Nghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của Helicobacter pylori bằng Epsilometer và hiệu quả của phác đồ EBMT ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn
Luận án Nghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của Helicobacter pylori bằng Epsilometer và hiệu quả của phác đồ EBMT ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn.Viêm dạ dày là bệnh lý thường gặp, trong đó viêm dạ dày mạn có Helicobacter pylori là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất với ung thư dạ dày [175]. Kể từ khi được Warren J.R. và Marshall B.J. [220] phát hiện và công bố vào năm 1983 đến nay, Helicobacter pylori vẫn đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của cộng đồng y học trên toàn cầu. Tổ chức Y tế thế giới xác định việc điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori là một trong các biện pháp chủ yếu ngăn ngừa ung thư dạ dày [114].
Trong các kháng sinh dùng để điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori, clarithromycin đóng vai trò quan trọng trong phác đồ ba thuốc có chứa clarithromycin được dùng điều trị theo kinh nghiệm lần đầu và levofloxacin đóng vai trò quan trọng trong phác đồ ba thuốc có chứa levofloxacin được chỉ định cho bệnh nhân sau điều trị lần đầu thất bại [147].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.2018.00110 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Phân tích tổng hợp của Fischbach L.A. cho thấy Helicobacter pylori đề kháng với clarithromycin làm hiệu quả tiệt trừ của phác đồ gồm thuốc kháng tiết, amoxicillin và clarithromycin giảm đi 66,2% [83]. Với kháng sinh levofloxacin, kết quả tiệt trừ Helicobacter pylori của phác đồ ba thuốc gồm ức chế bơm proton, amoxicillin và levofloxacin đạt rất thấp, chỉ 36,3% ở bệnh nhân nhiễm chủng kháng levofloxacin so với ở chủng nhạy levofloxacin đạt 81,1% [60]. Đồng thuận Maastricht IV khuyến cáo chỉ dùng phác đồ ba thuốc có clarithromycin để điều trị tiệt trừ lần đầu khi tỷ lệ Helicobacter pylori đề kháng clarithromycin trong khu vực thấp hơn 15% và chỉ dùng phác đồ ba thuốc có levofloxacin để điều trị lần hai cho bệnh nhân dị ứng penicilline khi tỷ lệ Helicobacter pylori đề kháng levofloxacin còn thấp [147]. Hơn nữa, theo Graham D.Y., không nên dùng kháng sinh nhóm fluoroquinolone khi bệnh nhân đã dùng trước đây hoặc ở khu vực có tỷ lệ đề kháng fluoroquinolone vượt quá 10% [103].
Việc xác định tính nhạy cảm Helicobacter pylori với kháng sinh vừa để theo dõi dịch tễ khuynh hướng Helicobacter pylori đề kháng kháng sinh làm cơ sở cho việc chọn lựa phác đồ phù hợp với quần thể bệnh nhân trong khu vực, vừa tối ưu hóa hiệu quả điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori, đặc biệt ở bệnh nhân đã từng điều trị thất bại [111]. Tuy nhiên, việc thử nghiệm tính nhạy cảm kháng sinh với Helicobacter pylori khá phức tạp, trong khi phương pháp pha loãng kháng sinh trong thạch tốn công và chỉ phù hợp khi thử nghiệm với số lượng lớn chủng Helicobacter pylori [38], còn phương pháp đĩa giấy kháng sinh khuếch tán lại không phù hợp với vi khuẩn phát triển chậm như Helicobacter pylori [34] thì Epsilometer là phương pháp đáng tin cậy do định lượng được nồng độ ức chế tối thiểu của kháng sinh [94].
