể chưa phát triển đầy đủ và hoàn thiện nên dễ bị tổn thương cho bộ phận sinh dục. Sự thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản như thay đổi tâm sinh lý tuổi VTN, tình bạn, tình yêu, các biện pháp tránh thai (BPTT), các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD) cũng như hoạt động tình dục sớm, không an toàn chính là nguy cơ cao đối với sức khỏe lứa tuổi VTN, đặc biệt đối với VTN nữ [1],[2].
Học sinh trung học phổ thông(THPT) gồm các em từ lớp 10, 11, 12, thường ở độ tuổi 16-18 tương đương với giai đoạn giữa của tuổi vị thành niên và đầu tuổi thanh niên [3],[4]nên cũng mang những đặc trưng sức khỏe của độ tuổi này. 

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2023.00313

Giá :

 

Liên Hệ

0927.007.596


Theo thống kê của ngành y tế trong năm 2015 có khoảng 280.000 ca phá thai; 2,2% số này ở lứa tuổi VTN. Tuy nhiên, đây chỉ con số thu thập tại các cơ sở y tế công. Với tâm lý e ngại, nhiều trường hợp lựa chọn đến các cơ sở y tế tư nhân. Vì thế con số thực tế có lẽ sẽ lớn hơn rất nhiều[6],[7] …Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do đây là lĩnh vực nhạy cảm, vì vậy hạn chế VTN trong việc tiếp cận thông tin và dịch vụ CSSKSS. Mặc dù hiện nay VTN có thể dễ dàng tiếp cận rất nhiều thông tin về CSSKSS qua các kênh như: sách báo, Internet… nhưng lại khó xác định được đâu lànguồn thông tin chính thống vì vậy khócó được kiến thức đúng trong CSSKSS. Trong khi đó, các dịch vụ CSSKSS cho VTN còn chưa đa dạng, thiếu tính thân thiện và chưa thuận tiện để VTN có thể dễ dàng tiếp cận. Chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD do các cơ sở y tế tư nhân cung cấp chưa được quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đánh giá thường xuyên. Việc giáo dục kỹ năng sống và giáo dục SKSS/SKTD trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Cùng với đó, các yếu tố về văn hóa, gia đình… cũng là nhân tố cản trở giới trẻ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD và giáo dục giới tính[8].
Đặc biệt với huyện Tĩnh Gia,từ khi khu Kinh tế Nghi Sơn phát triển một cách nhanh chóng dẫn đến lực lượng lớn lao động nhập cư từ các địa phương khác về để lao động kéo theo ảnh hưởng xấu từ mặt trái của cơ chế thị trường, các tệ nạn xã hội và một số đối tượng xấu ngoài xã hội đã tìm cách lôi kéo làm lệch lạc một bộ phận học sinhtrong các nhà trường, trong đó có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản VTN. Bên cạnh đó, việc quản lý và tuyên truyền; công tác DS/KHHGĐ vẫn có nhiều khoảng trống trong CSSKSS VTN, mà đây mới chính là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.Các chuyên gia nhận định, xóa bỏ được những khoảng trống trong CSSKSS VTN/TN sẽ đem lại lợi ích to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, giúp Quốc gia gặt hái được nhiều lợi ích kinh tế – xã hội to lớn và lâu dài[8].
Vì vậy, cần có những giải pháp truyền thông phù hợp với thực tế giúp cho các em có được những kiến thức cơ bản cần thiết về giới tính, tình dục, sức khỏe sinh sản, các biện pháp phòng ngừa thai.Câu hỏi đặt ra là:vậy thực trạngtiếp cận nguồn thông tin vàkiến thứccủa học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Tĩnh Giavề các lĩnh vực nàyhiện nay như thế nào?Để trả lời được những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hànhnghiên cứu: “Thực trạng tiếp cậnthông tin và kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thông tại huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa, năm 2019”.
Mục tiêu nghiên cứu: 
1. Mô tả thực trạng tiếp cận thông tin về sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thông tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, năm 2019. 
2. Mô tả thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thông tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, năm 2019.

