Luận án Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tương và tỷ leptin/adiponectin trên đối tượng thừa cân – béo phì

Luận án Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tương và tỷ leptin/adiponectin trên đối tượng thừa cân – béo phì.Béo phì được biết đến như một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở nhiều nước Đông Tây Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Không những ở các nước và khu vực nói trên – nơi tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành dao động lên đến 30-40% – mà ngay cả ở những nước đang phát triển, thừa cân béo phì đang có xu hướng tăng nhanh. Cùng với sự tăng trưởng liên tục về kinh tế ở các nước châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, tình hình thừa cân-béo phì có khuynh hướng gia tăng nhanh chóng hơn nữa trong những thập niên tới [6], [7], [15].
Năm 1997, tại Hội nghị quốc tế béo phì tổ chức ở Geneva (Thụy Sĩ), béo phì lần đầu tiên được xem xét dưới góc độ là đại dịch toàn cầu (Global Epidemic) [18]. Thừa cân, béo phì gây ra nhiều biến chứng làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong. Ngoài biến chứng tim mạch còn có những biến chứng nội tiết chuyển hóa nghiêm trọng [6]. Theo số liệu công bố của WHO (2008), toàn thế giới có khoảng 1,5 tỷ người từ 20 tuổi trở lên thừa cân, hơn 200 triệu nam giới và 300 triệu phụ nữ bị béo phì. Dự báo đến năm 2030 sẽ có khoáng 1,9 tỷ người thừa cân, béo phì trên toàn thế giới [62].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2018.00109

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Quan niệm mô mỡ xem như là nơi dự trữ năng lượng một cách thụ động hiện nay không còn phù hợp nữa. Năm 1994, lần đầu tiên khi phát hiện ra leptin, khoa học đã khẳng định mô mỡ hoạt động như một cơ quan nội tiết. Hiện nay, mô mỡ được biết là nơi tiết ra nhiều loại protein khác nhau có hoạt tính sinh học đa dạng [8], [23]. Thông qua mạng tương tác này, mô mỡ tham gia vào các tiến trình sinh học khác nhau bao gồm chuyển hoá năng lượng, chức năng thần kinh nội tiết và chức năng miễn dịch.
Béo phì được định nghĩa đơn giản là tình trạng tích lũy quá nhiều và bất thường của lipid trong các tố chức mỡ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Gần đây, người ta đã thừa nhận rằng các đại thực bào mô mỡ là một thành phần quan trọng trong chức năng tiết của mô mỡ và là nguồn chính bài tiết các cytokin viêm như TNF-a và IL-6. Sự gia tăng lưu thông của đại thực bào ở người béo phì dẫn tới trạng thái viêm mãn tính có liên quan đến sự phát triển của đề kháng insulin và đái tháo đường. Các protein này thường được gọi là adipokin. Các adipokin là trung tâm của sự kiểm soát năng lượng, chuyển hóa năng lượng, truyền đạt trạng thái dinh dưỡng của cơ thể với các mô chịu trách nhiệm kiểm soát lượng năng lượng cũng như độ nhạy cảm với insulin. Leptin là một trong những adipokin được phát hiện đầu tiên của mô mỡ và khẳng định vai trò quan trọng của mô mỡ là một cơ quan nội tiết. Leptin giúp điều hòa sự trao đổi chất trong cơ thể bằng cách kích thích sự tiêu hao năng lượng, ức chế ăn vào. Trong hầu hết các trường hợp béo phì, tình trạng đề kháng leptin biểu hiện ở sự gia tăng nồng độ leptin huyết tương đã làm giới hạn hiệu quả sinh học của nó. Trái ngược với leptin, sự tiết adiponectin thường bị suy giảm trong béo phì. Adiponectin làm tăng sự nhạy cảm với insulin, oxy hóa acid béo cũng như tiêu hao năng lượng và làm giảm lượng glucose trong gan [53]. Đây là hai sản phẩm bài tiết quan trọng của mô mỡ có vai trò gần như đối lập nhau. Adiponectin là chất bảo vệ còn leptin có tác dụng tấn công. Do đó khi thừa cân, béo phì nồng độ adiponectin giảm còn leptin tăng. Biểu hiện trên được nhận biết rõ nét nhất khi có thừa cân, béo phì ở tất cả các đối tượng. Biến đổi nồng độ của 2 chỉ số trên đều liên quan mật thiết với một số yếu tố nguy cơ tim mạch, chuyển hóa. Chính vì vậy khảo sát nồng độ leptin, adiponectin ở bệnh nhân thừa cân, béo phì là đề tài có cơ sở khoa học và lý luận chuyên ngành, một hướng nghiên cứu mới đang được quan tâm nhiều trong lĩnh vực nội tiết, chuyển hóa.