Đến nay, mặc dù trong nước đã có một vài nghiên cứu dùng Epsilometer khảo sát Helicobacter pylori đề kháng kháng sinh ở các vùng, đặc biệt với clarithromycin và levofloxacin [18],[40] nhưng số bệnh nhân còn khiêm tốn để đánh giá thực trạng này. Vì thế, việc dùng Epsilometer để nghiên cứu Helicobacter pylori đề kháng với clarithromycin, levofloxacin với cỡ mẫu đủ lớn là cần thiết và có ý nghĩa dịch tễ tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Trong thời gian qua, các nghiên cứu ở nước ta cho thấy tỷ lệ chủng Helicobacter pylori đề kháng với clarithromycin cao hơn 15% [18],[22],[40], nên theo hướng dẫn Maastricht IV, chúng ta nên chọn phác đồ bốn thuốc có bismuth để điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori cho bệnh nhân điều trị lần đầu [147], tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu với cỡ mẫu lớn để đánh giá hiệu quả tiệt trừ Helicobacter pylori, sự tuân thủ và tác dụng phụ ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn có Helicobacter pylori được điều trị bằng phác đồ này.
Với mục đích áp dụng Epsilometer làm kháng sinh đồ tối thiểu [157] cho clarithromycin và levofloxacin để nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh của Helicobacter pylori và dùng phác đồ bốn thuốc có bismuth để điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn, góp phần làm giảm các hậu quả do viêm dạ dày mạn gây ra, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của Helicobacter pylori bằng Epsilometer và hiệu quả của phác đồ EBMT ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn”.
2. Ý nghĩa khoa học
Viêm dạ dày mạn có Helicobacter pylori là một bệnh lý thường gặp và có nguy cơ tiến triển thành ung thư dạ dày. Việc chẩn đoán và điều trị sớm cho bệnh nhân có chỉ định khi chưa có những tổn thương tiền ung thư sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc ung thư dạ dày trong tương lai.
Nghiên cứu dùng Epsilometer xác định được nồng độ ức chế tối thiểu của từng chủng và đánh giá được tỷ lệ chủng Helicobacter pylori đề kháng với clarithromycin và levofloxacin đạt mức cao đáng báo động ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn. Kỹ thuật Epsilometer là phù hợp và khả thi trong khi các kỹ thuật thử nghiệm tính nhạy cảm kháng sinh với Helicobacter pylori khác vừa phức tạp, thiếu chính xác, vừa không đáp ứng được việc cá nhân hóa điều trị.
Nghiên cứu phác đồ bốn thuốc có bismuth gồm esomeprazole-bismuth- metronidazole-tetracycline (EBMT) đánh giá được hiệu quả tiệt trừ Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn đạt mức chấp nhận ở lần điều trị thứ nhất và lần thứ hai cũng như tiên lượng được khả năng thành công của phác đồ thông qua xác định mức tuân thủ dùng thuốc của người bệnh.
3. Ý nghĩa thực tiễn
Trong thực tế lâm sàng, việc áp dụng Epsilometer sẽ xác định tính đề kháng của chủng Helicobacter pylori ở bệnh nhân đã điều trị thất bại từ hai lần trở lên giúp bác sĩ chỉ định phác đồ chứa kháng sinh phù hợp, nâng cao hiệu quả tiệt trừ. Epsilometer cho phép khảo sát tính đề kháng của hàng loạt chủng Helicobacter pylori trong cộng đồng theo định kỳ, để đánh giá xu hướng đề kháng kháng sinh và có chiến lược khuyến cáo chọn lựa phác đồ kinh nghiệm đầu tay điều trị phù hợp cho bệnh nhân ở từng khu vực cũng như để có chiến lược quản lý sử dụng kháng sinh.
Áp dụng phác đồ bốn thuốc có bismuth điều trị đầu tay cho bệnh nhân điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori lần đầu hoặc sau thất bại lần đầu đem lại kết quả cao trong bối cảnh vi khuẩn Helicobacter pylori đang ngày càng gia tăng đề kháng kháng sinh.
4. Mục tiêu của luận án
– Xác định tỷ lệ Helicobacter pylori đề kháng clarithromycin, levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn bằng phương pháp Epsilometer và một số yếu tố liên quan đề kháng kháng sinh.
– Khảo sát tỷ lệ tiệt trừ Helicobacter pylori của phác đồ EBMT (esomeprazole- bismuth-metronidazole-tetracycline) 10 ngày ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn, tuân thủ dùng thuốc, tác dụng phụ và một số yếu tố liên quan hiệu quả điều trị.
