Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm học 2021 – 2022

Khóa luận tốt nghiệp ngành y đa khoa Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm học 2021 – 2022.Hiện nay, rối loạn tâm thần là khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến 25% dân số thế giới tại một thời điểm nhất định trong cuộc đời của họ. Các rối loạn tâm thần thường gặp nhất bao gồm trầm cảm, lo âu và stress [1]. Ước tính của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2012, trên thế giới có khoảng 350 triệu người chịu ảnh hưởng của trầm cảm [2]. Từ năm 1990 đến năm 2013, số người bị trầm cảm và/hoặc rối loạn lo âu tăng gần 50% từ 416 triệu lên 615 triệu người [3]. Ước tính đến năm 2030, trầm cảm sẽ là nguyên nhân hàng đầu trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu [4]. Rối loạn lo âu và trầm cảm có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khoảng 85% bệnh nhân trầm cảm có các biểu hiện lo âu [5]. Trên thế giới, tỷ lệ trầm cảm và lo âu lần lượt là 4,4% và 3,6%. Ở Việt Nam, tỷ lệ trầm cảm và lo âu là trên toàn dân số là 4,0% và 2,2% [6].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2022.00580

Giá :

 

Liên Hệ

0927.007.596

Với sinh viên, lứa tuổi bắt đầu có những thay đổi điều kiện sống, học tập, thay đổi môi trường giao tiếp, môi trường xã hội, … kết hợp với đặc điểm tâm lý như bồng bột, thiếu kinh nghiệm thì nguy cơ bị trầm cảm, lo âu và stress ở nhóm đối tượng này lại càng cao hơn [7]. Một nghiên cứu tại Malaysia năm 2013 trên sinh viên các trường công lập cho kết quả khoảng 23,7% sinh viên bị stress vừa và nặng; 63% sinh viên có dấu hiệu của lo âu ở mức độ vừa, nặng và rất nặng; 39,2% sinh viên có dấu hiệu của trầm cảm ở mức độ vừa, nặng và rất nặng [8]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Minh Thuận năm 2011 trên sinh viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 77% sinh viên có dấu hiệu của stress, 75% sinh viên có dấu hiệu của lo âu và 75% có dấu hiệu trầm cảm ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến rất nặng [9]. Tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần ở sinh viên đang rất cần được quan tâm, trong số đó phải kể đến sinh viên ngành Y Dược – nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các rối loạn trầm cảm, lo âu, stress. Năm 2015, tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên 8 trường Đại học Y dược Việt Nam là 43,2%, tỷ lệ lệ sinh viên Y dược có ý tưởng tự sát là 8,7%, lên kế hoạch tự sát là 3,9% và thực hiện hành vi tự sát là 0,9% [10]. Sinh viên Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cũng không nằm ngoài nhóm có nguy cơ biểu hiện trầm cảm, lo âu và stress. Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN là trường y đầu ngành của2 khu vực phía Bắc, đảm nhiệm việc tuyển chọn và đảo tạo đội ngũ cán bộ y tế chủ yếu cho xã hội, nên môi trường học tập tại trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN rất kỷ luật và nghiêm khắc. Sinh viên Y Dược với khối lượng kiến thức lớn, thời gian học tập dài và các đặc thù của nghề nghiệp như thực hành lâm sàng hay trực tại bệnh viện là một đối tượng cần được đánh giá. Với số lượng không nhỏ các sinh viên ngoại tỉnh học tập tại trường, họ phải đối mặt với môi trường tự lập, phải tự quản lý tài chính, sinh hoạt của bản thân, phải thích nghi với hoàn cảnh sống tập thể. Những yếu tố này có thể gây nên áp lực, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và học tập của sinh viên. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng sinh viên Y có tỷ lệ cao các dấu hiệu của trầm cảm, lo âu và stress trong suốt những năm đại học [11], [12], [13]. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào hoặc trầm cảm hoặc lo âu như nghiên cứu của Đỗ Đình Quyên năm 2007 về trầm cảm ở sinh viên Y tại trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu của Trần Kim Trang năm 2012 về rối loạn lo âu và trầm cảm trên sinh viên trưởng Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và Nguyễn Thị Huyền Anh năm 2017 trên sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội [14], [15], [16]. Gần đây, có nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung năm 2017 về trầm cảm, lo âu và stress nhưng thực hiện trên sinh viên YTCC [17].
Trong khi đó, chưa có nhiều các nghiên cứu đánh giá cùng lúc trầm cảm lo âu và stress trên sinh viên y dược trong cùng một thời điểm. Chính vì vậy, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm học 2021 – 2022" với 2 mục tiêu cụ thể sau:
1. Mô tả thực trạng trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm học 2021-2022
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm học 2021-2022

