Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại khoa Sản, bệnh viện Quận Thủ Đức, năm 2019
Luận văn Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại khoa Sản, bệnh viện Quận Thủ Đức, năm 2019.An toàn người bệnh (ATNB) là một khía cạnh của chất lượng dịch vụ y tế. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh rằng ATNB là mối quan tâm toàn cầu, do tỷ lệ sự cố cao trong chăm sóc sức khỏe, đây là vấn đề sức khỏe cộng đồng [35]. Thách thức lớn nhất để hướng đến một hệ thống y tế an toàn chính là sự thay đổi từ nền văn hóa trừng phạt cá nhân phạm lỗi thành nền văn hóa an toàn; trong đó lỗi không được xem là thất bại của cá nhân mà là cơ hội để cải tiến hệ thống và phòng ngừa hậu quả (IOM, 1999). Tổ chức nào có nền văn hóa an toàn thì ở đó thông tin liên lạc được xây dựng trên sự tin tưởng, mọi người nhận thức về tầm quan trọng của an toàn, và độ tin cậy tính hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa [29]. Do vậy, việc thiết lập văn hóa ATNB trong thực hành y khoa được xem là bước ngoặc quan trọng trong cải thiện môi trường chuyên môn và nâng cao chất lượng điều trị.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2021.00287 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Tại Việt Nam, vấn đề ATNB đang rất được quan tâm, các bộ tiêu chuẩn đo lường chất lượng bệnh viện đã được xây dựng, gần đây nhất, bộ Y tế đã xây dựng “Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Bệnh viện” gồm 83 tiêu chí để áp dụng chung cho toàn hệ thống Y tế Việt Nam với mục tiêu cao cả là đảm bảo an toàn người bệnh trên cơ sở xây dựng văn hóa an toàn [7], năm 2014, Bộ Y tế đã ban hành
Quyết định số 56/QĐ-K2ĐT về việc Ban hành chương trình và tài liệu đào tạo ATNB [6]… Tại thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế cũng đã ban hành Công văn số 2600/SYT-HĐQLCLKCB của Hội đồng Quản lý Chất lượng Khám chữa bệnh về khuyến cáo hoạt động ATNB tại các cơ sở khám chữa bệnh [15]. Đối với lĩnh vực sản khoa, bởi đặc thù là lĩnh vực chăm sóc, điều trị liên quan đến mang thai, sinh nở và hậu sản, do đó, cần có những can thiệp phẫu thuật hoặc xâm lấn. Từ thực tiễn các sự cố y khoa trên thế giới và tại Việt Nam từ xưa tới nay đều cho thấy rằng sai sót, sự cố y khoa hoặc các vấn đề không an toàn liên quan đến sản khoa2 rất phổ biến, thường xuyên, để lại hậu quả nặng nề. Chính vì vậy, an toàn trong sản khoa tại các bệnh viện luôn được đặt lên hàng đầu [17].
Khoa Sản trực thuộc Bệnh viện Quận Thủ Đức, với các dịch vụ khám bệnh, chăm sóc, điều trị và tư vấn về sản, phụ khoa, kế hoach hóa gia đình, sanh thường, sanh mổ, đơn nguyên sơ sinh. Tổng số lượt khám chữa bệnh năm 2018 là hơn 102 ngàn lượt, điều trị nội trú cho hơn 33 ngàn người, phẫu thuật gần 1.700 lượt… [4].
Thực tế cho thấy tại Khoa đôi khi vẫn xảy ra một số sai sót, sự cố dẫn đến ý kiến phản ánh và phàn nàn của NB, số liệu về báo cáo sai sót sự cố tự nguyện tại phòng quản lý chất lượng bệnh viện cũng cho thấy lỗi xảy ra tại khoa Sản tương đối phổ biến. Mặc dù hằng năm, bệnh viện đều xây dựng và báo cáo một số chỉ số chất lượng về ATNB, tuy nhiên chưa làm rõ được bức tranh toàn cảnh về văn hóa ATNB của nhân viên y tế trong bệnh viện, đồng thời chưa làm rõ được những khó khăn thuận lợi trong việc thúc đẩy văn hóa ATNB tại bệnh viện và tại khoa Sản. Câu hỏi đặt ra là mức độ văn hóa ATNB tại Khoa Sản như thế nào? Yếu tố nào ảnh hưởng đến văn hóa ATNB. Để trả lời những câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại khoa Sản, bệnh viện Quận Thủ Đức, năm 2019”
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả mức độ văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại khoa Sản, bệnh viện Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh của nhânviên y tế tại khoa Sản, Bệnh viện Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………..v
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………………………vi
DANH MỤC CÁC HÌNH………………………………………………………………………….vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………viii
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………..1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………4
1.1. Một số khái niệm cơ bản……………………………………………………………………4
1.2. Thang đo nghiên cứu văn hóa an toàn người bệnh………………………………..7
1.3. Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh qua các nghiên cứu trên thế giới và
tại Việt Nam …………………………………………………………………………………..9
1.3.1. Trên thế giới ………………………………………………………………………………9
1.3.2. Tại Việt Nam ……………………………………………………………………………12
1.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh trên góc độ
quản lý y tế…………………………………………………………………………………16
1.4. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………21
1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu …………………………………………………………….24