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1    3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Một số khái niệm về vị thành niên, sức khỏe sinh sản vị thành niên    3
1.2. Thực trạng tiếp cận thông tin về sức khỏe sinh sản của vị thành niên    11
1.3. Thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản của vị thành niên    15
1.4. Đặc điểm địa lý, kinh tế – xã hội của huyện Tĩnh Gia    18
CHƯƠNG 2    22
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    22
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    22
2.2. Đối tượng nghiên cứu    22
2.3. Thiết kế nghiên cứu    22
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu    22
2.5. Biến số nghiên cứu    24
2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin    25
2.7.  Tiêu chuẩn đánh giá    26
2.8. Sai số có thể gặp và biện pháp khắc phục    28
2.9. Quản lý và phân tích số liệu    28
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    28
CHƯƠNG 3    34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    34
3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu    34
3.2 Thực trạng tiếp cận thông tin về sức khỏe sinh sản của học sinh    36
3.3 Thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổthông tại địa bàn nghiên cứu    45
CHƯƠNG 4    57
BÀN LUẬN    57
4.1.  Thực trạng tiếp cận thông tin về sức khỏe sinh sản của học sinh    57
4.2. Thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thông tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, năm 2019.    64
4.3. Hạn chế của nghiên cứu    74
KẾT LUẬN    76
KHUYẾN NGHỊ    78
TÀI LIỆU THAM KHẢO    34


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BPTT            : Biện pháp tránh thai
DS-KHHGĐ             : Dân số – Kế hoạch hóa gia đình
HIV/AIDS                      : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
LTQĐTD    : Lây truyền qua đường tình dục
PTTT                       : Phương tiện tránh thai
PVS    : Phỏng vấn sâu
QHTD            : Quan hệ tình dục
SAVY            : Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên 
SKSS/SKTD        : Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục
THPT            : Trung học phổ thông
TT        :Truyền thông
TTYT      :Trung tâm y tế
VTN        : Vị thành niên

 
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.     Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    34
Bảng 3.2.      Đặc điểm gia đình học sinh    35
Bảng 3.3.     Thực trạng tiếp cận các phương tiện truyền thông    36
Bảng 3.4.     Các nội dung về SKSS mà học sinh tiếp cận được    37
Bảng 3.5.      Sự phù hợp của những nội dung SKSS đã biết với lứa tuổi theo đánh giá của học sinh    38
Bảng 3.6.     Nguồn cung cấp thông tin về SKSS học sinh tiếp cận    39
Bảng 3.7.     Thời điểm học sinh tiếp cận các nội dung về SKSS    40
Bảng 3.8.     Sự chủ động trong tiếp cận các thông tin về SKSS    41
Bảng 3.9.     Mức độ khó khăn và yếu tố cản trở khi tiếp cận các thông tin về sức khỏe sinh sản của học sinh    43
Bảng 3.10.     Thực trạng truyền thông giáo dục SKSS trong nhà trường    44
Bảng 3.11.     Kiến thức của học sinh về tình dục an toàn    48
Bảng 3.12.     Kiến thức của học sinh về khả năng có thai    49
Bảng 3.13.      Kiến thức của học sinh về bao cao su    51
Bảng 3.14.     Kiến thức của học sinh về thuốc tránh thai khẩn cấp    52
Bảng 3.15.     Kiến thức của học sinh về nơi cung cấp cácphương tiện tránh thai    53
Bảng 3.16.     Kiến thức của học sinh về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục    55

 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.     Mức độ đáp ứng của những nội dung sức khỏe sinh sản đã biết với mong muốn của bản thân    39
Biểu đồ 3.2.     Lý do không chủ động tiếp cận các thông tin về SKSS của học sinh    42
Biểu đồ 3.3.     Kiến thức về SKSS của học sinh THPT huyện Tĩnh Gia    45
Biểu đồ 3.4.     Tỷ lệ học sinh trả lời đúng các kiến thức quan trọngvề sức khỏe sinh sản lứa tuổi vị thành niên    46
Biểu đồ 3.5.     Kiến thức về các dấu hiệu của tuổi dậy thì    47
Biểu đồ 3.6.     Kiến thức của học sinh về các Biện pháp tránh thai    50
Biểu đồ 3.7.      Kiến thức về tác hại của việc nạo hút thai của học sinh    54
Biểu đồ 3.8.    Kiến thức của học sinh về các bệnh LTQĐTD    54

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/