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN……………………………………………………………………. 3
1.1.Một số khái niệm…………………………………………………………………………….. 3
1.1.1. Khái niệm về trầm cảm …………………………………………………………. 3
1.1.2. Khái niệm về lo âu ……………………………………………………………….. 3
1.1.3. Khái niệm về stress ………………………………………………………………. 4
1.2.Rối loạn trầm cảm – lo âu – stress của sinh viên Y Dược…………………….. 5
1.2.1. Đặc điểm, dịch tễ …………………………………………………………………. 5
1.2.2. Các yếu tố liên quan …………………………………………………………….. 5
1.2.3. Sơ đồ tổng hợp một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu và
stress của sinh viên Y Dược…………………………………………………. 15
1.2.4. Giới thiệu về thang đo lường trầm cảm, lo âu, stress DASS 21 của
Lovibond …………………………………………………………………………… 16
1.3.Các nghiên cứu về trầm cảm – lo âu – stress của sinh viên Y Dược…….. 17
1.3.1. Trên thế giới………………………………………………………………………. 17
1.3.2. Tại Việt Nam ……………………………………………………………………… 20
1.4.Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu…………………………………………………… 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 24
2.1.Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ……………………………………. 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………. 24
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………………………… 24
2.2.Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu…………………………………….. 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………….. 24
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu……………………… 24
2.2.3. Công cụ thu thập số liệu ……………………………………………………… 26
2.2.4. Các biến số nghiên cứu……………………………………………………….. 26
2.3.Xử lý số liệu …………………………………………………………………………………. 30
2.4.Đạo đức nghiên cứu ………………………………………………………………………. 31
2.5.Hạn chế của nghiên cứu, sai số……………………………………………………….. 31Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 32
3.1.Mô tả thực trạng trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên Trường Đại học Y
Dược – ĐHQGHN năm học 2021-2022……………………………………………. 32
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ……………………………… 32
3.1.2. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên Trường Đại học Y Dược –
ĐHQGHN năm học 2021-2022 ……………………………………………. 38
3.2.Mô tả một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm, lo âu, stress ở sinh
viên trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm học 2021 – 2022 ……….. 40
3.2.1. Mối liên quan với biểu hiện trầm cảm của sinh viên……………….. 40
3.2.2. Mối liên quan với biểu hiện lo âu của sinh viên……………………… 47
3.2.3. Mối liên quan với biểu hiện stress của sinh viên…………………….. 53
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 60
4.1.Thực trạng trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên Trường Đại học Y
Dược – ĐHQGHN năm học 2021 – 2022 ………………………………………… 60
4.2.Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm, lo âu và stress của sinh
viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm học 2021 – 2022………. 64
4.3.Bàn luận về hạn chế của nghiên cứu………………………………………………… 71
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 73
1. Thực trạng trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên Trường Đại học Y Dược
– ĐHQGHN năm học 2021 – 2022 ……………………………………………………….. 73
2. Các yếu tố liên quan đến thực trạng trầm cảm, lo âu, stress của sinh viên
Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm 2021 – 2022 …………………………. 73
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Phân loại thang đánh giá Trầm cảm, lo âu và stress 21…………….. 16
Bảng 2. 1. Bảng phân bố cỡ mẫu khảo sát theo khối……………………………….. 25
Bảng 2. 2. Bảng phân bố tỷ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo khối………… 26
Bảng 3. 1. Bảng phân bố sinh viên theo dân tộc, tôn giáo………………………… 33
Bảng 3. 2. Đặc điểm gia đình của đối tượng nghiên cứu………………………….. 35
Bảng 3. 3. Đặc điểm về học tập của đối tượng nghiên cứu ………………………. 37
Bảng 3. 4. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress chung của sinh viên ………………… 38
Bảng 3. 5. Mô tả mối liên quan giữa yếu tố cá nhân với trầm cảm……………. 41
Bảng 3. 6. Mô tả mối liên quan giữa yếu tố học tập với trầm cảm…………….. 42
Bảng 3. 7. Mô tả mối liên quan giữa yếu tố gia đình, bạn bè xã hội với trầm
cảm …………………………………………………………………………………………………… 44
Bảng 3. 8. Mô tả mối liên quan giữa yếu tố cá nhân với lo âu ………………….. 47
Bảng 3. 9. Mô tả mối liên quan giữa yếu tố học tập với lo âu…………………… 48
Bảng 3. 10. Mô tả mối liên quan giữa yếu tố gia đình, bạn bè xã hội với lo âu
…………………………………………………………………………………………………………. 50
Bảng 3. 11. Mô tả mối liên quan giữa yếu tố cá nhân với stress ……………….. 53
Bảng 3. 12. Mô tả mối liên quan giữa yếu tố học tập với stress………………… 54
Bảng 3. 13. Mô tả mối liên quan giữa yếu tố gia đình, bạn bè xã hội với stress
…………………………………………………………………………………………………………. 56DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Biểu đồ phân bố sinh viên theo giới tính …………………………….. 32
Biểu đồ 3. 2. Biểu đồ phân bố sinh viên theo năm học…………………………….. 32
Biểu đồ 3. 3. Biểu đồ phân bố sinh viên theo nơi sinh……………………………… 33
Biểu đồ 3. 4. Biểu đồ phân bố sinh viên theo nơi ở hiện tại ……………………… 34
Biểu đồ 3. 5. Biểu đồ phân bố sinh viên theo cảm nhận tài chính cá nhân…. 34
Biểu đồ 3. 6. Đặc điểm các mối quan hệ của sinh viên với gia đình, bạn bè, xã
hội…………………………………………………………………………………………………….. 36
Biểu đồ 3. 7. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên theo giới tính…………. 39
Biểu đồ 3. 8. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên theo năm học…………. 4

Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm học 2021 – 2022

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/