MỤC LỤC
Đề mục Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Các chữ viết tắt, ký hiệu trong luận án iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ xii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Viêm dạ dày mạn và vi khuẩn Helicobacter pylori 4
1.2. Helicobacter pylori đề kháng kháng sinh 10
1.3. Điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori 23
1.4. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài 36
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu 40
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu 65
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 66
3.1. Đặc điểm bệnh nhân viêm dạ dày mạn có Helicobacter pylori 66
3.2. Tỷ lệ đề kháng clarithromycin, levofloxacin của các chủng Helicobacter
pylori được xác định bằng Epsilometer ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn và một số yếu tố liên quan đề kháng kháng sinh 69
3.3. Kết quả điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori của phác đồ EBMT ở bệnh nhân
viêm dạ dày mạn, tuân thủ dùng thuốc, tác dụng phụ và một số yếu tố liên quan hiệu quả điều trị 76
Chương 4. BÀN LUẬN 92
4.1. Phân tích đặc điểm chung của bệnh nhân viêm dạ dày mạn có
Helicobacter pylori 92
4.2. Phân tích kết quả khảo sát Helicobacter pylori đề kháng clarithromycin,
levofloxacin bằng Epsilometer ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn và một số yếu tố liên quan đề kháng kháng sinh 95
4.3. Phân tích kết quả điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori của phác đồ EBMT ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn, tuân thủ dùng thuốc, tác dụng phụ và một số
yếu tố liên quan hiệu quả điều trị 112
KẾT LUẬN 137
KIẾN NGHỊ 139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Tên bảng Trang
Các nghiên cứu Helicobacter pylori đề kháng kháng sinh trong nước
giai đoạn 2000-2013 15
Tiêu chí đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tiệt trừ Helicobacter
pylori theo ý định điều trị và theo thiết kế nghiên cứu 23
Liều và cách dùng các thuốc trong phác đồ EBMT 32
Các biến số và chỉ số nghiên cứu 42
Đặc điểm bệnh nhân viêm dạ dày mạn có H. pylori trong nghiên cứu ..66 Đặc điểm mô bệnh học niêm mạc hang vị và thân vị ở bệnh nhân viêm
dạ dày mạn có Helicobacter pylori 68
Tỷ lệ đề kháng chung của các chủng Helicobacter pylori với
clarithromycin, levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn 69
Tỷ lệ chủng Helicobacter pylori đề kháng clarithromycin, levofloxacin
ở bệnh nhân chưa từng điều trị tiệt trừ 70
Tỷ lệ chủng Helicobacter pylori đề kháng clarithromycin, levofloxacin
ở bệnh nhân đã từng điều trị tiệt trừ thất bại 70
So sánh tỷ lệ chủng Helicobacter pylori đề kháng clarithromycin,
levofloxacin ở bệnh nhân chưa điều trị và đã từng điều trị thất bại 71
Khảo sát mối liên quan giữa các đặc điểm bệnh nhân và tỷ lệ chủng
Helicobacter pylori đề kháng clarithromycin 72
Các yếu tố liên quan chủng Helicobacter pylori đề kháng với
clarithromycin 73
Khảo sát mối liên quan giữa các đặc điểm bệnh nhân và tỷ lệ chủng
Helicobacter pylori đề kháng levofloxacin 74
Các yếu tố liên quan chủng Helicobacter pylori đề kháng với
levofloxacin 75
Phân bố MIC của clarithromycin trên 111 chủng H. pylori đề kháng …75 Phân bố MIC của levofloxacin trên 62 chủng H. pylori đề kháng 76
Bảng 3.13. Đặc điểm bệnh nhân được điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori 76
Bảng 3.14. Tỷ lệ tiệt trừ H.pylori của phác đồ EBMT theo đối tượng bệnh nhân
(theo ITT) 77
Bảng 3.15. Tỷ lệ tiệt trừ Hpylori của phác đồ EBMT theo đối tượng bệnh nhân
(theo PP) 78
Bảng 3.16. So sánh kết quả điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori theo số lần điều trị
(theo ITT) 79
Bảng 3.17. So sánh kết quả điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori theo số lần điều trị
(theo PP) 79
Bảng 3.18. Tỷ lệ tiệt trừ H. pylori theo nhóm tuổi bệnh nhân trên và dưới 60 tuổi 80
Bảng 3.19. Tỷ lệ tiệt trừ Helicobacter pylori theo giới tính bệnh nhân 81
