CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
Nguyễn Phước Sang*, Phùng Nguyễn Thế Nguyên**, Trần Diệp Tuấn**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề – Mục tiêu: Sốc nhiễm khuẩn vẫn còn là hội chứng lâm sàng thường gặp tại các đơn vị Hồi sức cấp cứu nhi. Chẩn đoán sớm, xử trí ban đầu hiệu quả giúp giảm tỷ lệ tử vong. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng và các biện pháp điều trị sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 73 bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn từ 1 tháng – 15 tuổi, nhập khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, bệnh viện Nhi Đồng Cần thơ từ 01/01/2012 đến 30/04/2016.
Kết quả: Hầu hết các trẻ đều dưới 60 tháng (83,6%), trẻ nam chiếm 49,3%. Phần lớn bệnh nhi có biểu hiện lâm sàng nặng với 49,3% mạch không bắt được, 50,7% huyết áp không đo được, 76,7% bệnh nhi có rối loạn tri giác, 79,5% tay chân lạnh, 49,3% suy hô hấp nặng. 69,9% bệnh nhi có toan hóa máu với pH ≤ 7,35. Vị trí ổ nhiễm khuẫn gặp hàng đầu là cơ quan tiêu hóa (57%) và hô hấp (26,7%). E. coli là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất. Tổng lượng dịch trung bình trong giờ đầu là 34,1 ± 13,9 ml/kg. Thuốc vận mạch được dùng nhiều nhất là dopamin (94,5%), kế đến là epinephrin (53,4%). Kháng sinh kinh nghiệm thường được sử dụng nhiều nhất là Imipenem (60,3%) và Vancomycin (30,1%). Tỷ lệ tử vong của sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em còn khá cao, với tử vong trong 24 giờ và tử vong chung lần lượt là 49,3% và 76,7%.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.2596 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Kết luận: Đa số các trẻ có tình trạng lâm sàng rất nặng, tỷ lệ tử vong còn cao. Huấn luyện và áp dụng tốt hướng dẫn điều trị sốc nhiễm khuẩn hiện nay về hồi sức dịch, hỗ trợ hô hấp và kháng sinh nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong.
Theo Tổ chức Y tế thế giới tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn (SNK) ở trẻ em vẫn còn rất cao, thay đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của từng quốc gia. Tại Mỹ và các nước phát triển tỷ lệ này khoảng từ 10% đến 50%(18).
Tại châu Á như Trung quốc tỷ lệ tử vong do SNK khoảng 60% – 70%, nghiên cứu tại Pakistan ghi nhận tỷ lệ tử vong là 24%(10,10). Việt Nam chưa có số liệu thống kê toàn quốc, tuy nhiên những nghiên cứu gần đây tại một số bệnh viện trong nước cho thấy tỷ lệ tử vong do SNK ở trẻ em vẫn còn khá cao(14,17).
Năm 2004 Hội hồi sức Mỹ đưa ra chiến lược điều trị sớm theo mục tiêu. Chiến lược này đã được áp dụng có hiệu quả trên trẻ em, giảm được tỷ lệ tử vong đáng kể nếu tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị(5). Tại Việt nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về SNK ở người lớn cũng như ở trẻ em. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào về SNK ở trẻ em tại một bệnh viện tuyến Tỉnh được báo cáo. Do đó, để góp phần hiểu rõ hơn về cách chẩn đoán, các phương pháp điều trị SNK ở trẻ em tại một bệnh viện tuyến Tỉnh chúng tôi thực hiện nghiên cứu này từ đó rút ra kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị để góp phần cải thiện hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ tử vong do SNK ở trẻ em tại các tuyến cơ sở.
Recent Comments