Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh ung thư phổi điều trị nội trú tại Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều năm 2021

Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh ung thư phổi điều trị nội trú tại Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều năm 2021. Ung thư phổi (UTP), căn bệnh nguy hiểm với số ca tử vong dự kiến sẽ tăng đáng kể trong những thập kỷ tới, là một trong số các nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật và tử vong trên thế giới (1). Theo số liệu mới nhất từ báo cáo Globocan năm 2018, có 9,55 triệu trường hợp tử vong do ung thư. Trong đó, ung thư phổi chiếm tỷ lệ cao nhất, với 2,09 triệu trường hợp mới mắc ung thư phổi, chiếm 11,6% tổng số người bệnh ung thư. Hơn 1,76 triệu trường hợp tử vong do ung thư phổi, chiếm 18,4% tổng số ca tử vong do ung thư (2). Cũng trong năm 2018, Việt Nam có 164.671 ca mới mắc, tỷ lệ mới mắc ung thư phổi đứng thứ hai, chỉ sau ung thư gan (23.667 trường hợp ung thư phổi, chiếm 14,4%). 20.710 trường hợp tử vong vì ung thư phổi, chiếm tỷ lệ 18% trong 114.871 trường hợp chết vì ung thư (3).
Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng bệnh lý thường gặp ở người bệnh ung thư. Khi khối u phát triển và bắt đầu lan rộng, các dấu hiệu trở nên rõ ràng hơn. Đối với SDD, các cơ chế giảm cân có mối liên quan tiềm tàng đến khối u ban đầu hoặc sau khi sử dụng các phương pháp điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc các phương pháp khác trong điều trị ung thư (4). Nguyên nhân của tình trạng suy dinh dưỡng có thể do lượng dinh dưỡng đầu vào không đủ, hoạt động thể lực giảm và do rối loạn chuyển hoá thần kinh (5). Hệ quả của tình trạng bệnh lý về suy dinh dưỡng là giảm trọng lượng khối cơ, thường xảy ra ở người bệnh ung thư và có ảnh hưởng đến quá trình điều trị (6).

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00735

Giá :

Liên Hệ

0927.007.596


Tỷ lệ người bệnh ung thư phổi bị suy dinh dưỡng là 66,2% (7). Mặt khác, một nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh ung thư năm 2016 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng tính theo BMI là 20%. Trong quần thể đó, theo phân loại PG- SGA, 51,7% người bệnh ung thư suy dinh dưỡng (8). Nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai của Đào Thị Thu Hoài năm 2015 thì chỉ ra tỷ lệ người bệnh SDD đánh giá theo PG-SGA là 46,7% trong đó tỷ lệ người bệnh có nguy cơ SDD từ nhẹ đến trung bình 43,3% và suy dinh dưỡng nặng là 3,4% (7).
Điều trị UTP là quá trình lâu dài. Tác động của quá trình điều trị ung thư phổi có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng dinh dưỡng của người bệnh. Mặt khác, tình trạng SDD ở người bệnh ung thư làm tăng nguy cơ nhiễm độc thuốc trong quá trình hóa trị. Hiện tượng sút cân tiến triển, giảm trọng lượng khối cơ xương liên tục ở người bệnh ung thư làm tăng nguy cơ tổn thương các tổ chức lành tính khi người bệnh nhận liều điều trị xạ trị. Mất cân bằng chuyển hóa các chất trên người bệnh ung thư bị SDD làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh sẵn có, tăng nguy cơ nhiễm trùng và tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật. Nhiều báo cáo chỉ ra những người bệnh ung thư trong tình trạng suy dinh dưỡng không thể đi hết liệu trình điều trị (9). Hiện tượng biếng ăn, SDD, suy mòn và cạn kiệt năng lượng sống đe dọa cuộc sống của người bệnh ung thư trên nhiều khía cạnh, làm giảm hiệu quả điều trị dẫn đến giảm cơ hội sống còn, thời gian và chất lượng sống thêm của người bệnh ung thư (5). Dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo không chỉ giúp hạn chế biến chứng trong quá trình điều trị cho người bệnh ung thư phổi, góp phần chăm sóc sức khỏe cho người bệnh không chỉ trong công tác khám và điều trị.
Với tư cách là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành ung bướu của cả nước, bệnh viện K cung cấp dịch vụ khám và điều trị cho người bệnh ung thư phổi trong và ngoài nước theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, công tác chăm sóc và tư vấn dinh dưỡng tại bệnh viện K vẫn còn hạn chế do nguồn nhân lực không đủ, dẫn đến hệ quả là hiệu quả tùy thuộc vào nhiều yếu tố từ phía người bệnh. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận nghiên cứu nào đánh giá tình trạng dinh dưỡng người bệnh UTP tại Bệnh viện K. Nhằm tìm hiểu về thực trạng dinh dưỡng trên người bệnh ung thư, nghiên cứu đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh ung thư phổi điều trị nội trú tại Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều năm 2021” được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi: Tỉ lệ mắc suy dinh dưỡng theo thang đo PG-SGA của người bệnh ung thư phổi bao nhiêu? Yếu tố nào liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của người bệnh? Từ đó đưa ra những khuyến nghị để cải thiện tình trạng dinh dưỡng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh ung thư phổi. 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.    Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi điều trị nội trú tại Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều năm 2021.
2.    Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở người bệnh ung thư phổi điều trị nội trú tại Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều năm 2021.