Bảng 3.20. Tỷ lệ tiệt trừ Helicobacter pylori theo đặc điểm hút thuốc 81
Bảng 3.21. Liên quan giữa một số đặc điểm bệnh nhân và kết quả điều trị tiệt trừ
Helicobacter pylori 82
Bảng 3.22. Tỷ lệ tiệt trừ phân tích theo ITT và đặc điểm kháng sinh đồ của
Helicobacter pylori với clarithromycin, levofloxacin 83
Bảng 3.23. Tỷ lệ tiệt trừ phân tích theo PP và đặc điểm kháng sinh đồ của
Helicobacter pylori với clarithromycin, levofloxacin 83
Bảng 3.24. Kết quả tiệt trừ H. pylori theo đặc điểm mô bệnh học (theo ITT) 84
Bảng 3.25. Kết quả tiệt trừ H. pylori theo đặc điểm mô bệnh học (theo PP) 85
Bảng 3.26. Liên quan giữa một số đặc điểm mô bệnh học viêm dạ dày mạn và kết
quả điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori 86
Bảng 3.27. Mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân 87
Bảng 3.28. Kết quả tiệt trừ Helicobacter pylori theo mức độ tuân thủ dùng thuốc 87
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa mức độ tuân thủ dùng thuốc tốt và kết quả tiệt trừ
Helicobacter pylori 88
Bảng 3.30. Tần suất và mức độ tác dụng phụ với phác đồ EBMT 88
Bảng 3.31. Tần suất các tác dụng phụ thường gặp với phác đồ EBMT 89
Bảng 3.32. Kết quả tiệt trừ Helicobacter pylori theo tác dụng phụ trên bệnh nhân 89
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa tác dụng phụ và kết quả tiệt trừ Helicobacter pylori 90
Phân tích đa biến các yếu tố liên quan kết quả điều trị tiệt trừ
Helicobacter pylori của phác đồ EBMT 90
So sánh tỷ lệ chủng Helicobacter pylori đề kháng clarithromycin ở các
nhóm đối tượng bệnh nhân qua các nghiên cứu 96
So sánh tỷ lệ chủng Helicobacter pylori đề kháng levofloxacin ở các
nhóm đối tượng bệnh nhân qua các nghiên cứu 101
So sánh tỷ lệ chủng Helicobacter pylori đề kháng kép với clarithromycin và levofloxacin ở các nhóm đối tượng bệnh nhân qua
các nghiên cứu 104
So sánh kết quả các nghiên cứu điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori lần
đầu bằng phác đồ PBMT 113
So sánh kết quả các nghiên cứu điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori lần hai bằng phác đồ PBMT 117
Hình số Tên hình Trang
Hình 1.1. Nhiễm Helicobacter pylori và cơ chế bệnh sinh 8
Hình 1.2. Thanh Etest, vùng ức chế vi khuẩn hình elip và giá trị MIC của chủng
vi khuẩn được làm kháng sinh đồ 18
Hình 2.1. Hình ảnh viêm dạ dày được chẩn đoán qua nội soi 47
Hình 2.2. Các vị trí sinh thiết dạ dày theo hệ thống Sydney 48
Hình 2.3. Đĩa cấy vi khuẩn Helicobacter pylori có khuẩn lạc mọc 51
Hình 2.4. Đĩa kháng sinh đồ của Helicobacter pylori với clarithromycin và
levofloxacin bằng Etest 54
Hình 2.5. Sử dụng thang mô hình trực quan để xếp mức độ các thông số đánh giá
viêm dạ dày theo hệ thống Sydney cập nhật 56
Hình 2.6. Hình ảnh mô học viêm dạ dày mạn do Helicobacter pylori 58
•? -y r 9 >
Tfc*-*_ÄmẠ1* A-*A.rri
Biêu đo so Tên biêu đo Trang
Biểu đồ 3.1. Tần suất các triệu chứng lâm sàng ở 176 bệnh nhân viêm dạ dày mạn
có Helicobacter pylori 67
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ đề kháng chung của các chủng Helicobacter pylori với
clarithromycin và levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn 69
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ đề kháng clarithromycin của các chủng Helicobacter
pylori theo nhóm tuổi bệnh nhân 71
Biểu đồ 3.4. Phân bố tỷ lệ đề kháng levofloxacin của các chủng Helicobacter
pylori theo nhóm tuổi bệnh nhân 73
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tiệt trừ Helicobacter pylori phân tích theo ITT 77
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ tiệt trừ Helicobacter pylori phân tích theo PP 78
Biểu đồ 3.7. Kết quả điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori theo nhóm tuổi 80
Biểu đồ 4.1. Phân tích tổng hợp nguy cơ điều trị Helicobacter pylori thất bại ở bệnh nhân có hút thuốc 133
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1. Đặng Ngọc Quý Huệ, Trần Văn Huy (2014). Cập nhật về Helicobacter pylori: đề kháng kháng sinh, chẩn đoán và điều trị năm 2012. Tạp chí khoa học tiêu hoá Việt Nam, tập IX, số 34, trang 2179-2190.
