Thực trạng và hiệu quả can thiệp bệnh hen phế quản của công nhân tiếp xúc bụi bông tại cơ sở dệt, may Nam Định (2014-2016)

Luận án Thực trạng và hiệu quả can thiệp bệnh hen phế quản của công nhân tiếp xúc bụi bông tại cơ sở dệt, may Nam Định (2014-2016).Hen phế quản (HPQ) là một vấn đề y tế toàn cầu nghiêm trọng ảnh hưởng đến tất cả mọi nhóm tuổi. Theo báo cáo của Tổ chức toàn cầu về hen (GINA) năm 2014: Tỷ lệ người mắc hen phế quản đang tăng lên tại nhiều quốc gia. Dù một số quốc gia đã giảm được số nhập viện và tử vong, hen phế quản vẫn tạo một gánh nặng không thể chấp nhận được lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và lên xã hội qua việc mất năng suất nơi làm việc và sự xáo trộn của gia đình [57].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2018.00101

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Hen là một bệnh rất nguy hiểm với nhiều hậu quả nghiêm trọng: Tử vong do hen cũng tăng rõ rệt ở nhiều nước. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 250.000 trường hợp tử vong do hen, điều quan trọng hơn là 85% những trường hợp tử vong do hen có thể tránh được nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời [4]; Hen gây ra gánh nặng lớn cho người bệnh, gia đình và xã hội. Đặc biệt, chi phí cho những người bệnh liên quan đến hen phế quản lên tới hàng chục tỷ USD mỗi năm. Do vậy HPQ là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng lớn ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Hen phế quản là một bệnh hô hấp có nhiều yếu tố nguy cơ và yếu tố khởi phát phức tạp. Một trong những bệnh nguyên thường gặp nhất trong hen phế quản là dị ứng, đặc biệt là dị ứng với các dị nguyên hô hấp [16],[18].
Nghiên cứu của tác giả Tô Mỹ Hương và Michèle: 61,1% các bệnh nhân hen phế quản có test lẩy da dương tính với một loại dị nguyên hô hấp, kết quả này cho phép xác định một tần suất cao về dị ứng trong dân số hen tham gia nghiên cứu [16].
Theo khuyến cáo của “Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và HPQ” [5]: Có nhiều nguyên nhân gây HPQ nhưng một trong những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh HPQ ở người lớn là các yếu tố nghề nghiệp trong môi trường lao động (than, bụi bông, hóa chất…) đặc biệt trong các ngành công nghiệp người lao động thường xuyên phải làm việc trong môi2 trường ô nhiễm bụi và hơi khí độc thì tỷ lệ mắc HPQ cao hơn rất nhiều [5].
Ngành dệt-may là ngành tập trung nhiều lao động (đặc biệt lao động nữ), trong dây chuyền của các nhà máy dệt may, loại bụi chủ yếu là bụi bông. Theo Chaari, một nghiên cứu tổng hợp năm 2011 dựa trên 21 nghiên cứu trước đó cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản nghề nghiệp trong ngành dệt may ước khoảng 8% [46]. Kết quả điều tra năm 2002 tại nhà máy Thảm len
Hàng Kênh cũng phát hiện 6,28% số công nhân ở công ty dệt thảm có biểu hiện hen phế quản do bụi bông [26].
Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu khảo sát môi trường lao động và tình hình sức khỏe của công nhân dệt may nhưng ít có một báo cáo chi tiết, hệ thống về thực trạng và mối liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh HPQ và HPQ dị ứng do dị nguyên bụi bông (DNBB) với các yếu tố nguy cơ tại các phân xưởng của công ty sản xuất có phát sinh bụi bông [26],[14],[22],[34].
Hen phế quản và HPQ dị ứng với DNBB trong các nhà máy bông, len, vải sợi là đề tài đang được chú ý ở Việt Nam do sự phát triển của các ngành dệt may ngày càng mạnh. Bụi bông, bụi len từ lâu cũng đã được xác định có đặc tính dị nguyên và là nguyên nhân chủ yếu gây HPQ do DNBB ở nhiều nước trên thế giới.
