Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị vết thương xuyên nhãn cầu không có dị vật nội nhãn tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ năm 2007 đến năm 2011
Luận văn Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị vết thương xuyên nhãn cầu không có dị vật nội nhãn tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ năm 2007 đến năm 2011.Vết thương xuyên nhãn cầu là một cấp cứu trong nhãn khoa, là bệnh cảnh rất thường gặp trên lâm sàng, chiếm 35%-50% tổng số chấn thương mắt [1], gây những tổn thương rất trầm trọng không hồi phục về mặt giải phẫu. Nguyên nhân có thể do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động, thể thao…
Bệnh nhân bị chấn thương mắt thường thị lực kém, thị lực chỉ còn phân biệt sáng tối chiếm 28,16%, ĐNT dưới 5m chiếm 23,59% [1].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00192 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
VTXNC không có DVNN thường gặp ở lứa tuổi trẻ em và người lao động mà tỉ lệ mù lòa cao nên gây tác động không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt của người dân.
Theo Nguyễn Thị Đợi tỉ lệ VTXNC chiếm 69,28% các loại chấn thương mắt ở trẻ em [9].
Theo Đỗ Như Hơn, tỉ lệ VTXNC là 49,42% bệnh nhân chấn thương mắt, trong đó lứa tuổi lao động chiếm 49% [1].
VTXNC không có DVNN không gây tổn thương đơn độc mà thường phối hợp với những tổn thương khác như mống mắt, thể mi, thể thủy tinh, dịch kính, hắc võng mạc…không chỉ vậy VTXNC không có DVNN còn gây nguy cơ nhiễm khuẩn cao do vết thương hở. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào tác nhân gây chấn thương, thời gian đến viện và thái độ xử trí ngay sau chấn thương.
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển thì chấn thương trong đó có chấn thương mắt ngày càng tăng và phức tạp, tuy vậy cùng với sự phát triển của xã hội thì chuyên ngành mắt đã có nhiều phát triển về phương tiện kỹ thuật và phương pháp điều trị, giúp đỡ rất nhiều trong việc duy trì hình thái giải phẫu và cải thiện phần nào thị lực giúp cho bệnh nhân.
Tuy đã có một số tác giả nghiên cứu về VTXNC như Đặng Xuân Ngọc nghiên cứu về chấn thương xuyên có DVNN, Bùi Cẩm Hương nghiên cứu về vết thương xuyên vùng rìa, Nguyễn Thị Bích Lợi nghiên cứu về VTXNC ở trẻ em…, nhưng chưa có tài liệu nào thống kê về VTXNC không có dị vật nội nhãn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị vết thương xuyên nhãn cầu không có dị vật nội nhãn tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ năm 2007 đến năm 2011” với hai mục tiêu chính:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng của vết thương xuyên nhãn cầu không có dị vật nội nhãn
2. Đánh giá kết quả điều trị và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị vết thương xuyên nhãn cầu không có dị vật nội nhãn tại Bệnh viện Mắt Trung ương.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 13
1.1. Sơ lược về sinh lý giải phẫu nhãn cầu 13
1.1.1. Giác mạc 13
1.1.2. Củng mạc 14
1.1.3. Tiền phòng và góc tiền phòng 14
1.1.4. Mống mắt thể mi 14
1.1.5. Thể thủy tinh 15
1.1.6. Hắc mạc 15
1.1.7. Dịch kính 15
1.1.8. Võng mạc 15
1.2. Đặc điểm tổn thương lâm sàng và các biến chứng của vết thương
xuyên nhãn cầu không có dị vật nội nhãn 16
1.2.1. Vết thương xuyên nhãn cầu 16
1.2.2. Đặc điểm tổn thương lâm sàng 19
1.2.3. Các biến chứng của VTXNC không có DVNN 24