2. Đặng Ngọc Quý Huệ, Trần Văn Huy, Nguyễn Sĩ Tuấn, Lê Nguyễn Đăng Khoa, Nguyễn Thị Minh Thi, Phạm Thị Thu Hằng, Phạm Thị Hiền, Bùi Nam Trân (2014). Đánh giá Helicobacter pylori đề kháng với clarithromycin và levofloxacin bằng epsilometer test tại Đồng Nai, năm 2013. Tạp chí y học thực hành, số 1(903), trang 89-93.
3. Đặng Ngọc Quý Huệ, Trần Văn Huy, Trần Đức Anh (2015). Đề kháng kháng sinh và kết quả điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori dựa vào kháng sinh đồ ở bệnh nhân viêm dạ dày đã điều trị thất bại từ 2 lần trở lên. Tạp chí y dược học, số 28+29, trang 20-28.
Báo cáo tại hội nghị nghiên cứu sinh Trường đại học Y- Dược Huế năm 2015.
4. Đặng Ngọc Quý Huệ, Trần Văn Huy, Nguyễn Thanh Hải (2016). Viêm dạ dày mạn có nhiễm Helicobacter pylori : hiệu quả điều trị tiệt trừ của phác đồ bốn thuốc có bismuth (EBMT). Tạp chí y dược học, số 32, trang 149-158.
Báo cáo tại hội nghị tiêu hoá các nước Đông Nam Á lần thứ 11 và hội nghị khoa học tiêu hoá toàn quốc lần thứ 22, năm 2016.
5. Đặng Ngọc Quý Huệ, Trần Văn Huy (2017). Cập nhật điều trị Helicobacter pylori năm 2017. Hội nghị khoa học nội khoa toàn quốc lần thứ X. Tạp chí Nội khoa Việt Nam, số tháng 4/2017, trang 7-14.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thị Hòa Bình (2001). Nghiên cứu chẩn đoán bệnh viêm dạ dày mạn tính bằng nội soi, mô bệnh học và tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori. Luận án tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội, tr.49,65,75-76.
2. Bộ Y tế (2009). Dược thư quốc gia Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.219-221,497-499,794-797,1074-1077.
3. Bộ Y tế. (2013). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Giải phẫu bệnh – Tế bào học.
4. Bộ Y tế. (2013). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Vi sinh Y học.
5. Bộ Y tế. (2014). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tiêu hóa.
6. Nguyễn Quang Chung, Tạ Long, Trịnh Tuấn Dũng (2007), Hình ảnh nội soi, mô bệnh học của viêm dạ dày mạn có nhiễm Helicobacter pylori, Tạp chí Khoa học tiêu hóa Việt Nam, II(7), tr.389-394.
7. Nguyễn Thanh Dung, Bùi Quang Đi, Hoàng Trọng Thảng (2011), Đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học viêm dạ dày mạn do Helicobacter pylori, Tạp chí Y dược học, 2, tr.168-175.
8. Quách Trọng Đức (2009), Đặc điểm teo niêm mạc dạ dày trên nội soi theo phân loại Kimura., Y học TP. Hồ Chí Minh, 13 (Phụ bản Số 1), tr.23-28.
