Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên bệnh nhân suy tim: tần suất, đặc điểm cytokine và C-reactive protein trong máu, tiên lượng

Luận án Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên bệnh nhân suy tim: tần suất, đặc điểm cytokine và C-reactive protein trong máu, tiên lượng.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) và suy tim mạn là hai rối loạn bệnh lý thường gặp trong thực hành lâm sàng [84], [147]. Tính riêng tại Mỹ, 14 triệu người bị BPTNMT và hơn 5 triệu người bị suy tim mạn [86], [127]. Tại Việt Nam, ước tính khoảng 6,7% dân số bị BPTNMT [179] và chưa có số liệu thống kê chính thức về tỷ lệ mắc suy tim. Hiện nay có nhiều tiến bộ trong phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị nhưng BPTNMT lẫn suy tim vẫn là những nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và tử vong trên thế giới [84], [147].
Tần suất của cả BPTNMT lẫn suy tim đều tăng theo tuổi và khi tuổi thọ trung bình tăng lên thì sự kết hợp giữa BPTNMT và suy tim sẽ tăng theo. Một số nghiên cứu cho thấy BPTNMT và suy tim thường phối hợp với một tỷ lệ khá cao: tỷ lệ suy tim là khoảng 20,5% ở bệnh nhân BPTNMT, tỷ lệ BPTNMT ở bệnh nhân suy tim dao động từ 9% đến 43,8% [100], [198].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2018.00106

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Trên lâm sàng, BPTNMT thường bị bỏ sót ở bệnh nhân suy tim do các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng trùng lắp. Nghiên cứu cho thấy trong những bệnh đồng mắc thường gặp ở bệnh nhân suy tim thì BPTNMT thường không được chẩn đoán hoặc bị chẩn đoán chậm trễ nhất [127]. BPTNMT nếu không được phát hiện ở bệnh nhân suy tim thì việc lạm dụng thuốc tim mạch có thể gây ra tác dụng bất lợi đối với BPTNMT, và ngược lại [180]. Phát hiện sớm và điều trị BPTNMT ở bệnh nhân suy tim là rất quan trọng vì có thể làm cải thiện tỷ lệ tử vong và các biến cố tim mạch cho bệnh nhân [60], [63], [173].
Sự kết hợp khá phổ biến giữa BPTNMT và suy tim có thể được giải thích do chung yếu tố nguy cơ và một số cơ chế sinh bệnh học, cũng như tương tác lẫn nhau. Đặc biệt gần đây, nghiên cứu cơ chế bệnh sinh của mối liên quan giữa BPTNMT và bệnh tim mạch tập trung vào vấn đề viêm toàn thân. Nhiều bằng chứng của tăng viêm toàn thân mạn tính ở cả suy tim mạn lẫn BPTNMT, đáng chú ý là có những điểm tương đồng trong tình trạng viêm ở cả hai bệnh [38], [58], [193]. Nhiều dấu ấn viêm tăng trong máu bệnh nhân BPTNMT như: C-reactive protein (CRP), surfactant protein D (SP-D), fibrinogen; các cytokine như: interleukin-6 (IL-6), interleukin-8 (IL-8), yếu tố hoại tử khối u alpha (TNF-a),.. .và nồng độ của chúng liên quan đến suy giảm chức năng phổi, tiên lượng của BPTNMT và cũng liên quan đến tàn phế và tử vong do nguyên nhân tim mạch ở BPTNMT [38], [194]. Đối với suy tim, viêm toàn thân liên quan với mức độ suy tim và các kết cục lâm sàng bất lợi của bệnh nhân [56], [72], [95]. Viêm toàn thân là cơ sở lý thuyết cho các nghiên cứu phát triển thuốc điều trị mới trong BPTNMT lẫn suy tim trong những năm gần đây [36], [167].
Trên thế giới, nghiên cứu BPTNMT trên bệnh nhân suy tim còn khá mới, bước đầu cho biết một số thông tin về tần suất, điều trị, tiên lượng, tăng cảnh báo về sự kết hợp quan trọng nhưng thường bị bỏ sót này. Tuy nhiên, gánh nặng thật sự của BPTNMT ở bệnh nhân suy tim khó đánh giá chính xác vì số lượng nghiên cứu còn khá ít; sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau và đáng lưu ý là chỉ một số ít nghiên cứu thực hiện đo hô hấp ký là tiêu chuẩn bắt buộc để chẩn đoán BPTNMT theo khuyến cáo của các hướng dẫn hiện hành trên thế giới [84], [172].
