ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI SAU HIẾN THẬN BẰNG BỘ CÂU HỎI SHORT FORM 36

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI SAU HIẾN THẬN BẰNG BỘ CÂU HỎI SHORT FORM 36
Lê Bá Khánh1, Trần Đức Quý1, Hạc Văn Vinh1
1 Trường Đại học Y -Dược Thái Nguyên
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Sự mất cân bằng giữa nguồn thận ghép và người mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối có nhu cầu ghép thận ngày càng tăng. Nguyên nhân chính dẫn đến sự mất cân bằng làdo tâm lý sợ ảnh hưởngđến sức khỏe sau hiến thận. Để khắc phục nguyên nhân trên đối với người hiến thận, từ đó tăng nguồn thận ghép. Chúng tôi tiến hành đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của người sau hiến thận, nhằm cung cấp bằng chứng khoa học làm cơ sở cho cộng đồng về lựa chọn hiến tặng thận ghép và giúp cho chuyên môn tư vấn trong lĩnh vực ghép thận. Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của người sau hiến tặng thận và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 27 người hiến thận được phẫu thuật mở lấy thận ghép tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, sử dụng bộ câu hỏi Short Form 36 để đánh giá chất lượng cuộc sống của người sauhiến thậnvà một số yếu tố liên quan. Kết quả: Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của người sau hiến thận 84,9 điểm, chất lượng cuộc sống xếp loại tốt đạt 88,89%. Điểm trung bình sức khỏe thể chất 78,98 ± 10,08; sức khỏe thể chất xếp loại tốt chiếm 74,07%. Điểm trung bình sức khỏe tinh thần 90,82 ± 6,86; sức khỏe tinh thần xếp loại tốt chiếm 96.3%. Các yếu tố tuổi, giới tính, nghề nghiệp, chỉ số khối cơ thể với chất lượng cuộc sống của người sau hiến thận có sự khác biệt nhưng chưa có ý nghĩa thống kê p > 0,05. Kết luận: Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe sau cắt thận từ người cho sống là tốt. Các yếu tố tuổi, giới tính, nghề nghiệp, chỉ số khối cơ thể với chất lượng cuộc sống của người sau hiến thận có sự khác biệt nhưng chưa có ý nghĩa thống kê p > 0,05.

MÃ TÀI LIỆU

TCYDH.2022.00832

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Bệnh thận mạn tính (BTMT) là một vấn đề sức khỏe toàn cầu quan trọng, do tỷ lệ mắc bệnh cao và phổ biến trên toàn thế giới[8]. Tỷ lệ mắc BTMTcó xu hướng ngày càng gia tăng. Theo báo cáo thường niên của hệ thống dữ liệu thận Hoa Kỳ năm 2020 tỷ lệ mắc BTMT chiếm 14,9% dân số người trưởng thành. Tại Việt Nam năm 2019 tỷ lệ mắc BTMT 6,73%[1].BTMT không được điều trị hoặc điều trị không đúng gây suy giảm chức năng thận và cuối cùng có thể phát triển thành bệnh thận giai đoạn cuối (BTGĐC) [2].Ghép thận là phương pháp điều trị tốt  nhất  cho  bệnh  nhân  mắc  BTGĐC[8].  Theo Nguyễn Tiến Quyết (2015) trong nước có 10.000 bệnh nhân phải lọc máu chu kì vì BTMT[2]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2014) số lượng bệnh nhân được điều trị thay thế thận toàn  cầu  ước  tính  đạt  1,4  triệu  người,  tăng khoảng 8% mỗi năm, đáp ứng gần 10% nhu cầu điều trị thay thế tạng của nhân loại. Theo  báo cáo của Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia từ tháng 6/1992 đến 31/8/2019 Việt Nam có 4.208 trường hợp ghép thận[3].

Chi tiết bài viết
Từ khóa
chất lượng cuộc sống, hiến thận, SF36, quality of life, kiney transplant

Tài liệu tham khảo
1. Lan Hương (2019). "Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn". Tạp chí Y học thường thức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 
2. Nguyễn Tiến Quyết (2015). "Tiến bộ ghép tạng ở Việt Nam từ giấc mơ đến hiện thực". Hội nghị Khoa học ghép tạng Việt Nam lần thứ II, Hà Nội, tr. 4-8. 
3. Dư Thị Ngọc Thu (2019). "Lịch sử ghép tạng trên thế giới và Việt Nam". Kỹ thuật ghép thận, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 13-26. 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/