Đánh giá biện pháp sử dụng màn tẩm permethrin trong phòng chống sốt rét tại một số điểm sốt rét lưu hành Miền Bắc

Đánh giá biện pháp sử dụng màn tẩm permethrin trong phòng chống sốt rét tại một số điểm sốt rét lưu hành Miền Bắc

Luận án tiến sỹ y học : Lê Xuân Hùng

Chuyên ngành : Ký Sinh Trùng   năm bảo vệ : 2000

Hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tâm ; PGS.TS Lê Quang Bách

Bệnh sốt rét (SR) hiện nay còn tồn tại trầm trọng ở nhiều nước trên thế giới. Bệnh kéo dài, tái phát, tỉ lệ mắc và chết do SR còn cao. Hàng năm có từ 300 đến 500 triệu người mắc SR, cướp đi sinh mạng của hơn một triệu trẻ em dưới 5 tuổi trong tổng số trên 2 triệu người chết do SR trên toàn thế giới. Bệnh SR là bệnh hàng đầu gây ra nghèo đói. Chi phí cho phòng chống sốt rét (PCSR) còn là gánh nặng cho các nước đang phát triển. Việt Nam từ năm 1992 đến 1998, hàng năm bảo vệ khoảng 10 – 12 triệu người trong số 34 – 36 triệu người sống trong vùng SR bằng biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh, trong đó tẩm màn bằng hóa chất là chủ yếu. Chi phí trung bình hàng năm cho phòng chống muỗi từ 30 – 35 tỷ đồng Việt Nam, chiếm gần một nửa tổng chi phí cho toàn bộ chương trình quốc gia PCSR.

MÃ TÀI LIỆU

LA.2000.00524

Giá :

 

Liên Hệ

0915.558.890

Để phòng chống bệnh SR người ta dùng các loại thuốc diệt ký sinh trùng sốt rét (KST SR), các loại hóa chất xua, diệt muỗi Anopheles truyền bệnh SR.
Biện pháp diệt muỗi Anopheles hiện nay vẫn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất trong các biện pháp PCSR. Việt Nam đã áp dụng biện pháp phun tốn lưu hóa chất DDT (Dicloro Diphenyl Tricloro-ethane) từ năm 1941 ở miền Nam để diệt muỗi Anopheles bảo vệ cho công nhân cao su. Sau nhiều năm áp dụng, biện pháp này trở nên hết hoặc giảm hiệu lực ở một số vùng, muỗi Anopheles tăng sức chịu đựng hoặc kháng với DDT, muỗi trú đậu ngoài nhà, muỗi đậu trong nhà không đủ thời gian để thuốc tác dụng. Một số hóa chất mới hoặc đắt tiến hoặc thời gian tồn lưu ngắn, chi phí vận chuyển, phun tốn kém. Để khắc phục, dự án quốc gia PCSR đã áp dụng biện pháp nằm màn tẩm permethrin và nằm màn không tẩm permethrin. Đó là những biện pháp phòng chống véc tơ có hiệu quả góp phần hạ thấp tỉ lệ mắc và chết do SR.
Vấn đề đặt ra là sau nhiều năm áp dụng các biện pháp dùng thuốc diệt KST SR và hoá chất phun, tẩm xua, diệt muỗi Anopheles thì hiệu quả của các biện pháp này còn ở mức nào? Hiệu quả kinh tế ra sao? thiệt hại do SR gây ra và chỉ phí cho can thiệp biện pháp có phù hợp không?

Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới đã chứng minh nằm màn tẩm permethrin có hiệu quả PCSR. Tuy nhiên hiện nay có nhiều ý kiến:
• Màn tầm permethrin đã được ứng dụng trong PCSR ở Việt Nam gần 10 năm, , sau nhiều năm, tác dụng của biện pháp này có còn tốt như những năm đầu áp dụng không? Cần tăng liều permethrin tẩm màn hay thay thế hoá chất tẩm mới không ?
4
Khi cộng đồng đã có ý thức sử dụng màn thường xuyên, tỉ lệ có màn và nằm màn cao, đã nhiều năm can thiệp các biện pháp phòng chống muỗi Anopheles và mức độ lưu hành bệnh đã giảm thì có nhất thiết phải áp dụng tẩm màn permethrin liên tục hàng năm như hiện nay không? Tốn kém do chi phí hóa chất, công tẩm, chu kì tẩm 6 tháng 1 lần có cần thiết không?
Chi phí cho biện pháp sử dụng màn không tẩm permethrin và màn tẩm • permethrin hiện nay ở mức độ nào trong tổng kinh phí đầu tư cho PCSR.
Tử các vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu :
"Đánh giá biện pháp sử dụng màn tẩm permethrin trong phòng chống sốt rét tại một điểm sốt rét lưu hành ở miền Bắc, Việt Nam".
Nlục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá hiệu quả làm giảm tỉ lệ mắc sốt rét của biện pháp nằm màn tam permethrin sau nhiều năm áp dụng tại một điểm sốt rét lưu hành miền Bắc Việt Nam.
2. Đánh giá tác dụng của biện pháp nằm màn tẩm permethrin đối với muỗi Anopheles, liều lượng tẩm và hiệu lực tổn lưu của permethrin trên màn tẩm.
3. Phân tích hiệu quả kinh tế của biện pháp nằm màn tẩm permethrin và màn không tẩm permethrin tại điểm nghiên cứu.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/