Gần đây, có nhiều nghiên cứu tiến hành nhằm tìm hiểu vấn đề viêm toàn thân ở bệnh nhân BPTNMT hay suy tim riêng lẻ, nhưng hầu như rất ít thông tin về viêm toàn thân khi suy tim mạn và BPTNMT cùng tồn tại. Người ta chưa biết liệu sự kết hợp của hai bệnh lý này có dẫn đến tăng viêm toàn thân so với suy tim mạn riêng lẻ hay không
Ở Việt Nam, cho đến nay số lượng nghiên cứu mô tả bệnh lý tim mạch trên bệnh nhân BPTNMT còn khá khiêm tốn [1], [2], [4], [12]. Mặt khác, ảnh hưởng của BPTNMT trên bệnh nhân tim mạch, mà cụ thể là suy tim chưa được quan tâm.
Xuất phát từ nhu cầu đánh giá gánh nặng và ảnh hưởng của BPTNMT trên bệnh nhân suy tim, cũng như đặc điểm viêm toàn thân ở những bệnh nhân này, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên bệnh nhân suy tim: tần suất, đặc điểm cytokine và C-reactive protein trong máu, tiên lượng”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tần suất bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên bệnh nhân suy tim.
– Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu.
– Xác định tần suất bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên bệnh nhân suy tim.
2. Nghiên cứu đặc điểm IL-6, IL-8, TNF-a, CRP-hs ở bệnh nhân suy tim đồng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
– Định lượng nồng độ IL-6, IL-8, TNF-a, CRP-hs ở bệnh nhân suy tim đồng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
– So sánh nồng độ của IL-6, IL-8, TNF-a, CRP-hs ở bệnh nhân suy tim đồng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với bệnh nhân suy tim không bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
– Xác định hệ số tương quan giữa IL-6, IL-8, TNF-a, CRP-hs với mức độ tắc nghẽn đường thở (FEV1; FEWFVC).
– Kiểm định sự liên quan giữa IL-6, IL-8, TNF-a, CRP-hs với tiên lượng (nhập viện, tử vong).
3. Kiểm định sự liên quan giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đồng mắc với tiên lượng (nhập viện, tử vong) của bệnh nhân suy tim.
KIÉN NGHỊ
1. Trong thực hành lâm sàng, các thầy thuốc nên quan tâm:
– BPTNMT và suy tim có thể cùng tồn tại trên một bệnh nhân.
– BPTNMT là một bệnh đồng mắc quan trọng mà ảnh hưởng đến điều trị và tiên lượng của bệnh nhân suy tim.
2. Nên xem xét đo hô hấp ký cho bệnh nhân suy tim trên 40 tuổi, trong giai đoạn ổn định, có triệu chứng và các yếu tố nguy cơ gợi ý BPTNMT như ho hoặc khạc đàm kéo dài không giải thích được, hút thuốc lá, tiếp xúc chất sinh khối
3. Cần thực hiện các nghiên cứu đa trung tâm về vấn đề nghiên cứu để xác nhận lại kết quả.
4. Kết quả của chúng tôi cho mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo về các vấn đề sau đây: 1) Đặc điểm chức năng hô hấp ở bệnh nhân suy tim; 2) Nghiên cứu làm sáng tỏ mối liên quan về sinh bệnh học của suy tim đồng mắc BPTNMT và ngược lại, đặc biệt vai trò của viêm toàn thân trong mối liên quan này; 3) Nghiên cứu xác định bản chất và quản lý điều trị tối ưu bệnh nhân suy tim đồng mắc BPTNMT.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN LUẬN ÁN
1. Lê Thị Thu Hương, Châu Ngọc Hoa (2013). “Khảo sát đặc điểm CRP-hs và các cytokine trong huyết tương của bệnh nhân suy tim mạn“. Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 17, số 6, tr. 94-100.
2. Lê Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Tố Như, Châu Ngọc Hoa (2015). “Khảo sát đặc điểm thông khí của bệnh nhân suy tim mạn“. Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 19, số 5, tr. 48-54.
3. Lê Thị Thu Hương, Châu Ngọc Hoa, Nguyễn Thị Tố Như (2016). “Tần suất và đặc điểm điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên bệnh nhân suy tim mạn“. Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản tập 20, số 6, tr. 51 – 59.
