Đánh giá thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ của hộ sinh khoa Sản 2 năm 2023
Đề tài cấp cơ sở Đánh giá thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ của hộ sinh khoa Sản 2 năm 2023. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) chất lượng chăm sóc ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của người bệnh. Ngược lại, sự hài lòng của người bệnh có thể đánh giá được hiệu quả và chất lượng chăm sóc do bệnh viện cung cấp. Song song với việc cải cách các thủ tục hành chính, nâng cao chất lượngchăm sóc là định hướng chiến lược chính nhằm giảm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc con cũng như NCBSM sau đẻ,Quyết định 4673/QĐ-BYT được Bộ Y tế ban hành ngày 18/11/2014 về chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ [1].
Trên thế giới, mỗi năm có 640 triệu phụ nữ ốm yếu liên quan đến thai nghén, 64 triệu phụ nữ gặp biến chứng khi sinh, 530.000 phụ nữ bị tử vong trong quá trình sinh nở, hơn 3 triệu trẻ sơ sinh chết non [1][2]. Theo quỹ nhi đồng liên hiệp quốc ở các nước đang phát triển, nguy cơ tử vong do biến chứng liên quan đến thai nghén và sinh đẻ là 1/76 so với 1/8000 ở các nước côngnghiệp [2].
MÃ TÀI LIỆU
|
DTCCS.2024.0200 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Y tế năm 2011, tỷ lệ tử vong bà mẹ (MMR) là 69/100.000 trẻ đẻ sống, khoảng 10%-20% các bà mẹ gặp những vấn đề sức khỏe sau sinh [3], tỷ lệ tử vong sơ sinh (IMR) là 16/1000 trẻ đẻ sống [3]. Năm 2012, ở Việt Nam có 289 ca tử vong mẹ trên cả nước với tỷ lệ tử vong mẹ trong chuyển dạ và 24 giờ đầu sau đẻ chiếm 45% tổng số. Trong số các bà mẹ tử vong do chuyển dạ thì 47% nguyên nhân là do chảy máu sau đẻ [3]. Hiện tượng chảy máu sau đẻ vẫn đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong mẹ ở các nước thu nhập thấp và là nguyên nhân trực tiếp của ¼ số ca tử vong trên toàn cầu [4].
Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ là Bệnh viện chuyên khoa hạng I của tỉnh được tách ra từ Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Phú thọ. Bệnh viện đã áp dụng và triển khai thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh theo quyết định của Bộ y tế năm 2014. Khoa Sản 2 là một trong những khoa lớn của hệ Sản với số lượng bà mẹ hàng năm đến sinh tại khoa khá đông, khoảng hơn 1600 ca đẻ, hơn 1700 ca2 phẫu thuật sản khoa. Là khoa đi đầu trong áp dụng chăm sóc thiết yếu nhằm mục tiêu chăm sóc tốt nhất sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh.
Với mong muốn đánh giá được sự chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc, đáp ứng được nhu cầu của bà mẹ trước, trong và sau khi sinh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ của hộ sinh khoa Sản 2 năm 2023”
Với 02 mục tiêu:
1.Đánh giá thực trạng thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ của hộ sinh khoa sản 2 năm 2023.
2.Một số yếu tố liên quan đến thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ của hộ sinh khoa sản 2 năm 2023
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1 …………………………………………………………………………………………. 3
TỔNG QUAN………………………………………………………………………………………. 3
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu ………………………………… 3
1.1.1. Chuyển dạ……………………………………………………………………………………. 3
1.1.2. Các tai biến hay gặp trong chuyển dạ và ngay sau đẻ …………………………. 4
1.1.3. Các thay đổi trong thời kỳ hậu sản[2] …………………………………………….. 10
1.1.4. Vấn đề theo dõi và chăm sóc sau sinh…………………………………………….. 12
1.1.5. Đặc điểm sinh lý trẻ sơ sinh đủ tháng. ……………………………………………. 13
1.1.6. Nội dung chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau
đẻ ……………………………………………………………………………………………………… 16
1.2. Cơ sở thực tiễn ……………………………………………………………………………… 22
1.2.1. Trên thế giới………………………………………………………………………………. 22
1.2.2. Tại Việt Nam……………………………………………………………………………… 24
CHƯƠNG II……………………………………………………………………………………….. 27
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………… 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………….. 27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ……………………………………………………………………. 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ………………………………………………………………………. 27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………………………….. 27
2.3. Thiết kế nghiên cứu. ………………………………………………………………………. 27
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu. …………………………………………………………………….. 27
2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 27
2.5.1. Chỉ số về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu. …………………………. 28
2.5.1.1. Đối tượng là các hộ sinh. …………………………………………………………… 28
2.5.1.2. Đối tượng là sản phụ…………………………………………………………………. 28
2.5.2.Nhóm chỉ số đánh giá thực hành trong thực hiện quy trình EENC……….. 29
2.6. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………………… 29
