TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở HỌC SINH 11-14 TUỔI MỘT SỐ TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TỈNH ĐIỆN BIÊN, NĂM 2018
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở HỌC SINH 11-14 TUỔI MỘT SỐ TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TỈNH ĐIỆN BIÊN, NĂM 2018
Hoàng Văn Phương1,, Nguyễn Song Tú2, Nguyễn Thúy Anh3
Tình trạng dinh dưỡng trẻ vị thành niên đang ngày càng được quan tâm ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành năm 2018 trên 4.069 học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú thuộc 3 huyện, tỉnh Điện Biên, nhằm mô tả thực trạng dinh dưỡng đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi. Kết quả cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi là 48,0% trong đó (nam giới là 48,7% và nữ là 47,1%) ở mức độ rất nặng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng; Tỷ lệ SDD thấp còi mức độ nặng là 13,8%; mức độ trung bình và nhẹ là 34,2%. Tỷ lệ SDD thấp còi cao nhất ở huyện Mường Chà (53,6%), tiếp theo là huyện Tủa Chùa (45,9%). Tỷ lệ SDD gầy còm là 5,8% và thừa cân, béo phì là 3,1%. Vì vậy, cần có những giải pháp can thiệp ưu tiên và kịp thời để cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần quan trọng cải thiện tình trạng sức khoẻ trẻ vị thành niên vùng dân tộc.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02672 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ lứa tuổi dậy thì có liên quan chặt chẽ với lứa tuổi tiền dậy thì. Nếu ở giai đoạn tiền dậy thì trẻ có được dinh dưỡng tốt, cơ thể phát triển cân đối và toàn diện thì giai đoạn sau sẽ phát triển tốt. Trong thời gian gần đây, dinh dưỡng vị thành niên ở các nước đang phát triển ngày càng được quan tâm như một giải pháp để cải thiện sức khỏe của phụ nữ trưởng thành và thế hệ tương lai trên cơ sở lý luận rằng các can thiệp đối với thanh thiếu niên là quãng thời gian dài sẽ có ảnh hưởng tác động tối ưu hóa sức khỏe trong những năm tiếp theo.
Nghiên cứu của Wafaa và CS về tình trạng dinh dưỡng trẻ học đường tại Ai Cập năm 2017 từ 6- 17 tuổi cho thấy tỷ lệ thấp còi, nhẹ cân và gầy còm, tương ứng là 34,2%, 3,4% và 0,9% [1]. Điều tra trẻ từ 8–14 tuổi, tại Burkina Faso, tỷ lệ SDD nhẹ cân, thấp còi và gầy còm lần lượt là 35,1%, 29,4% và 11,2% [2]. Tại Brazil năm 2018 trên trẻ 11 – 19 tuổi cho thấy tỷ lệ SDD thể
gầy còm < 3%. Tình trạng thừa cân xảy ra thường xuyên hơn ở thanh thiếu niên thuộc tầng lớp thu nhập thấp [3]. Tại Campuchia điều tra trên trẻ 6-17 tuổi cho thấy tỷ lệ SDD thấp còi ở mức cao (33,2%). Tỷ lệ thấp còi ở trẻ em nông thôn cao hơn trẻ em ở khu vực thành thị (36,4% so với 20,4%) [4]. Ở Việt Nam, tỷ lệ SDD thấp còi ở học sinh 11-14 tuổi tại huyện Văn Yên là 38,8% ở ngưỡng nặng về YNSKCĐ; SDD thể gầy còm là 7,2%; thừa cân béo phì là 3,8%. SDD thấp còi ở mức độ nặng là 10,5%; mức độ vừa là 28,3%; thấp còi dao động theo lứa tuổi từ 34,1% đến 44,0% (nam) và 27,6% – 42,0% (nữ). Có sự khác biệt về tỷ lệ SDD thấp còi theo nhóm tuổi ở giới nữ (p<0,05) [5]
Recent Comments