đánh giá kết quả điều trị bổ trợ hoá chất phác đồ adriamycin-cyclophosphamid trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn n-iii với er dương tính có điều trị nội tiết

Luận án đánh giá kết quả điều trị bổ trợ hoá chất phác đồ adriamycin-cyclophosphamid trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn n-iii với er dương tính có điều trị nội tiết.Ung thư vú (UTV) là bênh ung thư (UT) phổ biến nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới cũng như ở Viêt Nam [1]. Mặc dù tỷ lê mắc UTV có xu hướng tăng trong những năm gần đây nhưng tỷ lê chết do bênh này vẫn từng bước được cải thiên nhờ các thành tựu đạt được trong phòng bênh, phát hiên bênh sớm, chẩn đoán và điều trị [17], [26], [30]. Điều trị UTV là sự phối hợp điển hình giữa các phương pháp điều trị tại chỗ, tại vùng bằng phẫu thuật và xạ trị với các phương pháp điều trị toàn thân bằng hoá chất và nôi tiết [21]. UTV giai đoạn II-III chiếm phần lớn (trên 80%) trong số các bênh nhân UTV điều trị tại Bênh viên K [3], [4] . Điều trị bổ trợ toàn thân (hê thống) chủ yếu được áp dụng cho bênh nhân ở 2 giai đoạn này, nhất là kết quả mô bênh học sau mổ cho thấy đã di căn 1 hạch nách cùng bên trở lên [7]. Hai yếu tố có tính chất quyết định điều trị bổ trợ là tình trạng thụ thể estrogen và tình trạng di căn hạch nách [2], [30], [38], [44], [52], [70].

MÃ TÀI LIỆU

LA.2005.00769

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Theo nghiên cứu của Chương trình quốc gia về điều trị bổ trợ UTV của Hoa Kỳ cho thấy điều trị bổ trợ bằng hoá chất phác đổ đa hoá trị liêu giảm được 24% tỷ lê tái phát và 14% tỷ lê tử vong sau 5 năm cho bênh nhân UTV giai đoạn II-III đã có di căn hạch nách [74]. Hầu hết các nghiên cứu được tiến hành trên thế giới từ những năm 1970 trở lại đây đều cho rằng bênh nhân UTV có thụ thể nôi tiết dương tính đáp ứng cao với điều trị nôi tiết (từ 60- 80%) trong khi tỷ lê này chỉ là dưới 10% ở nhóm bênh nhân có thụ thể nôi tiết âm tính [8], [11], [12], [13], [21], [68], [73], [75], [94], [146]. Tuy nhiên, với các trường hợp có thụ thể estrogen dương tính vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất giữa 2 trường phái là áp dụng điều trị nôi tiết bổ trợ đơn thuần hay kết hợp điều trị hoá chất với nôi tiết [71], [72]. Kết quả của môt số nghiên cứu trên thế giới cũng phản ánh phần nào 2 quan điểm này. Ejlertsen nghiên cứu cho thấy không có sự vượt trôi về tỷ lê sống sau 5 năm giữa 2 nhóm được điều trị bổ trợ bằng hoá chất hoặc nôi tiết đơn thuần với tỷ lê sống thêm toàn bô tương ứng là 66% và 63% (p>0,05)[61], [62], [63]. Davidson qua công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí ung thư học lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy phối hợp hoá chất bổ trợ phác đổ AC (adriamycin và cyclophosphamid) với cắt buổng trứng sau đó dùng tamoxifen trên bênh nhân UTV giai đoạn II-III có thụ thể estrogen dương tính và đã di căn hạch nách sau mổ đạt kết quả sống thêm sau 5 năm là 79% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm được điều trị bổ trợ nôi tiết đơn thuần bằng cắt buổng trứng và dùng tamoxifen là 69,4% [68]. Tại Việt Nam, môt nghiên cứu đa quốc gia đã được tiến hành trên 709 trường hợp UTV còn kinh nguyệt ở giai đoạn mổ được cho thấy điều trị bổ trợ bằng cắt buổng trứng kết hợp uống tamoxifen đạt tỷ lệ sống thêm sau 5 năm toàn bô là 78% so với 70% ở nhóm không được điều trị [20], [21]. Về vai trò của hoá trị liệu bổ trợ được đề cập tới qua nghiên cứu của Nguyễn Bá Đức trên 151 trường hợp UTV giai đoạn II-III tại Bệnh viện K từ 1994 đến 1998. Qua theo dõi sau 5 năm thu được tỷ lệ sống thêm là 67,7% [16]. Tuy nhiên, hiệu quả khi phối hợp 2 phương pháp điều trị bổ trợ bằng hoá chất kết hợp với nôi tiết vẫn còn ít tác giả đề cập.