Mô mỡ rõ ràng là một cơ quan nội tiết và chuyển hóa chủ động cao, một cơ quan hoạt động phức tạp. Nhiều đề tài đã đi sâu về vai trò của các adipokin như PAI-1, TNF-a, IL-6 đã ra đời [8]. Riêng các nghiên cứu về leptin và adiponectin hiện không nhiều. Đặc biệt, việc xác định tỷ leptin/adiponectin, thông số đầy tiềm năng có liên quan đến một số tình trạng và bệnh lý ở các đối tượng thừa cân, béo phì như rối loạn lipid máu, đề kháng insulin, đái tháo đường… , lần đầu được đề cập tại Việt Nam. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tương và tỷ leptin/adiponectin trên đối tượng thừa cân – béo phì” nhằm mục tiêu:
1. Xác định nồng độ leptin, adiponectin huyết tương và tỷ leptin/adiponectin trên đối tượng thừa cân, béo phì.
2. Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ leptin, adiponectin huyết tương và tỷ leptin/adiponectin với một số yếu tố nguy cơ trên đối tượng thừa cân, béo phì đồng thời xác định điểm cắt của các chỉ số nhân trắc để dự báo nồng độ leptin, adiponectin huyết tương và tỷ leptin/adiponectin.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC
– Béo phì trung tâm hiện nay được biết rõ có liên quan đến nguy cơ mắc hàng loạt bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, chuyển hóa và ung thư, tỷ lệ tử vong cao hơn so với béo phì ngoại biên. Vì mô mỡ bài tiết adipokin ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, hoạt động của các cơ quan khác và liên quan trực tiếp đến các bệnh lý tim mạch, chuyển hóa nên hiểu biết về những con đường này rất quan trọng không chỉ từ quan điểm sinh lý học mà còn đối với việc xác định mục tiêu điều trị các bệnh lý do béo phì gây ra.
– về chức năng nội tiết, khi mô mỡ gia tăng hoặc béo phì nhất là lắng đọng mỡ ở nội tạng thường đi liền với kháng insulin, tăng glucose máu, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp. Ở người béo phì, có sự gia tăng nồng độ leptin huyết tương qua nhiều nghiên cứu, các tác giả gọi đây là sự đề kháng leptin (leptin resistance) biểu thị bằng sự gia tăng nồng độ leptin huyết tương trong khi nồng độ adiponectin lại sụt giảm. Và đề kháng leptin lẫn giảm sút adiponectin đều có liên quan đến các yếu tố nguy cơ tim mạch-chuyển hóa như tăng glucose máu, rối loạn lipid máu, kháng insulin…
3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Hai adipokin leptin và adiponectin đã được công nhận là những chất điều chỉnh chính của các rối loạn chuyển hóa khác nhau và gần đây tỷ leptin/adiponectin huyết tương đã được đề cập, một chỉ số tiềm năng, đặc biệt được xem là dấu hiệu thay thế mới phản ánh tình trạng xơ vữa động mạch ở người béo phì và đái tháo đường týp 2. Tỷ leptin/adiponectin huyết tương cũng được báo cáo liên quan đến đề kháng insulin-là một trong những điều kiện sinh lý học cơ bản của hội chứng chuyển hóa [69]. Thông qua định lượng nồng độ các adipokin như leptin và adiponectin, chúng tôi đưa ra giá trị cụ thể nồng độ leptin, adiponectin và tỷ leptin/adiponectin ở người thừa cân, béo phì. Đồng thời, dựa vào tương quan giữa nồng độ hai adipokin này với một số yếu tố nguy cơ tim mạch-chuyển hóa có thể nhận biết những ảnh hưởng của chúng đối với cơ thể qua đó suy đoán đến những tình trạng và bệnh lý liên quan như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Trường An (2012), “Phương pháp đo đạc một số chỉ tiêu nhân trắc cơ bản”, Tạp chí Nội tiết Đái tháo đường – Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học – Hội nghị Nội tiết & Đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI, 7(2), tr. 381-387.
2. Bộ Y Tế (2014), Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành hóa sinh, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
3. Lê Văn Bàng (2004), “Tình hình béo phì ở đối tượng trên 15 tuổi tại thành phố Huế – Việt Nam”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học – Hội nghị Nội tiết & Đái tháo đường toàn quốc lần thứ II, tr.666-674.
