Nghiên cứu tình trạng sức khỏe và các nhu cầu chăm sóc tác động đến sức khỏe của người cao tuổi tại huyện An Hải -Hải Phòng

Luận án Nghiên cứu tình trạng sức khỏe và các nhu cầu chăm sóc tác động đến sức khỏe của người cao tuổi tại huyện An Hải -Hải Phòng.Sinh, trưởng, lão, tử là quy luật sinh vật học. Già là một quá trình suy giảm từ từ và âm ỉ mọi chức năng sinh lý cơ thể và tất yếu sức khoẻ giảm sút so với lúc trẻ. Già tuy không phải là bênh nhưng già tạo điều kiên cho bênh phát sinh và phát triển. Hạn chế quá trình lão hoá, kéo dài cuộc sống khoẻ mạnh, hữu ích luôn là ước vọng của con người. Từ thời xa xưa con người đã đấu tranh để sinh tổn, phát triển, đã đúc kết từ kinh nghiêm thực tế tìm ra nhiều phương pháp để giữ gìn, nâng cao sức khoẻ. Nhờ những thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong mấy thập kỷ qua làm cho tuổi thọ con người ngày càng cao, số người già ngày càng nhiều với tốc độ chưa từng thấy.

MÃ TÀI LIỆU

LA.2005.00768

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Thế kỷ 20 đã chứng kiến một cuộc cách mạng về tăng tuổi thọ. Kể từ năm 1950, hy vọng sống trung bình lúc sinh đã tăng thêm 20 năm lên 66 tuổi và đến năm 2050 có thể tăng thêm 10 tuổi nữa. Thành tựu này cùng với sự tăng nhanh của dân số trong nửa đầu của thế kỷ XXI đổng nghĩa với việc số người già (> 60 tuổi) trên thế giới sẽ tăng từ 590 triệu người năm 2000 lên 1,1 tỷ người năm 2025 [131]. Tỉ lệ người già tăng từ 10% năm 1998 lên 15% năm 2025. Trong số người già thì nhóm người rất già (> 80 tuổi) là nhóm tăng nhanh nhất, năm 2000 trên thế giới số người rất già là 70 triệu người, dự báo tăng 5 lần trong vòng 50 năm tới, trong số này thì phụ nữ nhiều hơn nam giới, tuổi càng cao thì sự khác biệt càng lớn [28][116].

Ở Việt Nam, hiện tại cấu trúc dân số thuộc loại trẻ, song người già có xu hướng tăng nhanh, dự báo 30 năm tới tăng từ 6,19 triệu (1999) lên 16,49 triệu người (2029). Nhóm người rất già tăng từ 0,71 triệu (1999) lên 1 triệu (2009) và 1,5 triệu (2029) chiếm 1,5% dân số. Tuổi thọ trung bình của nam sẽ tăng 5,2 năm (từ 67,4 lên 72,6 tuổi), nữ tăng 4,6 năm (từ 74 lên 78,6 tuổi). Như vậy 30 năm tới, người già sẽ tăng 166% (bình quân 3,26%/năm) và Việt

Nam chính thức trở thành quốc gia có dân số già (tỉ lê >10%) vào năm 2014 [28][47].

Đứng trước số lượng người già tăng nhanh trong những thập kỷ qua và còn tiếp tục tăng trong những năm tới, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho đối tượng này đã trở thành nhiêm vụ cấp bách. Nhà nước ta đã ban hành nhiều chỉ thị, quy định, đặc biệt tháng 4-2000, ủy ban Thường vụ Quốc hôi đã thông qua Pháp lệnh người cao tuổi và ngày 26/3/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định và hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh người cao tuổi “Đảm bảo nhu cầu cơ bản của người cao tuổi về ăn, mặc, ở, đi lại, sức khoẻ, học tập, văn hoá, thông tin, giao tiếp và được chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại nơi cư trú” [72].

Để giúp chương trình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đạt hiệu quả tốt, bên cạnh các nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực y-sinh học cơ bản thì việc tìm hiểu mô hình bệnh tật, điều kiện tập quán sinh hoạt và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng có ý nghĩa quan trọng. Muốn tìm hiểu mô hình bệnh tật ở người cao tuổi, có nhiều cách tiếp cận: thống kê tình hình khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, qua mổ tử thi… và đặc biệt là qua các cuôc điều tra sức khỏe công đổng cho phép đánh giá tổng quát về mô hình bệnh tật, nhất là các bệnh mạn tính không lây truyền để từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát bệnh tật, nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ.