MỤC LỤC Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh ung thư phổi điều trị nội trú tại Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều năm 2021
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
ĐẶT VẤN ĐỀ
MỤC TIÊU
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1    Tổng quan về ung thư phổi    4
1.1.1    Dịch tễ    4
1.1.2    Triệu chứng lâm sàng    4
1.1.3    Phương pháp điều trị    7
1.2    Chế độ dinh dưỡng trên bệnh nhân ung thư phổi    7
1.2.1    Một    số khái niệm    7
1.2.2    Hậu    quả của suy dinh dưỡng    8
1.2.3    Chế    độ dinh dưỡng    8
1.2.4    Các    hình thức can thiệp dinh    dưỡng    13
1.2.5    Văn    bản thông tư liên quan đến    dinh dưỡng tại bệnh viện    15
1.3    Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng    15
1.3.1    Phương    pháp    nhân trắc học    16
1.3.2    Phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan từ bệnh nhân (PG-
SGA)    17
1.3.3    Phương    pháp    cận lâm sàng    17
1.3.4    Điều tra kiến thức, chế độ ăn, thực trạng chăm sóc dinh dưỡng của
người bệnh ung thư phổi    18
1.4    Thực trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân ung thư phổi    19
1.4.1    Trên thế giới    19
1.4.2    Tại Việt Nam    21
1.5    Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở người bệnh ung
thư (65):     21
1.6    Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu    23
1.7    Khung lý thuyết    24
2.1    Đối tượng nghiên cứu    25
2.1.1    Tiêu chuẩn chọn lựa    25
2.1.2    Tiêu chuẩn loại trừ    25
2.2    Thời gian và địa điểm nghiên cứu    25
2.3    Thiết kế nghiên cứu    25
2.4    Cỡ mẫu    25
2.5    Phương pháp chọn mẫu    26
2.6    Phương pháp thu thập số liệu    26
2.6.1    Công cụ thu thập thông tin    26
2.6.2    Kỹ thuật thu thập thông tin    26
2.7    Các biến số nghiên cứu    27
2.8    Các khái niệm và phương pháp    đánh giá    27
2.8.1    Phương pháp đánh giá tình trạng    dinh dưỡng    27
2.8.2    Kiến thức và một số yếu tố    liên    quan    về dinh dưỡng của người
bệnh    30
2.9    Phương pháp phân tích số    liệu    30
2.9.1    Quản lý số liệu    30
2.9.2    Xử lý và phân tích số liệu    30
2.10    Vấn đề đạo đức của nghiên cứu    31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    32
3.1    Thông tin chung của người bệnh ung thư phổi    32
3.1.1    Đặc điếm nhân khẩu học của người bệnh    32
3.1.2    Đặc điểm lâm sàng của người bệnh ung thư phổi    35
3.2    Đặc điểm về dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi    37
3.2.1    Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi    37
3.2.2    Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi theo PG-
SGA    38
3.3    Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng phân loại theo PG-SGA và
một số yếu tố của người bệnh ung thư phổi    40 
4.1    Đặc điểm    chung nhóm nghiên cứu    44
4.1.1    Tình trạng dinh dưỡng theo    chỉ số khối cơ thể    45
4.1.2    Tình trạng dinh dưỡng theo    PG-SGA    46
4.1.3    Tình trạng dinh dưỡng theo    các chỉ số cận lâm    sàng    46
4.1.4    Kiến thức và thực hành dinh dưỡng của người    bệnh    47
4.2    Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng phân loại theo PG-SGA và
một số yếu tố của người bệnh ung thư phổi    48
4.3    Hạn chế của nghiên cứu    49
KẾT LUẬN
KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
DANH MỤC BẢN, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1. Giai đoạn suy mòn trong ung thư    5
Bảng 1.2: Thực phầm cho người bệnh ung thư    11
Bảng 1.3 Một số chất dinh dưỡng cần đảm bảo trong bữa ăn của người bệnh ung thư    12
Bảng 2.1. Chỉ số BMI    28
Bảng 2.2: Các chỉ số cận lâm sàng    29
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh ung thư phổi (n=190)    32
Bảng 3.2: Sự hỗ trợ của gia đình với người bệnh ung thư phổi    34
Bảng 3.3 Sự hỗ trợ của nhân viên Y tế với người bệnh ung thư    phổi    34
Bảng 3.4 Kiến thức và thực hành của người bệnh ung thư phổi    35
Bảng 3.5: Phân loại giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị của người bệnh ung thư phổi    36
Bảng 3.6: Triệu chứng bệnh lý của bệnh nhân    36
Bảng 3.7: Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi    37
Bảng 3.8: Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi theo PG-SGA. 38Bảng 3.9: Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi theo Albumin,
Pre-albumin, Hemoglobin, Protein    40
Bảng 3.10: Mối liên quan đơn biến giữa tình trạng suy dinh dưỡng theo PG-
SGA và các yếu tố liên quan    40
Bảng 3.11: Mối liêU quan đơn biến giữa các triệu chứng bệnh và tình trạng suy
dinh dưỡng    43
Biểu đồ 1: Sự thay đổi cân nặng trong 1 tháng và 6 tháng gần đây    39 

 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/