4. Lê Văn Chi (2009), Nghiên cứu mối tương quan giữa estrogen E2 và testosteron với các yếu tố của hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ mãn kinh, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Huế.
5. Trần Khánh Chi, Phạm Thiện Ngọc, Phạm Thị Thu Vân (2011), “Nghiên cứu nồng độ adiponectin huyết thanh ở người rối loạn dung nạp glucose và bệnh nhân đái tháo đường typ 2 mới phát hiện lần đầu”, Tạp chí nghiên cứu y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 74(3), tr. 75-80.
6. Ngô Đình Châu, Trần Hữu Dàng, Trần Thừa Nguyên (2006), “Béo phì và biến chứng ngoài tim mạch”, Tạp chí Y học thực hành – Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học – Hội nghị Nội tiết & Đái tháo đường miền Trung lần V, tr. 365-370.
7. Ngô Đình Châu, Trần Hữu Dàng, Trần Thừa Nguyên (2006), “Béo phì và biến chứng tim mạch”, Tạp chí Y học thực hành – Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học – Hội nghị Nội tiết & Đái tháo đường miền Trung lần V, tr. 567-572.
8. Trần Hữu Dàng (2011), Bệnh béo phì (chuyên khảo), Nhà xuất bản Đại học Huế.
9. Đào Thị Dừa, Nguyễn Hải Thủy (2006), “Nghiên cứu kháng insulin ở bệnh nhân béo phì bằng khảo sát tĩnh và động”, Tạp chí Y học thực hành – Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học – Hội nghị Nội tiết & Đái tháo đường miền Trung lần V, tr. 387-393.
10. Đinh Thanh Huề (2010), “Nghiên cứu trên mẫu”, Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Y Dược Huế, tr. 25-32.
11. Quan Vân Hùng (2007), “Béo phì và ung thư”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Thừa cân béo phì – Mối nguy cơ của các bệnh thời đại, tr. 82-85.
12. Nguyễn Kim Lưu (2012), Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ adiponectin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân Y.
13. Nguyễn Cữu Lợi (2002), Nghiên cứu sự kháng insulin-Một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh động mạch vành, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Huế.
14. Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2008), “Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ở người lớn”, Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa – Hội Tim mạch Việt Nam, tr. 235-294.
15. Lê Bạch Mai, Đỗ Thị Phương Hà, Nguyễn Công Khẩn và cộng sự (2007), “Thực trạng thừa cân béo phì và các yếu tố liên quan ở người trưởng thành 25¬64 tuổi năm 2005”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Thừa cân béo phì – Mối nguy cơ của các bệnh thời đại, tr. 6-25.
16. Nguyễn Thị Nhạn, Trần Trọng Lam (2012), “Nghiên cứu nồng độ hs-CRP và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như rối loạn lipid, tăng glucose, tăng huyết áp ở người béo phì dạng nam”, Tạp chí Nội tiết-Đái tháo đường – Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học – Hội nghị Nội tiết & Đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI, 7(1), tr. 707-714.
17. Trần Thừa Nguyên, Trần Hữu Dàng, Trần Trung Thông và cộng sự (2006), “Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở người béo phì với BMI >23”, Tạp chí Y học thực hành – Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học – Hội nghị Nội tiết & Đái tháo đường miền Trung lần V, tr. 412-418.
18. Trần Thừa Nguyên (2012), Nghiên cứu kháng insulin ở người cao tuổi thừa cân béo phì, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Huế.
19. Trần Thị Xuân Ngọc (2012), Thực trạng và hiệu quả can thiệp thừa cân béo phì của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở trẻ em từ 6 – 14 tuổi tại Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện Dinh Dưỡng Việt Nam.
20. Đặng Vạn Phước (2010), “Khuyến cáo năm 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu”, Chuyên đề tim mạch học, Hội tim mạch học thành phố Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Hải Thủy (2006), “Đặc điểm kháng insulin trong bệnh đái tháo đường”, Tạp chí Y học thực hành – Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học – Hội nghị Nội tiết & Đái tháo đường miền Trung lần V, 7(2), tr. 17-27.
22. Nguyễn Hải Thủy (2012), “Vai trò chất chỉ điểm sinh học trong bệnh lý xơ vữa động mạch”, Tạp chí Nội tiết-Đái tháo đường – Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học – Hội nghị Nội tiết & Đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI, 7(2), tr. 255-269.
