KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ SỰ THAY ĐỔI CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRÊN BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ SỰ THAY ĐỔI CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRÊN BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
Nguyễn Thu Hằng1,, Vũ Thị Thủy1

Hen phế quản là một bệnh có đặc điểm là viêm mạn tính niêm mạc phế quản. Điều trị hen phế quản là một vòng lặp lại liên tục của quá trình đánh giá,  điều trị, xem xét đáp ứng và thay đổi phác đồ. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên bệnh nhân hen phế quản điều trị ngoại trú nhằm mục tiêu khảo sát sử dụng thuốc trong điều trị hen phế quản để đưa ra dữ liệu thực tế về sử dụng thuốc trong thực hành lâm sàng. Trong tổng số 106 lượt khám, 100% bệnh nhân được kê LABA-ICS; 63,20% được kê salmeterol; 38,68% được kê formoterol; 63,20% được kê fluticasone; 38,68% được kê budesonide. Chức năng hô hấp trên bệnh nhân hen phế quản ngoại trú không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê trong thời gian 1 năm điều trị. Nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong điều trị và kiểm soát hen phế quản.

MÃ TÀI LIỆU

 TCYDH.2022.02671

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Hen phế quản (HPQ) là một bệnh có đặc điểm là viêm mạn tính niêm mạc phế quản làm tăng phản ứng của phế quản thường xuyên với nhiều tác nhân kích thích, dẫn đến co thắt lan toả cơ trơn phế quản. Sự co thắt phế quản không cố định, thường có thể hồi phục tự nhiên hoặc sau khi dùng thuốc giãn phế quản. Trên lâm sàng, HPQ biểu hiện với các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Bệnh biến đổi theo mùa, nặng khi tiếp xúc yếu tố nguy cơ hoặc thay đổi thời tiết. Các triệu chứng này có liên quan với sự biến đổi của luồng không khí thở ra do tình trạng tắc nghẽn đường thở (phù nề niêm mạc, co thắt cơ trơn, tăng tiết đờm) [1].
Hen phế quản là một bệnh mãn tính dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh cao trong thế giới ngày nay. Theo số liệu WHO 2019 ước tính, hen phế quản ảnh hưởng 262 triệu người và gây ra 455.000 trường hợp tử vong. Phần lớn các trường hợp tử vong xảy ra ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình, nơi mà việc chẩn đoán và điều trị còn gặp nhiều khó khăn [2]. Để quản lý hiệu quả hen phế quản đòi hỏi phải điều trị lâu dài, điều này có ảnh hưởng đến chi phí của liệu pháp và sự tuân thủ của bệnh nhân [3].
Các khuyến cáo hiện hành của Việt Nam và thế giới đều khuyến cáo quản lý hen phế quản theo từng bậc [1],[4]. Các nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị bao gồm nhóm kích thích beta-adrenergic tác dụng ngắn (SABA) và tác dụng kéo dài (LABA), nhóm kháng cholinergic tác dụng ngắn (SAMA) và tác dụng kéo dài (LAMA), corticoid đường hít (ICS) với mục đích điều trị dự phòng và điều trị duy trì. Corticoid đường uống (OCS) được dùng trong trường hợp những bệnh nhân hen nặng. Bệnh nhân mắc hen phế quản cần điều trị lâu dài và cần sử dụng nhiều thuốc cùng một lúc

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/