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và hiệu quả can thiệp bệnh hen phế quản của công nhân tiếp xúc bụi bông tại cơ sở dệt, may Nam Định (2014-2016)”. Nghiên cứu gồm những mục tiêu sau đây:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh hen phế quản và hen phế quản dị ứng với dị nguyên bụi bông ở công nhân cơ sở dệt, may Nam Định năm 2016.
2. Đánh giá kết quả của biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe đối với bệnh hen phế quản ở công nhân hai cơ sở trên.
Từ đó đề xuất áp dụng các giải pháp can thiệp nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe người lao động một cách khả thi và có cơ sở khoa học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Năng An (2009), Hen phế quản, mấy vấn đề thời sự về lý luận và thực hành. Nhà xuất bản Hà Nội.
2. Tạ Tuyết Bình, Hà Huy Kỳ, Nguyễn Duy Bảo và CS (2003), Nghiên cứu đánh giá rối loạn chức năng hô hấp ở người tiếp xúc với bụi silic và bụi bông, đề xuất giải pháp can thiệp, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường – Bộ Y tế.
3. Bộ Y tế (2002), Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT “Về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động”.
4. Bộ Y Tế (2009), Quyết định 4776/QĐ-BYT ngày 4 tháng 12 năm 2009 về việc “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản”.
5. Bệnh viện Bạch Mai. Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. http://benhphoitacnghen.vn/category/truyen-thong, truy cập 14h ngày 2 tháng 3 năm 2016.
6. Ngô Quý Châu (2012), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Nhà xuất bản y học trang 186 – 198.
7. Nguyễn Quang Chính, Phạm Huy Quyến (2014), “Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản tại xã Hồng Thái, huyện An Dương, Hải Phòng”, Tạp chí Y học thực hành, (921 – 2014), tr. 290- 294.
8. Nguyễn Quang Chính, Phạm Huy Quyến (2014), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến biểu hiện Hen phế quản tại xã Hồng Thái, An Dương, Hải Phòng năm 2013”, Tạp chí Y học thực hành, (921- 2014), tr. 100 –104.
9. Nguyễn Quang Chính (2017), Nghiên cứu thực trạng và giải pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe trong kiểm soát bệnh hen phế quản ở người trưởng thành tại huyện An Dương, Hải Phòng, Luận án Tiến sỹ Y tế141 công cộng, Trường Đại học Y dược Hải Phòng, Tr. 141-142.
10. Nguyễn Đình Dũng (2001). Nghiên cứu môi trường lao động gây nguy cơ đến sức khỏe công nhân và đáp ứng dịch vụ y tế trong ngành dệt sợi, Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
11. Phan Quang Đoàn (2000), “Một số nguyên nhân hay gặp gây Hen phế quản”, Tạp chí Y học thực hành, số 9/2001, tr 44- 46.
12. Đặng Hương Giang, Nguyễn Tiến Dũng, Đặng Đức Anh (2014), “Hiệu quả giáo dục sức khỏe tại trường cho trẻ 13 – 14 tuổi bị hen tại 2 quận Thanh Xuân và Long Biên Hà Nội năm 2012-2013”, Tạp chí Y học dự phòng, 1(149), Tr. 64-70.
13.GINA (2016), Sổ tay hướng dẫn xử trí và dự phòng hen phế quản, Người dịch: GS Dương Quý Sỹ.
14. Hoàng Thị Thúy Hà (2015). Thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Luận án tiến sĩ y học, pp. 98.
15. Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn và CS (2011), Dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam, Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến Bạch Mai, http://tdcbachmai.edu/209/printarticle.bic
16. Tô Mỹ Hương, Michèle Raffard (2011). “Kết quả thử nghiệm với dị nguyên hô hấp trên bệnh nhân hen phế quản tại Tp Hồ Chí Minh – Việt Nam”. J Fran Viet Pneu 2011; 2(5): pp 76-80
17. Nguyễn Văn Hiến (2015), Tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe, Bài giảng cho học viên sau đại học. Đại học Y Hà Nội.