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………….25
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………………..25
2.2. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………..25
2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu…………………………………………………..26
2.3.1. Chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng…………………………………………26
2.3.2. Chọn mẫu cho nghiên cứu định tính ……………………………………………26
2.4. Phương pháp thu thập số liệu …………………………………………………………..26
2.4.1. Công cụ thu thập số liệu…………………………………………………………….26iii
2.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu …………………………………………………….27
2.5. Các biến số, chỉ số nghiên cứu …………………………………………………………29
2.6. Tiêu chuẩn đánh giá văn hóa an toàn người bệnh ……………………………….30
2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu …………………………………………….31
2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………..32
2.9. Khống chế sai số…………………………………………………………………………….33
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………….34
3.1. Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại khoa Sản,
bệnh viện quận Thủ Đức………………………………………………………………..34
3.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu………………………………….34
3.1.2. Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại khoa Sản, bệnh viện Quận
Thủ Đức …………………………………………………………………………………….35
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y
tế tại khoa Sản, bệnh viện quận Thủ Đức …………………………………………47
3.2.1. Các chính sách, quy định của bệnh viện về an toàn người bệnh ……..47
3.2.2. Nhân lực ………………………………………………………………………………….49
3.2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ………………………………………………………50
3.2.4. Nguồn kinh phí…………………………………………………………………………52
3.2.5. Hoạt động giám sát thực hiện an toàn người bệnh…………………………53
3.2.6. Truyền thông, phổ biến về an toàn người bệnh trong bệnh viện ……..53
Chương 4 BÀN LUẬN …………………………………………………………………………….55
4.1. Thực trạng văn hoá an toàn người bệnh tại khoa Sản, bệnh viện Quận Thủ
Đức năm 2019………………………………………………………………………………55
4.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu………………………………….55
4.1.2. Thực trạng văn hoá an toàn người bệnh tại khoa Sản…………………….56
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh tại khoa Sản, bệnhiv
viện Quận Thủ Đức……………………………………………………………………….71
4.2.1. Các chính sách, quy định của bệnh viện về an toàn người bệnh ……..71
4.2.2. Nhân lực ………………………………………………………………………………….73
4.2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ………………………………………………………74
4.2.4. Nguồn kinh phí…………………………………………………………………………75
4.2.5. Hoạt động giám sát về an toàn người bệnh…………………………………..76
4.2.6. Hoạt động truyền thông về an toàn người bệnh trong bệnh viện……..77
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………….79
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………..80
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………….
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các chủ đề nghiên cứu định tính …………………………………………………29
Bảng 3.1. Tuổi và giới tính của đối tượng nghiên cứu ………………………………….34
Bảng 3.2. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu………………………….34
Bảng 3.3. Đánh giá của NVYT về mức độ an toàn người bệnh tại khoa Sản …..35
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Tỷ lệ đánh giá tích cực về tiêu chí làm việc theo ê-kip trong khoa…..36
Hình 3.2. Tỷ lệ đánh giá tích cực về tiêu chí quan điểm và hành động về ATNB
của người quản lý……………………………………………………………………………37
Hình 3.3. Tỷ lệ đánh giá tích cực về tiêu chí cải tiến liên tục và học tập một cách
hệ thống…………………………………………………………………………………………38
Hình 3.4. Tỷ lệ đánh giá tích cực về tiêu chí phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi.38
Hình 3.5. Tỷ lệ đánh giá tích cực về tiêu chí cởi mở trong thông tin về sai sót ..39
Hình 3.6. Tỷ lệ đánh giá tích cực về tiêu chí nhân lực ………………………………….40
Hình 3.7. Tỷ lệ đánh giá tích cực về tiêu chí trừng phạt khi có sai sót/lỗi ……….40
Hình 3.8. Tỷ lệ đánh giá tích cực tiêu chí hỗ trợ về ATNB của người quản lý …41
Hình 3.9. Tỷ lệ đánh giá tích cực về tiêu chí làm việc theo ê-kip giữa các khoa/
phòng…………………………………………………………………………………………….42
Hình 3.10. Tỷ lệ đánh giá tích cực về tiêu chí bàn giao và chuyển bệnh …………42
Hình 3.11. Tỷ lệ đánh giá tích cực đối với tiêu chí quan điểm tổng quát về ATNB
của NVYT ……………………………………………………………………………………..43
Hình 3.12. Tỷ lệ đánh giá tích cực đối với tiêu chí tần suất ghi nhận sự cố/sai
sót/lỗi…………………………………………………………………………………………….44
Hình 3.13. Tỷ lệ đánh giá mức độ tốt/rất tốt về 12 tiêu chí ATNB theo thang đovii
HSOPSC-VN2015 ………………………………………………………………………….45
Hình 3.14. Mức độ văn hóa ATNB tại khoa theo thang đo HSOPSC-VN2015 ..4
Recent Comments