Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của u thần kinh thính giác và đánh giá kết quả phẫu thuật theo đường mổ xuyên mê nhĩ
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của u thần kinh thính giác và đánh giá kết quả phẫu thuật theo đường mổ xuyên mê nhĩ.U thần kinh thính giác là u lành tính của dây thần kinh số VIII. Do đa số xuất phát từ dây thần kinh tiền đình, chỉ có một tỷ lệ nhỏ (< 5%) từ dây thần kinh ốc tai nên bệnh còn được gọi là u tế bào schwann dây thần kinh tiền đình [1],[2].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2019.00097 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Đây là loại u thường gặp nhất (> 80%) của vùng góc cầu tiểu não và chiếm khoảng 6-8% các khối u nội sọ [3]. Khối u có thể ở một bên hoặc cả hai bên trong hội chứng u xơ thần kinh loại 2 [4]. Khi khối u to lên sẽ chèn ép các dây thần kinh sọ ở ống tai trong và góc cầu tiểu não, thân não, tiểu não, cuối cùng dẫn đến tăng áp lực nội sọ. Hiện nay, với tiến bộ trong lĩnh vực thăm dò chức năng (thính học, tiền đình) và chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là chụp cộng hưởng từ mà ngày càng nhiều bệnh nhân được phát hiện có khối u thần kinh thính giác. Do biểu hiện lâm sàng đa dạng và không đặc hiệu nên vấn đề chẩn đoán sớm u thần kinh thính giác còn gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Điều trị u thần kinh thính giác bao gồm: phẫu thuật, tia xạ và theo dõi định kỳ; trong đó phẫu thuật là phương pháp quan trọng và hiệu quả. Phẫu thuật theo đường mổ dưới chẩm do các nhà Phẫu thuật thần kinh thực hiện từ
hơn một thế kỉ nay đã giải quyết khối u và cứu sống nhiều bệnh nhân, tuy nhiên vẫn tồn tại một số nhược điểm lớn như dập não, khó lấy phần u ở ống tai trong, dễ xảy ra biến chứng liệt mặt ngoại biên, rò dịch não tuỷ [5],[6].
Đầu thập niên 60 của thế kỉ XX, House – một nhà Tai Mũi Họng – đã khởi xướng đường mổ xuyên mê nhĩ để lấy u. Kết quả cho thấy đường mổ này đã làm tăng khả năng lấy u và giảm các biến chứng [7]. Cùng với đó, việc sử dụng kính hiển vi, máy theo dõi và dò dây VII, hút siêu âm giúp phẫu thuật hiệu quả và an toàn hơn. Chính vì vậy, ngày nay phẫu thuật lấy u thần kinh thính giác theo đường mổ xuyên mê nhĩ đã trở nên phổ biển trên thế giới. Sự kết hợp chặt chẽ giữa chuyên khoa Tai Mũi Họng và Phẫu thuật thần kinh đã làm cho việc chẩn đoán và điều trị u thần kinh thính giác hiệu quả hơn.2
Tại Việt Nam, u thần kinh thính giác thường được phát hiện ở nhiều chuyên khoa khác nhau như Tai Mũi Họng, Thần kinh, Phẫu thuật thần kinh, nhiều trường hợp u đã to gây ra biến chứng. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật trong những năm qua đều được thực hiện theo đường mổ dưới chẩm, tuy nhiên kết quả còn một số hạn chế như tỷ lệ tử vong 4,2-21,4%, liệt mặt ngoại biên sau mổ 91-100% [8],[9]. Vì thế, tiến hành nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhằm rút kinh nghiệm cho chẩn đoán; đồng thời ứng dụng đường mổ xuyên mê nhĩ để nâng cao chất lượng điều trị là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
Xuất phát từ tính cấp thiết của các vấn đề nêu trên, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của u thần kinh thính giác và đánh giá kết quả phẫu thuật theo đường mổ xuyên mê nhĩ” được tiến hành nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, thính lực, chức năng tiền đình và chẩn đoán hình ảnh u thần kinh thính giác.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật u thần kinh thính giác theo đường mổ xuyên mê nhĩ.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………… 3
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU………………………………………….. 3
1.1.1. Giai đoạn đầu…………………………………………………………………….. 3
1.1.2. Giai đoạn phẫu thuật thần kinh ……………………………………………… 3
1.1.3. Giai đoạn tai thần kinh………………………………………………………… 4
1.1.4. Nghiên cứu ở Việt Nam………………………………………………………. 4
1.2. GIẢI PHẪU MÊ NHĨ VÀ GÓC CẦU TIỂU NÃO………………………… 5
1.2.1. Mê nhĩ ……………………………………………………………………………… 5
1.2.2. Ống tai trong……………………………………………………………………… 7
1.2.3. Góc cầu tiểu não ………………………………………………………………… 9
1.3. BỆNH HỌC U THẦN KINH THÍNH GIÁC………………………………. 11
1.3.1. Dịch tễ học………………………………………………………………………. 11
1.3.2. Bệnh sinh………………………………………………………………………… 12
1.3.3. Mô bệnh học……………………………………………………………………. 13
1.3.4. Đặc điểm phát triển khối u…………………………………………………. 14
1.3.5. Các biến đổi giải phẫu do khối u…………………………………………. 14
1.3.6. Lâm sàng ………………………………………………………………………… 15
1.3.7. Cận lâm sàng …………………………………………………………………… 17
1.4. CHẨN ĐOÁN U THẦN KINH THÍNH GIÁC …………………………… 20
1.4.1. Chẩn đoán xác định ………………………………………………………….. 20
1.4.2. Chẩn đoán phân biệt …………………………………………………………. 21
1.4.3. Chẩn đoán giai đoạn …………………………………………………………. 23
