Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và kiến thức, thực hành của nhãn viên y tế bệnh viện đa khoa Đông Anh, năm 2011
Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và kiến thức, thực hành của nhãn viên y tế bệnh viện đa khoa Đông Anh, năm 2011.Trong quá trình hoạt động, các cơ sở y tế đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải bao gồm chất thải rắn, lỏng và khí. Với số lượng không nhỏ các chất thải lây nhiễm và độc hại, chất thải rắn y tế đang có những tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã chứng minh, quản lý chất thải rắn y tế không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, cộng đồng dân cư và gây ô nhiễm môi trường [23], [24],
Thành phần của chất thải rắn y tế có chứa một lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm, các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các con đường lây nhiễm như qua da (do trầy xước, tổn thương), qua niêm mạc, qua đường hô hấp hoặc qua đường tiêu hoá…[13]. Các chất thải là vật sắc nhọn còn có khả năng gây tổn thương kép (vừa gây tổn thương, vừa có khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm) cho các đối tượng phơi nhiễm. Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ nguy cơ lây nhiễm HBV khi bị tổn thương do kim tiêm là 30%, HCV là 1,8% và HIV là 0,3% [26]. Hiện nay, xử lý chất thải chưa được quan tâm đúng mức. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, chất thải y tế kể cả chất thải y tế nguy hại vẫn được xử lý chung với các chất thải thông thường gây nên các nguy cơ sức khoẻ đối với con người và môi trường xung quanh. Kết quả đánh giá của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2002 được tiến hành tại 22 nước đang phát triển cho thấy: 18 – 64% các cơ sở y tế không sử dụng các phương pháp xử lý chất thải y tế thích họp [26].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2022.00579 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế năm 2010, hiện nay bình quân mỗi ngày các cơ sở y tế trên cả nước thải ra khoảng 380 tấn chất thải rắn, trong đó có khoảng 45 tấn là chất thải rắn y tế nguy hại. Ước tính đến năm 2015, lượng chất thải này sẽ tăng lên gần gấp đôi, khoảng 600 tấn/ngày và năm 2020 là khoảng 800 tấn/ngày [16], [22]. Tuy vậy, hiện mới có khoảng 44% các bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải y tế trong số đó nhiều hệ thống xử lý đã xuống cấp nghiêm trọng. Tỷ lệ các bệnh viện tuyến Trung ương chưa có hệ thống xử lý chất thải y tế là 25%, tuyến tỉnh là gần 50% và ở bệnh viện tuyến huyện là trên 60% [22].
Để khắc phục thực trạng trên và để đảm bảo thực hiện đúng luật bảo vệ môi trường, ngày 30 tháng 11 năm 2007, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 43/2007/QĐ- BYT về Quy chế quản lý chất thải y tế. Quy chế này được áp dụng đối với tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, nhà hộ sinh, trạm y tế, các bệnh viện và các cá nhân tham gia vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ chất thải y tế [5].
Bệnh viện đa khoa Đông Anh là bệnh viện hạng II trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Bệnh viện có quy mô 240 giường kế hoạch, công suất sử dụng giường bệnh trung bình hàng năm là 110 – 120% [2]. Trong quá trình hoạt động số lượng chất thải trung bình hàng tháng của bệnh viện là 15265 kg chất thải, trong đó số lượng chất thải lây nhiễm và độc hại là 2550kg [3]. Cũng như nhiều bệnh viện tuyến huyện khác, cơ sở vật chất của bệnh viện đa khoa Đông Anh còn nhiều hạn chế đó là: cơ sở hạ tầng không được quy hoạch, thiết kế theo mồ hình bệnh viện hạng II ngay từ đầu; hệ thống xử lý chất thải đặc biệt là chất thải rắn chưa được trang bị; kinh phí hoạt động nói chung và kinh phí cho quản lý chất thải nói riêng còn thiếu. Chính vì vậy cồng tác quản lý chất thải còn gặp nhiều khó khăn. Để đánh giá đúng thực trạng quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện như thế nào? Có đáp ứng được các yêu cầu được quy định tại quyết định 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế được ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2007 không? Kiến thức, thực hành của nhân viên y tế như thế nào? Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất thải của bệnh viện ra sao? Chúng tôi thực hiện đề tài đánh giá “Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và kiến thức, thực hành của nhãn viên y tế bệnh viện đa khoa Đông Anh, năm 2011”.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở của khung lý thuyết (Phụ lục 1), trong đó tập trung vào các yếu tố cơ sở vật chất và những cán bộ y tế trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý chất thải rắn y tế.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Đảnh giả thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyên, lưu giữ chất thải rắn y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện đa khoa Đông Anh, năm 2011.