Bên cạnh đó các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị cũng đã được đưa ra trong nhiều nghiên cứu ở nước ngoài. Phần lớn các tác giả cho rằng tình trạng di căn hạch nách là yếu tố tiên lượng quan trọng nhất [5], [6], [10], [19], [23], [24], [26], [27], [28], [29], [36], [39], [67], [86], [88]. Các yếu tố khác bao gổm tình trạng thụ thể nôi tiết, đô mô học, giai đoạn bệnh, sự bôc lô quá mức Her-2/neu cũng là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả điều trị [9], [14], [17], [41], [84]. Tuy nhiên, tại Việt Nam chúng tôi thấy còn ít tác giả quan tâm tới lĩnh vực này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
ỉ. Đánh giá kết quả điều trị bổ trợ hoá chất phác đồ Adriamycin-Cyclophosphamid trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II-III với ER dương tính có điều trị nội tiết.
2. Đánh giá ảnh hưởng của số lượng hạch di căn, kích thước u, giai đoạn bệnh, độ mô học, tình trạng thụ thể progesteron và Her-2/neu tới kết quả điều trị.
ĐẶT VẤN ĐỂ……………………………………………………………………………………………………..1
Chương 1: TổNG QUAN……………………………………………………………………………………3
1. Dịch tễ học……………………………………………………………………………………3
1.2. Sinh lý tuyến vú và vai trò của điều trị nội tiết bằng tamoxifen
trong ung thư vú………………………………………………………………………5
1.2.1. Sinh lý tuyến vú…………………………………………………………………….5
1.2.2. Sinh học thụ thể hormon trong các mô vú bình thường và ung thư……..6
1.3. Chẩn đoán ung thư vú……………………………………………………………..11
1.3.1. Chẩn đoán xác định……………………………………………………………..11
1.3.2. Chẩn đoán TNM và giai đoạn………………………………………………11
1.3.3. Chẩn đoán mô học và hoá mô miễn dịch………………………………..11
1.4. Điều trị ung thư vú…………………………………………………………………..15
1.4.1. Điều trị ung thư vú giai đoạn 0………………………………………………15
1.4.2. Điều trị ung thư vú giai đoạn 1………………………………………………16
1.4.3. Điều trị ung thư vú giai đoạn II……………………………………………..16
1.4.4. Điều trị ung thư vú giai đoạn III…………………………………………….17
1.4.5. Điều trị ung thư vú giai đoạn IV……………………………………………17
1.5. Các yếu tố tiên lượng………………………………………………………………..19
1.6. Quá trình phân bào và vị trí tác dụng của thuốc hoá chất…………23
1.7. Một số phác đồ hoá chất thường dùng trong điều trị ung thư vú.. 27
1.7.1. AC……………………………………………………………………………………..27
1.7.2. CAF…………………………………………………………………………………..27
1.7.3. CEF……………………………………………………………………………………27
1.7.4. CMF…………………………………………………………………………………..27
1.7.5. Docetaxel đơn thuần…………………………………………………………….27
1.7.6. TA……………………………………………………………………………………..27
1.7.7. TE……………………………………………………………………………………..28
1.7.8. TAC…………………………………………………………………………………..28
1.7.9. NA…………………………………………………………………………………….28
1.8. Đặc điểm các thuốc sử dụng trong nghiên cứu…………………………..28
1.8.1. Adriamycin………………………………………………………………………… 28
1.8.2. Cyclophosphamide………………………………………………………………30
1.9. Độc tính thường gặp trong điều trị hoá chất …………………………….. 33
1.10. Một số công trình nghiên cứu hiệu quả của điều trị bổ trợ hoá
chất và nội tiết trong ung thư vú……………………………………………..34
Chương 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu…………………….37
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………….37
2.2. Thời gian nghiên cứu………………………………………………………………..38
2.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….38