23. Nguyễn Hải Thủy, Nguyễn Hải Quý Trâm, Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2012), “Tỷ lệ mỡ cơ thể (BFB) và mức mỡ nội tạng (VFL) cần được xem như là yếu tố nguy cơ tim mạch-chuyển hóa”, Tạp chí Nội tiết-Đái tháo đường – Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học – Hội nghị Nội tiết & Đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI, 7(1)tr. 570-582.
24. Hà Văn Thiệu (2014), Hội chứng chuyển hóa ở trẻ em thừa cân, béo phì từ 10¬15 tuổi, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 5
1.1. Thừa cân – béo phì 5
1.2. Đại cương adipokin và sản phẩm bài tiết của mô mỡ 17
1.3. Tình hình nghiên cứu leptin gần đây 35
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Đối tượng nghiên cứu 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu 42
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 62
3.2. Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương và tỷ leptin/adiponectin trên đối
tượng thừa cân-béo phì 71
3.3. Liên quan, tương quan giữa nồng độ leptin, adiponectin huyết tương và tỷ leptin/adiponectin với một số yếu tố nguy cơ trên đối tượng thừa cân-béo phì….78
Chương 4. BÀN LUẬN 93
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 93
4.2. Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương và tỷ leptin/adiponectin của các
nhóm nghiên cứu 109
KẾT LUẬN 129
KIẾN NGHỊ 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Bảng 1.1. Giới hạn chỉ số BMI liên quan với tuổi 8
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn phân biệt tăng cân quá mức và béo phì theo chỉ số khối
luợng cơ thể BMI (kg/m2) 9
Bảng 1.3. Phân độ béo phì theo chỉ số BMI 9
Bảng 1.4. Phân độ béo phì cho nguời truởng thành châu Á 10
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm
2000 dành cho nguời truởng thành châu Á 55
Bảng 2.2. Phân độ tăng huyết áp 55
Bảng 2.3. Khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam về rối loạn lipid máu 2008 ..56
Bảng 2.4. Tứ phân vị của chỉ số HOMA-IR ở nhóm chứng 57
Bảng 2.5. Tứ phân vị của chỉ số QUICKI ở nhóm chứng 57
Bảng 3.1. Đặc điểm giới tính, tuổi 62
Bảng 3.2. Phân bố BMI theo giới tính và nhóm tuổi trên nhóm bệnh 63
Bảng 3.3. Chỉ số nhân trắc của các nhóm nghiên cứu 63
Bảng 3.4. Chỉ số nhân trắc của các nhóm nghiên cứu theo giới tính 64
Bảng 3.5. Chỉ số VAI, BAI giữa nhóm thừa cân, béo phì và nhóm chứng 65
Bảng 3.6. Chỉ số VAI, BAI giữa nhóm thừa cân, béo phì kháng insulin; nhóm thừa
cân, béo phì không kháng insulin và nhóm chứng 65
Bảng 3.7. Huyết áp và tỷ lệ tăng huyết áp của các nhóm nghiên cứu 66
Bảng 3.8. Bilan lipid máu của các nhóm nghiên cứu 66
Bảng 3.9. Bilan lipid máu giữa các nhóm tuổi của các nhóm nghiên cứu 67
Bảng 3.10. Nồng độ glucose máu đói của các nhóm nghiên cứu 68
Bảng 3.11. Nồng độ insulin máu đói của các nhóm nghiên cứu 68
Bảng 3.12. Chỉ số kháng insulin của các nhóm nghiên cứu 69
Bảng 3.13. Nguy cơ tăng huyết áp ở nhóm bệnh theo các tiêu chuẩn kháng insulin 70
Bảng 3.14. Nồng độ leptin của các nhóm nghiên cứu 71
Bảng 3.15. Nồng độ leptin theo giới tính, nhóm tuổi 71
Bảng 3.16. Nồng độ leptin theo giới tính, nhóm tuổi ở nhóm thừa cân, béo phì 72
Bảng 3.17. Nồng độ leptin của nhóm chứng theo X + SD và tứ phân vị 72
Bảng 3.18. Tỷ lệ tăng nồng độ leptin ở nhóm bệnh theo > X + SD nhóm chứng …73
Bảng 3.19. Nồng độ adiponectin của các nhóm nghiên cứu 73
Bảng 3.20. Nồng độ adiponectin theo giới tính, nhóm tuổi 74