2. Mô tả kiến thức, thực hành của nhân viên y tế cùa các khoa lâm sàng bệnh viện đa khoa Đông Anh về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế.
MỤC LỤC Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và kiến thức, thực hành của nhãn viên y tế bệnh viện đa khoa Đông Anh, năm 2011
LỜI CẢM ƠN I
MỤC LỤC II
DANH MỤC CÁC BẢNG IV
DANH MỤC CÁC sơ ĐỒ, BIỂU ĐỒ V
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VI
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN cứu VII
ĐẶT VẤN ĐÈ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu 3
Chuông 1: TỎNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Một số vấn đề cơ bản về chất thải y tế 4
1.1.1. Các khái niệm 4
1.1.2. Phân loại chất thải rắn y tế 5
1.1.3. Những nguy cơ của chất thải rắn y tế đối với sức khỏe 7
1.1.4. Nguy cơ của chất thải rắn y tế đối với môi trường 9
1.1.5. Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế 10
1.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới 11
1.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế 12
1.2.2. Quản lý chất thải y tể 13
1.3. Thực trạng chung về quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam 14
1.3.1. Nhận định chung 14
1.3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn và KTTH của nhân viên 15
1.3.3. Những yếu tố liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế 18
1.3.4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa Đông Anh 20
Chưong 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25
2.3. Thiết kế nghiên cứu 25
2.4. Mau và phương pháp chọn mẫu 25
Ill
2.5. Phương pháp thu thập số liệu 26
2.6. Xử lý và phân tích số liệu 27
2.7. Các biến số nghiên cứu 28
2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 37
3.1. Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý CTRYT 37
3.2. Kiến thức về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTRYT 42
3.3. Thực hành về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTRYT 48
3.4. Các yếu tố liên quan đến PL,TG, VC, LG CTRYT 50
Chương 4: BÀN LUẬN 56
Chưong 5: KẾT LUẬN 68
Chưong 6: KHUYẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 74
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Dụng cụ, bao bì thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế 37
Bảng 2: Phân loại chất thải rắn 38
Bảng 3: Thu gom chất thải rắn 39
Bảng 4: Vận chuyển chất thải rắn 40
Bảng 5: Lưu giữ chất thải rắn 41
Bảng 6: Thông tin chung về đối tượng phỏng vấn 42
Bảng 7: Kiến thức về phân loại CTRYT của đối tượng phỏng vấn 44
Bảng 8: Kiến thức về thu gom CTRYT của đối tượng phỏng vấn 45
Bảng 9: Kiến thức về vận chuyển CTRYT của đối tượng phỏng vấn 45
Bảng 10: Kiến thức về lưu giữ CTRYT của đối tượng phỏng vấn 46
Bảng 11 : Phân loại CTRYT của đối tượng phỏng vấn 48
Bảng 12 : Thu gom CTRYT của đối tượng nghiên cứu 49
Bảng 13 : Vận chuyển CTRYT của đối tượng nghiên cứu 49
Bảng 14 : Lưu giữ CTRYT của đối tượng nghiên cứu 50
Bảng 15 : Liên quan giữa kiến thức QLCT đặc điểm cá nhân của ĐTNC 51
Bảng 16: Liên quan giữa kiến thức CTLN với đặc điểm cá nhân của ĐTNC..52
Bảng 17: Liên quan giữa KTPLCT với THPLCT 53
DANH MỤC Sơ ĐỒ, BIẺU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ: Sơ đồ quản lý chất thải rắn y tế bệnh viện đa khoa Đông Anh 22
Biểu đồ 1: Kiến thức đạt về phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ CT 47
Biểu đồ 2: Kiến thức quản lý chất thải rắn y tế 48
Một số hình ảnh minh họa 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Duy Bảo, Trần Quang Toàn và cs (2010), “Thực trạng môi trường và hoạt động quản lý chất thải y tế ở một số bệnh viện khu vực phía Bắc qua hoạt động quan trắc ”, Bảo cáo một số chuyên đề về bảo vệ môi trường ngành Y tế giai đoạn 2006 – 2010, Cục Quản lý môi trường Bộ Y tế, Hà Nội, tr. 57.
2. Bệnh viện đa khoa Đông Anh (2011), Bảo cáo đảnh giá kết quả công tác năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Hà Nội, tr. 15.