1.5. ĐIỀU TRỊ U THẦN KINH THÍNH GIÁC…………………………………. 23
1.5.1. Các phương pháp điều trị u thần kinh thính giác……………………. 23
1.5.2. Tai biến, biến chứng của phẫu thuật và hướng xử trí:……………… 30CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …….. 34
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ………………………………………………….. 34
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn………………………………………………………….. 34
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ……………………………………………………………. 34
2.1.3. Các bước tuyển chọn bệnh nhân vào nghiên cứu …………………… 35
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………… 35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………….. 35
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu……………………………………………………… 35
2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………………….. 35
2.2.4. Các bước nghiên cứu ………………………………………………………… 36
2.2.5. Phương tiện nghiên cứu …………………………………………………….. 48
2.2.6. Xử lí số liệu …………………………………………………………………….. 49
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu………………………………………………………….. 50
2.2.8. Những sai số trong nghiên cứu và cách khắc phục…………………. 51
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………….. 52
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA U THẦN
KINH THÍNH GIÁC……………………………………………………………… 52
3.1.1. Đặc điểm chung……………………………………………………………….. 52
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng……………………………………………………………. 53
3.1.3. Đặc điểm thính lực đơn âm………………………………………………… 57
3.1.4. Kết quả chụp cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính………………………. 58
3.1.5. Mối liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng…….. 60
3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA PHẪU THUẬT THEO ĐƯỜNG MỔ
XUYÊN MÊ NHĨ………………………………………………………………….. 65
3.2.1. Thời gian phẫu thuật …………………………………………………………. 65
3.2.2. Kết quả lấy u……………………………………………………………………. 65
3.2.3. Biến chứng ……………………………………………………………………… 67
3.2.4. Thời gian nằm viện…………………………………………………………… 70
3.2.5. Hiệu quả của phẫu thuật với các triệu chứng lâm sàng……………. 71
3.2.6. U tái phát và u tồn dư phát triển trở lại…………………………………. 72CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………….. 73
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA U THẦN
KINH THÍNH GIÁC……………………………………………………………… 73
4.1.1. Đặc điểm chung……………………………………………………………….. 73
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng……………………………………………………………. 74
4.1.3. Đặc điểm thính lực……………………………………………………………. 82
4.1.4. Kết quả chụp cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính………………………. 83
4.1.5. Mối liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng với cận lâm sàng …… 87
4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA PHẪU THUẬT U THẦN KINH THÍNH
GIÁC THEO ĐƯỜNG MỔ XUYÊN MÊ NHĨ…………………………… 94
4.2.1. Thời gian phẫu thuật …………………………………………………………. 94
4.2.2. Kết quả lấy u……………………………………………………………………. 95
4.2.3. Biến chứng ……………………………………………………………………… 98
4.2.4. Thời gian nằm viện…………………………………………………………. 108
4.2.5. Hiệu quả phẫu thuật với các triệu chứng cơ năng thường gặp … 108
4.2.6. U tái phát và tồn dư phát triển trở lại …………………………………. 111
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………….. 113
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………. 115
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Đào Trung Dũng, Đồng Văn Hệ, Lý Ngọc Liên, Dương Đại Hà, Lê Công Định (2013). “Đặc điểm lâm sàng, thính lực, cộng hưởng từ và đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật u dây VIII theo đường mổ xuyên mê nhĩ”. Y học thực hành, 891+892, 309-313.
2. Đào Trung Dũng, Đồng Văn Hệ, Lý Ngọc Liên, Lê Công Định, Dương Đại Hà, Ngô Mạnh Hùng, Nguyễn Đức Anh, Nguyễn Đức Liên (2014). “Kết quả phẫu thuật u thần kinh thính giác khổng lồ theo đường xuyên mê nhĩ”. Y học thành phố Hồ Chí Minh, Phụ bản 18(6), 116-121.
3. Nguyễn Đức Liên, Trần Đình Văn, Ngô Mạnh Hùng, Đào Trung Dũng (2014). “Đánh giá kết quả phẫu thuật u dây thần kinh số VIII qua đường mê nhĩ tại bệnh viện Việt Đức”. Y học thành phố Hồ Chí Minh, Phụ bản 18(6), 128-132.
4. Đào Trung Dũng, Lê Công Định, Đồng Văn Hệ (2015). “Tìm hiểu mối liên hệ giữa lâm sàng, thính lực và cộng hưởng từ của u thần kinh thính giác”. Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam, 60-25(1), 78-83.
5. Đào Trung Dũng, Lê Công Định, Đồng Văn Hệ (2016). “Kết quả 48 trường hợp phẫu thuật u góc cầu tiểu não theo đường mổ xuyên mê nhĩ”. Y học lâm sàng, 92(1), 159-165.
6. Đào Trung Dũng, Lê Công Định, Đồng Văn Hệ, Nguyễn Xuân Hiền (2017). “Kết quả phẫu thuật 47 trường hợp u thần kinh thính giác theo đường xuyên mê nhĩ”. Tạp chí y học Việt Nam, 450(2), 63-67
Recent Comments