1.3. Điều trị vết thương xuyên nhãn cầu không có dị vật nội nhãn và
• o «/ o • • •
một số yếu tố ảnh hưởng 25
1.3.1. Điều trị nội khoa 25
1.3.2. Điều trị ngoại khoa 25
1.3.3. Kết quả điều trị và một số yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị 29
1.4. Tình hình nghiên cứu vết thương xuyên nhãn cầu 32
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 35
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 35
2.2.2. Cỡ mẫu 35
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.4. Phương pháp tiến hành nghiên cứu 36
2.3. Xử lí số liệu 41
2.4. Đạo đức nghiên cứu 41
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1 Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 42
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi 42
3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân theo giới 43
3.1.3. Đặc điểm mắt chấn thương 43
3.1.4. Thời gian đến viện sau chấn thương 43
3.1.5. Xử trí trước khi nhập viện 44
3.1.6. Nghề nghiệp 44
3.1.7. Tác nhân gây chấn thương 45
3.1.8. Hoàn cảnh chấn thương 45
3.2. Đặc điểm tổn thương của vết thương xuyên nhãn cầu không có dị
vật nội nhãn 46
3.2.1. Đặc điểm tổn thương giác củng mạc 46
3.2.2. Đặc điểm tổn thương mống mắt 46
3.2.3. Đặc điểm tổn thương tiền phòng 47
3.2.4. Đặc điểm tổn thương đồng tử 48
3.2.5. Đặc điểm tổn thương TTT 48
3.2.6. Đặc điểm tổn thương dịch kính và võng mạc 49
3.2.7. Thị lực vào viện 49
3.3.1. Phương pháp điều trị 50
3.3.2. Các phương pháp phẫu thuật 51
3.3.4. Kết quả giải phẫu 53
3.3.5. Kết quả nhãn áp 53
3.3.6. Kết quả thị lực và một số yếu tố ảnh hưởng 54
3.4. Các biến chứng 59
Chương 4: BÀN LUẬN 61
4.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 61
4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi 61
4.1.2. Đặc điểm bệnh nhân theo giới 61
4.1.3. Thời gian đến viện và xử trí trước khi đến viện 62
4.1.4. Tác nhân, hoàn cảnh chấn thương 62
4.2. Đặc điểm tổn thương của vết thương xuyên nhãn cầu không có dị
vật nội nhãn 63
4.2.1. Đặc điểm tổn thương giác củng mạc 63
4.2.2. Đặc điểm tổn thương tiền phòng, mống mắt, đồng tử 64
4.2.3. Đặc điểm tổn thương thể thủy tinh, võng mạc và dịch kính 66
4.3. Kết quả điều trị vết thương xuyên nhãn cầu không có dị vật nội
nhãn và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị 67
4.3.1. Kết quả thị lực 67
4.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thị lực 68
4.3.3. Kết quả giải phẫu 71
4.4. Các biến chứng 72
4.4.1. Viêm màng bồ đào 72
4.4.2. Viêm mủ nội nhãn 72
4.4.3. Tăng nhãn áp 73
4.4.4. Bong võng mạc 74
4.4.5. Biến chứng đục thể thủy tinh 74
4.4.6. Teo nhãn cầu 74
4.4.7. Nhãn viêm đồng cảm 75
KẾT LUẬN 76
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Quốc Anh, Đỗ Như Hơn (2002), “Tình hình chấn thương mắt (1995 – 2000)”, Nội san nhãn khoa, 6, tr. 45 – 49.
2. Bộ môn Mắt, Trường Đại học Y Hà Nội (2001), Thực hành nhãn khoa. Nhà xuất bản y học, tr.164-166.
3. Bộ môn Mắt, Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Bài giảng nhãn khoa bán phần trước nhãn cầu, Nhà xuất bản Y học, tr 26-46.
4. Phan Dẫn (1993), Giải phẫu và sinh lý thị giác, Nhà xuất bản y học.
5. Phan Dẫn và cộng sự (2001), Nhãn khoa giản yếu, tập 1, Nhà xuất bản Y học.
6. Phan Dẫn, Mai Quốc Tùng., Phạm Trọng Văn (2006), Phẫu thuật xử lý vết thương xuyên nhãn cầu, Nhà xuất bản Y học, tr.27-36.