3. Bệnh viện đa khoa Đông Anh (2010), Bảo cảo sổ Ỉ2/BC-CNK về việc Quản lý-xử lý chất thải – vệ sinh môi trường, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2000), “Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý chất thải y tế”, Tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý chắt thảiy tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 26.
5. Bộ Y tế (2007), Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 về việc ban hành quy chế quản lỷ chất thải y tế, truy cập từ http://vea.gov.vn/SiteCollectionDocuments/QUYÉT%20ĐỊNH%201.doc, ngày 27/9/2011.
6. Đặng Tuấn Đạt và cs (2004), “Nhận xét về quản lý chất thải tại các cơ sở y tế khu vực Tây Nguyên”, Tạp chí Y học dự phòng, tập 14 (5), tr. 69.
7. Cấn Mạnh Hùng, Trần Thị Lân (2010), “Đánh giá nhận thức, thực hành và chi phí cho công tác quản lý chất thải y tế rắn tại bệnh viện 105”, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hội Điều Dưỡng Việt Nam, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội, tr. 134-143.
8. Duong Thị Hưong, Đồng Trung Kiên và cs (2004), “Thực trạng tình hình vệ sinh môi trường ngành Y tế thành phố Hải Phòng”, Báo cảo khoa học toàn văn. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 714.
9. Lưong Ngọc Khuê (2010), “Báo cáo thực trạng công tác quản lý chất thải răn y tế tại các bệnh viện”, Báo cáo một số chuyên đề về bảo vệ môi trường ngành Y tế giai đoạn 2006 – 2010, Cục Quản lý môi trường Bộ Y tế, Hà Nội, tr. 14.
10. Hoàng Thị Liên (2009), Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lỷ chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa trung ương Thải Nguyên, Luận vãn Thạc sỹ Y học, Đại học Y dược Thái Nguyên.
11. Đào Nguyên Minh (2003), Đảnh giả thực trạng quản lý chất thải y tể tại hai bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội.
12. Nguyễn Huy Nga (2004), ‘Tồng quan tình hình quản lý chất thải rắn y tể ở Việt Nam*’, Bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 67 – 82.
13. Nguyễn Huy Nga và cs (2010), “Quản lý chất thải rắn và chất thải y sinh*’, Sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 114 – 122.
14. Đào Ngọc Phong (2007), Mô tả thực trạng ô nhiễm môi trường do chất thải y tế, các giải pháp xử lý chất thải y tế và triển khai mô hình quản lý chất thải y tế tại bệnh viện trung tám y tế huyện, cấp quản lý đề tài Bộ Y tế, Đại học YHà Nội.
15. Đào Ngọc Phong (2009), “Vệ sinh bệnh viện và chất thải y tế”, Vệ sinh môi trường dịch tễ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 154 – 158.
16. Trần Đắc Phu (2010), “Báo cáo tóm tắt thực trạng quản lý chất thải y tế và định hướng hoạt động trong thời gian tới*’, Bảo cáo một sổ chuyên đề về bảo vệ môi trường ngành Y tế giai đoạn 2006 – 2010, Cục Quản lý môi trường Bộ Y tế, Hà Nội. tr. 4.
17. Lê Thị Tài, Đào Ngọc Phong, Nguyễn Thị Thu (2006), “Thực trạng quản lý chất thải tại các bệnh viện tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí Nghiên cứu y học, 45 (5), tr. 73.
18. Trần Thị Minh Tâm (2007), Thực trạng quản lý, ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường trong các bệnh viện huyện tỉnh Hải Dương, Luận văn Tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội.
19. Trần Thị Minh Tâm, Vũ Đình Chính (2006), “Đánh giá sự hiểu biết về quản lý, xử lý chất thải y tế của cán bộ nhân viên y tế tại các bệnh viện huyện tỉnh Hải Dương”, Tạp chỉ Y học Việt Nam, (4), tr. 52.
20. Trần Duy Tạo (2002), Đảnh giả thực trạng, quản lý và ảnh hưởng của chất thải y tế bệnh viện đa khoa tình Phủ Thọ lên môi triỉờng xung quanh, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
21. Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Kinh (2005), Quản lý chất thải nguy hại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Duy Tiến (2010), Đau đầu xử lý chất thải y tế, truy cập từ http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/www.anninhthudo.vn/Dau-dau-xu- ly-chat-thai-benh-vien/5377038.epi, ngày 19/9/2011.
Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và kiến thức, thực hành của nhãn viên y tế bệnh viện đa khoa Đông Anh, năm 2011
Recent Comments