Thực trạng và các yếu tố liên quan đến rửa tay thường quy của điểu dưỡng viên lâm sàng bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội

Luận văn Thực trạng và các yếu tố liên quan đến rửa tay thường quy của điểu dưỡng viên lâm sàng bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội”.Theo Tồ chức y tế Thế giới (WHO), nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48h kể từ khi bệnh nhân nhập viện và không hiện diện cũng như không có ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. Có nhiều tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện như vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng [51].
WHO ước tính ở bất cứ thời điểm nào cũng có hơn 1.4 triệu người bệnh trên thế giới mắc NKBV [18]. Một số nghiên cứu đã đưa ra 5 hậu quả của NKBV đối với người bệnh là: tăng tỷ lệ mắc bệnh, tăng tỷ lệ tử vong, tăng ngày điều trị, tăng chi phí điều trị và tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật. Chi phí điều trị cho một ca NKBV tại Việt Nam là từ 2 đến 32.5 triệu đồng tùy thuộc vào cơ quan/bộ phận bị NKBV [40]. Ngày nay, mặc dù kiến thức về kiểm soát NKBV ngày càng cao, kháng sinh phổ rộng ngày càng nhiều và các biện pháp kiểm soát NKBV ngày càng được tăng cường, song NKBV vẫn chưa giảm. Các điều tra liên quốc gia do các nước và WHO tiến hành cho thấy NKBV ở các nước Châu Ảu và khu vực Tây Thái Bình Dương là từ 7.7% đến 9% [17]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu được tiến hành tại 62 bệnh viện khu vực phía Bắc năm 2009 cho thấy, tỷ lệ NKBV là 7.8%, các vị trí, cơ quan hay gặp NKBV là: nhiễm khuẩn phổi (41.9%); Nhiễm khuẩn vết mồ (27.5%); nhiễm khuẩn tiết niệu (13.1%); các nhiễm khuẩn khác (17.5%) [12].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2018.00111

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Có nhiều phương thức lây truyền NKBV, tuy nhiên sự lây truyền qua bàn tay nhân viên y tế là một trong những nguyên nhân hàng đầu [30]. WHO đã khuyến cáo, rửa tay là biện pháp rẻ tiền và hiệu quả nhất đề phòng NKBV [18]. Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định vệ sinh tay với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lây truyên tác nhân gây bệnh trong các cơ sở y tế. Một nghiên cứu tại Thụy Sỹ cho thấy: khi tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tăng từ 48% lên 66% thì tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện giảm từ 16.9% xuống còn 9.9% [33]. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó đã quy định thầy thuốc, nhân viên y tế, sinh viên/học sinh và người bệnh, người nhà người bệnh khi đến bệnh viện phải rửa tay theo quy định và theo hướng dẫn của cơ sở khám, chữa bệnh [4].
Tại các bệnh viện hay các cơ sở khám, điều trị thì điều dưỡng viên là người có thời gian tiếp xúc với người bệnh nhiều nhất. Phần lớn các hoạt động chăm sóc, trị liệu trên người bệnh là do điều dưỡng thực hiện nên họ có vai trò rất quan trọng với người bệnh [7]. Nếu bàn tay điều dưỡng mà nhiễm khuẩn thì người bệnh sẽ có nguy cơ lớn mắc nhiễm khuẩn bệnh viện.
Bệnh viện Xanh Pôn là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế Hà Nội với gần 600 giường bệnh, 25 khoa lâm sàng, 967 nhân viên y tế trong đó có một nửa là điều dưỡng. Bệnh viện đón tiếp hơn 1000 lượt người bệnh đến khám và điều trị mỗi ngày [2], lại là cơ sở thực hiện nhiều hoạt động chuyên khoa sâu nên vấn đề phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện càng trở nên cấp thiết. Chính vì vậy, việc vệ sinh bàn tay của điều dưỡng, đặc biệt là điều dưỡng các khoa lâm sàng có vai trò hết sức quan trọng. Tại bệnh viện đã từng có nghiên cứu về tỷ lệ tuân thủ rửa tay, tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ dừng lại trong phạm vi khoa Hồi sức cấp cứu ngoại. Còn các khoa khác, đặc biệt là khối lâm sàng Nội, Ngoại thì tỷ lệ tuân thủ rửa tay của điều dưỡng ra sao, kiến thức của họ như thế nào thì chưa được nghiên cứu. Do đó, tôi tiến hành đề tài ‘‘Thực trạng và các yếu tố liên quan đến rửa tay thường quy của điểu dưỡng viên lâm sàng bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội”.

 MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐÈ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu 3
1. Mục tiêu chung 3
2. Mục tiêu cụ thể 3
CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở khoa học của rửa tay 4
1.2 Tầm quan trọng của rửa tay 7
1.2.1  Bàn tay là vật trung gian truyền bệnh 7
1.2.2 Hiệu quả của rửa tay và môi liên quan với nhiêm khuân bệnh viện 8
1.3 Nhiễm khuẩn bệnh viện 10
1.3.1 Định nghĩa nhiêm khuân bệnh viện 10
1.3.2 Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện 11
1.3.3 Đường lây truyền nhiễm khuan bệnh viện [10] 12
1.3.4 Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện 13
ĩ .4 Các nghiên cứu về vệ sinh bàn tay của NVYT 15
1.4.1  Nghiên cứu trên thế giới 15
1.4.2  Nghiên cứu tại Việt Nam 16
1.5 Địa điểm nghiên cứu 17
1.6  Khung lý thuyết 18
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 20
2.1 Đối tượng, thời gian tiến hành nghiên cứu 20
2.2 Phương pháp nghiên cứu  20
2.3 Phương pháp thu thập số liệu và cỡ mẫu 20
2.3. ỉ Thu thập so liệu định lượng 21
2.3.2 Thu thập số liệu định tỉnh 22
2.4  Các khái niệm 23
2.5 Các biến số nghiên cứu 23
2.7 Phương pháp phân tích số liệu 25
2.8 Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu 25
CHƯƠNG 3: KÉT QUẢ NGHIÊN cứu 26
3.1 Thông tin chung về đổi tượng nghiên cứu 26
3.2 Kiến thức về VSBT của đối tượng nghiên cứu 27
3.2.1 Kiến thức về rửa tay thường quy theo từng cáu hỏi 27
3.2.2 Kiến thức chung về thực hành VSBT 29
3.3 Sự khác biệt về kiến thức vệ sinh bàn tay theo một sổ yếu tố 30
3.4 Tuân thủ rửa tay 32
3.5 Phương thức rửa tay 34
3.6 Một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ rửa tay của NVYT 34
3.6.1 Các yếu tổ thúc đẩy tuân thủ RTTQ  34
3.6.2 Các yếu tố tạo điều kiện 36
3.6.3 Các yếu tố cản trở tuân thủ RTTQ 36
3.6.4 Mong muốn của điều dưỡng về việc RTTQ 38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 40
4.1 Thực trạng kiến thức về rửa tay thường quy của điều dưỡng 40
4.1.1 Kiến thức chung về RTTQ của đoi tượng nghiên cứu 40
4.1.2  Moi liên quan giữa kiến thức VSBT và các yếu tố 41
4.2 Thực trạng tuân thủ các cơ hội RTTQ 42
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ rửa tay của điều dưỡng 45
4.3. ỉ Các yếu tổ thúc đẩy tuân thủ RTTQ 45
4.3.2 Các yếu tổ cản trở tuân thủ RTTQ 47
4.4 Mong muốn của điều dưỡng về việc RTTQ 50
4.5 Hạn chế và ưu điểm của nghiên cứu 50
CHƯƠNG 5: KÉT LUẬN 53
5.1 Kiến thức về vệ sinh bàn tay 53
5.2 Tỷ lệ tuân thủ rửa tay 53
5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ rửa tay 53
5.3. ỉ Các yếu tổ tăng cường TTRT. 53
5.3.2 Các yếu tố cản trở TTRT 54
5.3.3 Mong muốn của điều dưỡng 54
CHƯƠNG 6: KHUYÊN NGHỊ   55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Phụ lục 1. Phiếu điều tra kiến thức về thực hành rửa tay thường quy 62
Phụ lục 2. Cách chấm điểm phần Đánh giá kiến thức về vệ sinh bàn tay 65
Phụ lục 3. Phiếu đánh giá sự tuân thủ rửa tay của NVYT 69
Phụ lục 4. Quy trình rửa tay thường quy bằng nước và xà phòng hoặc bằng dung dịch rửa
tay có chứa cồn do Bộ y tế ban hành 71
Phụ lục 5: Hướng dẫn thảo luận nhóm 72 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/