7. Phan Dần, Phạm Trọng Văn (2004), Bỏng và chấn thương mắt, Nhà xuất bản Y học, tr. 86 – 127, 202-216.
8. Nguyễn Thị Đợi (1994), Nhận xét kết quả vi phẫu trong xử trí vết thương xuyên nhãn cầu, Luận văn tốt nghiệp công nhận BSCKII, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Đợi (2000), “Tình hình chấn thương mắt ở trẻ em”, Nội san nhãn khoa, 3, tr. 44 -48.
10. Đỗ Như Hơn (2002), Chuyên đề chấn thương mắt, Nhà xuất bản Y học.
11. Bùi Cẩm Hương (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và xử trí vết thương xuyên vùng rìa. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
12. Bùi Thị Thanh Hương và cs (2001), “ Nhận xét tình hình chấn thương mắt tại bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh trong 3 năm (1999-2001), Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Chuyên đề nhãn khoa, 6, tr.1-7
13. Phan Đức Khâm (1994), “Chấn thương mắt”, Bách khoa thư bệnh học, 2, tr.204 – 211.
14. Nguyễn Thị Bích Lợi (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả xử trí ban đầu vết thương xuyên bán phần trước nhãn cầu ở trẻ em tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
15. Nguyễn Viết Mão (2004), “Nhận xét kết quả xử trí vết thương xuyên nhãn cầu ở khoa mắt Bệnh viện tỉnh Hà Tây (3/1990- 3/2001)”, Nội san nhãn khoa, 2, tr 25-31
16. Nguyễn Mạnh Nghĩa, Bùi Thị Hằng., Trần Thị Chu Quý, Hà Trung Kiên (2005), “Nhận xét đặc điểm chấn thương mắt điều trị tại khoa mắt bệnh viện đa khoa Thái Bình trong 3 năm 2000- 2002”. Tạp chí nhãn khoa Việt Nam, 3, tr. 23-31.
17. Đặng Xuân Ngọc (2009), Nghiên cứu chấn thương xuyên nhãn cầu có dị vật nội nhãn tại bệnh viện Mắt Trung ương trong 5 năm (2003-2007), Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
18. Nguyễn Xuân Nguyên, Phan Dẫn, Thái Thọ (1974), Giải phẫu mắt ứng dụng trong lâm sàng và sinh lý thị giác. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Anh Thư (1992), Tổn hại mống mắt do chấn thương và phương pháp xử lý bằng vi phẫu thuật. Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
20. Hoàng Năng Trọng (1995), “Tình hình chấn thương mắt tại Bệnh viện Đa khoa Thái Bình từ 1992- 1995”, Tóm tắt các công trình nghiên cứu khoa học báo cáo tại hội nghị ngành mắt, tr.16.
21. Vũ Anh Tuấn (1996), Hình thái lâm sàng và chỉ định phau thuật đục thủy tinh thể do vết thương xuyên nhãn cầu. Luận án Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
22. Nguyễn Quốc Việt, Hoàng Ngọc Chương, Phan Văn Năm (2003), nêyux gnơưht nấhc ịrt uềiđ ảuq tếk àv gnàs mâl mểiđ cặđ uức nêihgN” thủng nhãn cầu tại khoa Mắt bệnh viện Trung ương Huế”, Nội san nhãn khoa., 10, tr 70 – 76.
23. Đinh TuấnVinh, Hoàng Thị Phúc (2004), “Nhận xét tình hình vết thương xuyên nhãn cầu tại khoa Chấn thương Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2003”. Kỷ yếu Hội nghị tổng kết công tác phòng chống mù lòa và Hội nghị khoa học kỹ thuật ngành nhãn khoa toàn quốc 2002 – 2004, tr.97.
24. Nguyễn Thị Thu Yên (2004), Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt dịch kính trong điều trị vết thương xuyên nhãn cầu. Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Thu Yên, Đỗ Như Hơn, Phan Đức Khâm, Hoàng Thị Phúc (2003), “Kết quả phẫu thuật cắt dịch kính điều trị vết thương xuyên nhãn cầu”, Nội san nhãn khoa, 9, tr 29-40
Recent Comments