Trong 3 năm 1989-1991 và 1999-2001, Viện Lão khoa đã tiến hành nghiên cứu dịch tễ học về tình hình bệnh tật, nhu cầu chăm sóc y tế-xã hôi của người già Việt Nam. Đây là những nghiên cứu đánh giá chung về tình hình bệnh tật và điều kiện sống của người già ở nước ta.

Các công trình trên chủ yếu tiến hành ở môt số bệnh viện và các trung tâm y học lớn. Vấn đề đánh giá tình hình bệnh tật và xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở công đổng chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.

Những năm gần đây, cùng với những thay đổi sâu sắc về kinh tế-xã hôi ở nước ta, mô hình bệnh tật và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi

cũng thay đổi, những số liêu điều tra trước đây có thể không còn phù hợp nữa, vì vậy cần phải có những nghiên cứu mới tại công đổng. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với các mục tiêu sau:

MỤC TIÊU:
1. Đánh giá thực trạng sức khoẻ của người cao tuổi.
2. Xác định một số nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi.
3. Đánh giá kết quả bước đầu của hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ đối với người cao tuổi ở huyện An Hải, Hải Phòng.

MỤC LụC

Trang

Các từ viết tắt Mục lục

Danh mục các Bảng và Biểu đồ trong luân án

Đạt vấn đề 1

Chương 1. Tổng quan  4

1.1. Tình hình già hoá dân số  4

1.1.1. Khái niêm về người cao tuổi 4

1.1.2. Tình hình già hoá dân số trên thế giới 6

1.1.3. Tình hình già hoá dân số ở Viêt Nam  7

1.2. Đặc điểm sinh lý và bênh lý ở người cao tuổi s

1.2.1. Sự lão hoá cơ thể người   s

1.2.2. Đặc điểm bênh lý ở người cao tuổi 20

1.3. Mọt số nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi 27

1.3.1. Khái niêm về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ 27

1.3.2. Mọt số yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ người cao tuổi 28

1.3.3. Mọt số NC về điều kiên sống, nhu cầu chăm sóc NCT 34

1.4. Mọt số mô hình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi 38

Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 40

2.1. Đối tượng nghiên cứu 40

2.2. Phương pháp nghiên cứu 41

2.2.1. Loại nghiên cứu 41

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 42

2.2.3. Phương pháp chọn mẫu 43

2.2.4. Kỹ thuật thu thập số liêu 44

2.3. Xử lý số liêu 58

2.4. Vấn đề đạo đức và ý nghĩa của nghiên cứu 59

Chương 3. Kết quả nghiên cứu 60

3.1. Đánh giá thực trạng sức khoẻ của người cao tuổi 58

3.1.1. Đặc trưng của mẫu nghiên cứu 60

3.1.2. Tình hình sức khoẻ, bênh tật 62

3.2. Một số nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi 79

3.2.1. Đặc trưng của nghiên cứu 79

3.2.2. Đánh giá nhu cầu chăm sóc y tế 82

3.2.3. Đánh giá nhu cầu xã hội 86

3.3. Đánh giá hiệu quả truyền thông giáo dục sức khoẻ cho NCT 90

3.3.1. Nâng cao trình độ cán bộ y tế 90

3.3.2. THA, chỉ số sinh hoá máu ở xã can thiệp và đối chứng 91

Chương 4. Bàn luận 95

4.1. Thực trạng sức khoẻ của người cao tuổi  95

4.1.1. Về đặc điểm của mẫu nghiên cứu 95

4.1.2. Tình hình bệnh tật  95

4.2. Một số nhu cầu chăm sóc tác động đến sức khoẻ người cao tuổi …. 115

4.2.1. Đặc trưng chung 115

4.2.2. Nhu cầu chăm sóc y tế 117

4.2.3. Nhu cầu xã hội 122

4.3. Thực nghiệm một số giải pháp 126

4.3.1. Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ người cao tuổi ….126

4.3.2. Kết quả 128

Kết luận 132

Khuyến nghị 134

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/