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………..38
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu………………………………………………………………39
2.3.3. Một số tiêu chuẩn, kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu…………….40
2.3.4. Nghiên cứu kết quả điều trị bổ trợ………………………………………….46
2.3.5. Đánh giá một số yếu tố tiên lượng của nhóm can thiệp…………….50
2.4. Quản lý thông tin và phân tích dữ liệu………………………………………51
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………..51
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu……………………………………………………………..54
3.1. Đặc điểm bệnh nhân…………………………………………………………………54
3.1.1. Tuổi……………………………………………………………………………………54
3.1.2. Chỉ số toàn trạng, chiều cao, cân nặng, diện tích da…………………55
3.1.3. Kích thước u trung bình……………………………………………………….56
3.1.4. Giai đoạn bệnh……………………………………………………………………57
3.1.5. Số hạch nách di căn……………………………………………………………..57
3.1.6. Tình trạng hạch sau mổ………………………………………………………..58
3.1.7. Độ mô học………………………………………………………………………….59
3.1.8. Thụ thể nội tiết PR………………………………………………………………59
3.1.9. Protein Her-2/neu………………………………………………………………..60
3.2. Kết quả điều trị hoá chất………………………………………………………….60
3.2.1. Đặc điểm tái phát- di căn giữa 2 nhóm…………………………………..60
3.2.2. So sánh tỷ lệ sống thêm không bệnh giữa 2 nhóm……………………64
3.2.3. So sánh tỷ lệ sống thêm toàn bộ giữa 2 nhóm………………………….68
3.2.4. Một số độc tính của hoá chất trong quá trình điều trị……………….72
3.3. Các yếu tố tiên lượng………………………………………………………………..78
3.3.1. Tiên lượng thời gian sống thêm không bệnh……………………………78
3.3.2. Tiên lượng thời gian sống thêm toàn bộ………………………………….83
3.3.3. Phân tích đa biến…………………………………………………………………88
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………………………..89
4.1. Đặc điểm bệnh nhân…………………………………………………………………89
4.1.1. Tuổi……………………………………………………………………………………89
4.1.2. Chỉ số toàn trạng, chiều cao, cân nặng, diện tích da…………………89
4.1.3. Kích thước u trung bình……………………………………………………….90
4.1.4. Giai đoạn bệnh……………………………………………………………………90
4.1.5. Số hạch nách di căn……………………………………………………………..91
4.1.6. Tình trạng hạch sau mổ………………………………………………………..91
4.1.7. Đô mô học………………………………………………………………………….93
4.1.8. Thụ thể nôi tiết PR………………………………………………………………94
4.1.9. Yếu tố phát triển biểu mô……………………………………………………..96
4.2. Kết quả điều trị hoá chất………………………………………………………….97
4.2.1. Đặc điểm tai phát- di căn giữa 2 nhóm…………………………………..97
4.2.2. Bàn luận về tỷ lê sống thêm không bênh và toàn bô giữa 2 nhóm . 107
4.2.3. Môt số đôc tính của hoá chất trong quá trình điều trị……………..110
4.3. Các yếu tố tiên lượng………………………………………………………………116
4.3.1. Kích thước u……………………………………………………………………..116
4.3.2. Tình trạng hạch nách………………………………………………………….117
4.3.3. Giai đoạn bênh………………………………………………………………….119
4.3.4. Đô mô học………………………………………………………………………..120
4.3.5.Thụ thể pR…………………………………………………………………………121
4.3.6. Yếu tố Her-2/neu……………………………………………………………….122
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………………..125
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………………127
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG Bố LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN PHỤ LỤC

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/