Bảng 3.21. Nồng độ adiponectin theo giới, nhóm tuổi ở nhóm thừa cân, béo phì …74 Bảng 3.22. Nồng độ adiponectin của nhóm chứng theo x + s D , X- s D và tứ
phân vị 75
Bảng 3.24. Tỷ leptin/adiponectin của các nhóm nghiên cứu 75
Bảng 3.25. Tỷ leptin/adiponectin theo giới tính, nhóm tuổi 76
Bảng 3.26. Tỷ leptin/adiponectin theo giới tính, nhóm tuổi ở nhóm thừa cân,
béo phì 76
Bảng 3.27. Tỷ leptin/ adiponectin của nhóm chứng theo X + SD và tứ phân vị 77
Bảng 3.28. Tỷ lệ tăng tỷ leptin/ adiponectin ở nhóm bệnh theo > X + SD nhóm chứng …77
Bảng 3.29. Liên quan giữa nồng độ leptin với I0/G0, HOMA-IR, QUICKI 78
Bảng 3.30. Liên quan giữa leptin với biland lipid 79
Bảng 3.31. Tuơng quan của nồng độ leptin với các yếu tố nguy cơ ở nhóm thừa cân,
béo phì theo giới tính 82
Bảng 3.32. Liên quan giữa nồng độ adiponectin với I0/G0, HOMA-IR, QUICKI …83
Bảng 3.33. Liên quan giữa adiponectin với biland lipid 83
Bảng 3.34. Tuơng quan của nồng độ adiponectin với một số yếu tố nguy cơ ở nhóm
thừa cân, béo phì theo giới tính 85
Bảng 3.35. Liên quan giữa tỷ leptin/adiponectin với I0G0, HOMA, QUICKI 86
Bảng 3.36. Liên quan giữa tỷ leptin/adiponectin với biland lipid 86
Bảng 3.37. Tuơng quan giữa tỷ leptin/adiponectin với một số yếu tố nguy cơ ở
nhóm thừa cân, béo phì theo giới 88
Bảng 3.38. Điểm cắt VB, tỷ VB/VM và BMI dự báo tăng nồng độ leptin 89
Bảng 3.39. Điểm cắt VB, tỷ VB/VM và BMI dự báo giảm nồng độ adiponectin …90
Bảng 4.1. So sánh nồng độ insulin máu của một số tác giả 105
Bảng 4.2. So sánh nồng độ leptin huyết tuơng của một số tác giả 111
Hình
Hình 1.1. Tác động của leptin ở não trên thái độ ăn uống 22
Hình 1.2. Chức năng cơ bản của leptin 26
Hình 1.3. Sơ đồ tín hiệu của thụ thể LEPRB và cơ chế đề kháng leptin 28
Hình 1.4. Chức năng cơ bản của adiponectin 32
Hình 2.1. Đường cong chuẩn dựa vào nồng độ các giếng chuẩn đã pha loãng 52
Hình 4.1. Cách tính toán để tìm công thức xác định BAI 100
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1. Minh họa nguyên lý ELISA định lượng nồng độ leptin 50
Sơ đồ 2.2. Thiết kế nghiên cứu 61
Biểu đồ 3.1. Phân bố mẫu nghiên cứu 62
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ thay đổi bilan lipid máu của các nhóm nghiên cứu 67
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ kháng insulin của các nhóm nghiên cứu 69
Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa nồng độ leptin và insulin 80
Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa nồng độ leptin và cholesterol 80
Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa nồng độ leptin và LDL-C 80
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa nồng độ leptin và BAI 81
Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa nồng độ leptin và HOMA-IR 81
Biểu đồ 3.9. Tương quan giữa nồng độ leptin và QUICKI 81
Biểu đồ 3.10. Tương quan giữa nồng độ adiponectin và VB 84
Biểu đồ 3.11. Tương quan giữa nồng độ adiponectin và VM 84
Biểu đồ 3.12. Tương quan giữa nồng độ adiponectin và BMI 84
Biểu đồ 3.13. Tương quan giữa tỷ leptin/adiponectin và glucose 87
Biểu đồ 3.14. Tương quan giữa tỷ leptin/adiponectin và BMI 87
Biểu đồ 3.15. Tương quan giữa tỷ leptin/adiponectin và HOMA-IR 87
Biểu đồ 3.16. Tương quan giữa tỷ leptin/adiponectin và QUICKI 88
Biểu đồ 3.17. Đường cong ROC của VB, tỷ VB/VM và BMI dự báo tăng nồng
độ leptin 90
Biểu đồ 3.18. Đường cong ROC của VB, tỷ VB/VM và BMI dự báo giảm nồng độ adiponectin 91

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/