2.6.1. Cơ sở xây dụng bộ công cụ…………………………………………………………… 292.6.2. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ……………………………………….. 29
2.7. Phương pháp quản lý, xử lý và phân tích số liệu…………………………………. 30
CHƯƠNG III ……………………………………………………………………………………… 31
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………. 31
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu………………………………………… 31
3.2. Thực trạng công tác chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và
ngay sau đẻ…………………………………………………………………………………………. 33
3.2.1. Chuẩn bị trước sinh …………………………………………………………………….. 33
3.2.2. Thực trạng đỡ đẻ…………………………………………………………………………. 34
3.2.3. Các việc cần làm ngay sau khi sinh cho mẹ và con…………………………… 35
3.2.4. Điểm quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và
ngay sau ……………………………………………………………………………………………. 36
3.3. Nhận xét sơ bộ một số yếu tố liên quan đến kết quả thực hiện quy trình
chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh…………………… 37
3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kết quả thực hiện quy trình chăm sóc thiết
yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh của Nhân viên y tế. ……………. 37
3.3.1.1. Liên quan tới trình độ học vấn của hộ sinh …………………………………… 37
3.3.2 Một số yếu tố liên quan đến kết quả thực hiện quy trình chăm sóc
thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh của Sản phụ. ………… 38
3.3.2.1. Liên quan tới tuổi của Sản phụ. ………………………………………………. 38
3.3.2.1. Liên quan tới Dân tộc của Sản phụ ………………………………………….. 38
3.3.2.1. Liên quan tới trình độ học vấn của Sản phụ ……………………………… 39
3.3.2.1. Liên quan tới số lần sinh nở của Sản phụ …………………………………. 39
CHƯƠNG IV ……………………………………………………………………………………… 40
BÀN LUẬN……………………………………………………………………………………….. 40
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ………………………………………… 40
4.1.1. Đặc điểm chung của nhân viên y tế ……………………………………………….. 40
4.1.2. Đặc điểm chung của Sản phụ………………………………………………………… 40
4.2. Thực trạng công tác chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và
ngay sau đẻ…………………………………………………………………………………………. 404.2.1. Chuẩn bị trước sinh …………………………………………………………………….. 40
4.2.2. Đỡ đẻ………………………………………………………………………………………… 41
4.2.3 Các việc cần làm ngay sau khi sinh ………………………………………………… 41
4.2.4. Các bước chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh ……………………………. 41
4.2.5. Điểm thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu …………………………………… 44
4.3. Các yếu tố liên quan tới mức độ hoàn thành quy trình chăm sóc thiết yếu
bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ………………………………………………… 45
4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kết quả thực hiện quy trình chăm sóc
thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh của NVYT. ………….. 45
4.3.1.1 Liên quan tới trình độ học vấn của hộ sinh. ………………………………. 45
4.3.1.2 Liên quan tới thâm niên công tác của NVYT …………………………….. 45
4.3.2 Một số yếu tố liên quan đến kết quả thực hiện quy trình chăm sóc
thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh của Sản phụ. ………… 45
4.3.2.1. Liên quan tới tuổi của Sản phụ. ………………………………………………. 45
4.3.2.2. Liên quan tới Dân tộc của Sản phụ ………………………………………….. 45
4.3.2.3. Liên quan tới trình độ học vấn của Sản phụ ……………………………… 46
4.3.2.4. Liên quan tới số lần sinh nở của Sản phụ. ………………………………… 46
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………… 47
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………….. 49
Phục lục 1: QUY TRÌNH CHĂM SÓC THIẾT YẾU BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ
SINH TRONG VÀ NGAY SAU ĐẺ.BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT
ĐỊNH SỐ: 4673/QĐ-BYT NGÀY 10/11/2014 CỦ BỘ Y TẾ……………………… 51
Phụ lục 2. BẢNG CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………………. 57
Phụ lục 3. BẢNG CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………………. 58
Phụ lục 4. BẢNG KIỂM THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC THIẾT
YẾU BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TRONG VÀ NGAY SAU ĐẺ………………… 59DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Ðờ tử cung và xử trí ép tử cung bằng 2 tay ………………………………. 7
Hình 1.2. Trẻ sơ sinh đủ tháng……………………………………………………………. 15
Hình 1.3. Lau khô trẻ ngay sau sinh trên bụng mẹ…………………………………. 17
Hình 1.4. Trẻ được ủ ấm, tiếp xúc trực tiếp da kề da ngay sau sinh ………….. 17
Hình 1.5. Tiêm bắp 10 đơn vị oxytocin ……………………………………………….. 18
Hình 1.6. Kẹp dây rốn muộn và kẹp cắt dây rốn một thì…………………………. 19
Hình 1.7. Kéo dây rốn có kiểm soát…………………………………………………….. 19
Hình 1.8. Hướng dẫn sản phụ xoa đáy tử cung ……………………………………… 20
Hình 1.9. Sản phụ tự xoa đáy tử cung………………………………………………….. 21
Hình 1.10. Hỗ trợ cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn……………………………. 2
Recent Comments