4. Lê Thị Thu Hương, Châu Ngọc Hoa, Nguyễn Thị Tố Như (2017).“Giá trị tiên lượng của cytokine và CRP-hs trên bênh nhân suy tim mạn“. Y học Việt Nam, tập 455, số 2, tr. 19-23.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Ngô Quý Châu, Nguyễn Chính Điện (2012), “Nghiên cứu một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp điều trị tại khoa Hô hấp- bệnh viện Bạch Mai”, Y học thực hành., 813(3), tr. 96- 99.
2. Lê Thị Kim Chi (2013), “Khảo sát vai trò của NT- ProBNP trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 17(số l), tr. 111 – 115.
3. Phan Thị Danh (2006), “Sử dụng kỹ thuật Biochip trong xét nghiệm và ứng dụng lâm sàng cytokines”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 10(1), tr. 385- 389.
4. Chu Thị Hạnh, Vũ Văn Giáp, Dương Thị Hoài (2014), “Bệnh tim mạch đồng mắc với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại đơn vị quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Lao và bệnh phổi, 17, tr. 34-38.
5. Đồng Khắc Hưng , Tạ Bá Thắng (2010), “Thay đổi nồng độ yếu tố hoại tử u huyết thanh trong đợt bùng phát của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Tạp chí Y dược học quân sự, 35(1).
6. Lương Ngọc Khuê, Hoàng Văn Minh (2011), “Nghiên cứu tần suất và mức độ người hút thuốc lá ở người Việt Nam”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15(2), tr. 94-100.
7. Phạm Kim Liên, Đỗ Quyết (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến đổi một số Cytokine ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Học viện Quân Y.
8. Phạm Hoàng Phiệt (2006), Cytokin, Nhà xuất bản Y học, chi nhánh T.P Hồ Chí Minh.
9. Đặng Vạn Phước, Châu Ngọc Hoa, Trương Quang Bình (2014), Suy tim trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.
10. Phan Thu Phương, Ngô Quý Châu, Dương Đình Thiện (2009), “Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang”, Yhọc thực hành, tập 12 (694), tr. 12-16.
11. Trần Văn Thi, Lê Văn Bàng, Hoàng Thị Thu Hương (2014), “Nghiên cứu nồng độ hs-CRP và TNF-a ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có bệnh mạch vành”, Tạp chí YDược học, Trường Đại học YDược Huế, 22+23, tr. 48-56.
12. Nguyễn Ngọc Phương Thư, Nguyễn Thanh Hiền, Dương Hiệp Hồ, Phan Mậu Khánh, Nguyễn Thị Kim Chi, Nguyễn Thị Lệ (2012), “Tỷ lệ các loại bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Y Học\ TP. Hồ Chí Minh, tập 16( 1), tr. 27-32
13. Nguyễn Thị Xuyên, Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Viết Nhung (2010), “Nghiên cứu tình hình dịch tễ bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính ở Việt nam”, Yhọc thực hành, tập 2(704), tr. 3-8.

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH VIỆT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và viêm toàn thân 4
1.2. Suy tim và viêm toàn thân 9
1.3. Liên quan giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và suy tim 15
1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 31
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Địa điểm, đối tượng nghiên cứu 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu 39
2.3. Phân tích thống kê 59
2.4. Cách khắc phục sai số 61
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 62
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
3.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu 64
3.2. Tần suất bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên bệnh nhân suy tim 70
3.3. Đặc điểm cytokine và CRP-hs trong máu bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính và suy tim 71
3.4. Tiên lượng của bệnh nhân suy tim đồng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính….76
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 87
4.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu 87
4.2. Tần suất bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên bệnh nhân suy tim 96
4.3. Đặc điểm cytokine và CRP-hs trong máu bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính và suy tim 103
4.4. Tiên lượng của bệnh nhân suy tim đồng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính..112
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 125
KẾT LUẬN 126
KIẾN NGHỊ 128
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Chống chỉ định và các lưu ý khi đo hô hấp ký ở bệnh nhân tim mạch
Phụ lục 2. Bảng thu thập số liệu
Phụ lục 3. Phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu
Phụ lục 4. Minh họa kết quả hô hấp ký và siêu âm tim của bệnh nhân
Phụ lục 5. Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/