9. Quách Trọng Đức, Trần Kiều Miên (2012). Điều trị loét dạ dày tá tràng. Trong: Châu Ngọc Hoa (Chủ biên), Điều trị học nội khoa. Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh, tr.209-224.
10. Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam (2013). Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị Helicobacter pylori tại Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh, tr.1-38.
11. Đặng Ngọc Qúy Huệ, Trần Văn Huy, Nguyễn Sĩ Tuấn, và cs (2014), Đánh giá Helicobacter pylori đề kháng với Clarithromycin và Levofloxacin bằng Epsilometer test tại Đồng Nai, năm 2013, Yhọc thực hành, 903(1), tr.89-93.
12. Trần Văn Huy, Trần Quang Trung (2016). Nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng. Trong: Trần Văn Huy (Chủ biên), Nội soi tiêu hóa cơ bản. Nhà xuất bản Đại học Huế, Huế, tr.19-31.
13. Công ty Nam Khoa (2012). Pylori test (Hướng dẫn sử dụng).
14. Đào Văn Long (2014). Bài tiết acid dịch vị và bệnh lý liên quan. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.60-154.
15. Tạ Long (2003). Bệnh lý dạ dày tá tràng và vi khuẩn Helicobacter pylori. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.21,64-89,190.
16. Tạ Long (2007), Viêm dạ dày mạn, Tạp chí Khoa học tiêu hóa Việt Nam, II(6), tr.329-338.
17. Đinh Cao Minh, Bùi Hữu Hoàng (2013), Đánh giá đề kháng kháng sinh của Helicobacter pylori trên bệnh nhân viêm loét dạ dày- tá tràng đã điều trị tiệt trừ thất bại, Tạp chí Khoa học tiêu hoá Việt Nam, VIII(33), tr.2139-2140.
18. Phan Trung Nam, Trần Văn Huy, Trần Thị Như Hoa, Lê Văn An, Antonella Santona, Bianca Paglietti, Salvatore Rubino (2013), Tình hình đề kháng kháng sinh của Helicobacter pylori tại khu vực miền Trung hai năm 2012-2013 bằng kỹ thuật E-test, Tạp chí Khoa học tiêu hoá Việt Nam, VIII(33), tr.2122-2132.
19. Lê Đình Minh Nhân, Võ Thị Chi Mai (2006), Tính đề kháng kháng sinh của Helicobacter pylori trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, Y học TP. Hồ Chí Minh, 70(Phụ bản số 1), tr.73-75.
20. Nhóm nghiên cứu quốc gia GARP-Việt Nam (NWG) (2010). Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam.
21. Hà Thị Minh Thi, Trần Văn Huy (2013), Ứng dụng kỹ thuật PCR-RFLP để xác định các đột biến A2142G và A2143G trên gene 23S rRNA gây đề kháng Clathromycine của vi khuẩn Helicobacter pylori, Tạp chí Y dược học (14), tr.56-63.
22. Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Văn Thịnh, Nguyễn Thị Nguyệt, Dương Thu Hương, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Tạ Long, Lê Hữu Song (2012), Tình hình kháng kháng sinh của Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày và loét tá tràng, Tạp chí Khoa học tiêu hoá Việt Nam, VII(27), tr.1783-1789.
23. Trần Thiện Trung, Phạm Văn Tấn, Quách Trọng Đức, Lý Kim Hương (2009), Hiệu quả của phác đồ EAL và EBMT trong tiệt trừ Helicobacter pylori sau điều trị thất bại lần đầu, Y học TP. Hồ Chí Minh, 73(Phụ bản số 1), tr.11-17.
24. Phạm Hùng Vân, Phạm Thái Bình (2013). Kháng sinh – Đề kháng kháng sinh – Kỹ thuật kháng sinh đồ – Các vấn đề cơ bản thường gặp. Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh, tr.51-75, 108-110.
25. Nguyễn Thúy Vinh, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Lê Băng Sơn, Nguyễn Văn Hòa, Hà Văn Mạo (2003), Vấn đề kháng Clarithromycin, Amoxicillin và Metronidazole của vi khuẩn Helicobacter pylori trong 3 năm (2000-2002), Y học Việt Nam(4), tr.45-52.
Recent Comments