18. Trịnh Mạnh Hùng (2011), “Giảm mẫn cảm đặc hiệu trên người bệnh hen phế quản bằng dị nguyên bọ nhà”, Tạp chí Y học thực hành, (762), Số 4- 2011, Tr. 30-33.
19. Vũ Trung Kiên (2013), Thực trạng viêm mũi dị ứng của học sinh Trung142 học cơ sở Thái Bình, Hải Phòng và hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu bằng dị nguyên Dermatophagoides Ptrronyssinus, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Thái Bình.
20. Trịnh Hồng Lân, Lê Hoàng Ninh (2010), Mệt mỏi trong lao động ở công nhân ngành may công nghiệp tại một số tỉnh phía nam, Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 14, phụ bản của số 2, Tr. 118-122.
21. Thái Thị Thùy Linh, Lê Văn Nhi (2011), “Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hen phế quản trước và sau điều trị theo Zina qua bộ câu hỏi của Juniper”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15 Phụ bản của Số 1, Tr. 447-452.
22. Bùi Hoài Nam (2017), Nghiên cứu điều kiện lao động, tình trạng sức khỏe và hiệu quả biện pháp huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động cho công nhân may công nghiệp tại Hưng Yên, Luận án tiến sỹ Y tế công cộng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
23. Bùi Hoài Nam, Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Thị Thùy Dương và CS (2014), “Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn – vệ sinh lao động cho nữ công nhân may tại công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Anh năm 2014”, Tạp chí Y học dự phòng, 13(186), Tr. 201-208.
24. Nguyễn Thanh Phước, Phạm Thị Minh Hồng (2012), “Tình hình quản lí hen ở trẻ em dưới 5 tuổi theo GINA 2009 tại BV Nhi Đồng 2, TP. Hồ Chí Minh”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(1), Tr. 63-68.
25. Phan Thu Phương, Trịnh Thị Ngọc (2015), “Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh hen phế quản của bệnh nhân mắc hen phế quản”, Tạp chí Y học dự phòng, 4 (164), Tr. 157-162.
26. Vũ Văn Sản (2002), Nghiên cứu những đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm mũi dị ứng nghề nghiệp do bụi bông – len ở công ty dệt thảm Hải Phòng, Luận án tiến sĩ, học viện quân y, Hà Nội.
27. Phùng Chí Thiện, Nguyễn Xuân Bái, Phạm Văn Mạnh và CS (2013), “Nghiên cứu thực trạng mắc bệnh hen phế quản và một số yếu tố liên quan143 ở học sinh tiểu học, trung học Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng”, Tạp chí Y học thực hành.
28. Vũ Minh Thục (2006). Nghiên cứu đánh giá tính an toàn của dị nguyên bụi bông trên người tình nguyện và hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông. Đề tài cấp Bộ Y Tế.
29. Nguyễn Thị Thúy (2009). Đánh giá kiến thức, thực hành của bố mẹ bệnh nhi bị bệnh hen trong điều trị dự phòng hen phế quản ở trẻ em, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
30. Phạm Văn Thức (2011), Hen phế quản, tập 1, Nhà xuất bản Y học.
31. Phạm Văn Thức (2011), Hen phế quản, tập 2, Nhà xuất bản Y học.
32. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5508: 2009. Không khí vùng làm việc – Yêu cầu về điều kiện vi khí hậu và phương pháp đo.
33. Vũ Văn Triển, Ngô Quý Châu và CS (2013), “Môi trường lao động và các triệu chứng bệnh lý đường hô hấp của công nhân trên công trình thi công cầu Nhật Tân”, Tạp chí Y học dự phòng, 7 (143), Tr. 142-148.
34. Khúc Xuyền (2002), Đánh giá ảnh hưởng của môi trường lao động tới sức khỏe công nhân ngành dệt sợi miền Bắc Việt Nam, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, Đề tài được nghiệm thu theo quyết định số 883/QĐ-BYT ngày 19/3/2003. Tr.5-

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/