Đánh giá kết quả điều trị người bệnh cụt ngón tay bằng phương pháp mổ sửa mỏm cụt tại Bệnh viện Đa khoa Mèo Vạc
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Đánh giá kết quả điều trị người bệnh cụt ngón tay bằng phương pháp mổ sửa mỏm cụt tại Bệnh viện Đa khoa Mèo Vạc.Vết thương cụt ngón là một bệnh thường gặp nhất trong các cấp cứu ngoại khoa về chấn thương. VT có tính chất đa dạng, có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng đặc hiệu, do vậy việc chẩn đoán VT cụt ngón thường là dễ dàng đối với các bác sĩ.
MÃ TÀI LIỆU
|
DTCCS.2022.0010 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với VT cụt ngón chính là phẫu thuật cắt bỏ sửa mỏm cụt, Sau khi phẫu thuật cắt bỏ sớm hầu hết các bệnh nhân đều hồi phục và vận động tốt đoạn ngón còn lại. Nhưng nếu trì hoãn, VT có thể hoại tử gây bệnh nặng và thậm chí có thể tử vong. Mặc dù phương pháp phẫu thuật mổ vi phẫu ngày càng phổ biến và có nhiều ưu điểm nhưng vẫn không thể thay thế hoàn toàn phẫu thuật mổ truyền thống cắt lọc sủa mỏm cụt, đặc biệt đối với những bệnh viện tuyến huyện vùng sâu vùng xa như Mèo Vạc. Do vậy, để góp phần điều trị, chăm sóc tốt hơn những BN mổ sửa mỏm cụt, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị người bệnh cụt ngón tay bằng phương pháp mổ sửa mỏm cụt tại Bệnh viện Đa khoa Mèo Vạc với hai mục với hai tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân mổ sửa mỏm cụt ngón tay tại Bệnh viên Đa khoa huyện Mèo Vạc.
2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân sau mổ sửa mỏm cụt ngón tay tại Bệnh viện Đa khoa Mèo Vạc
Cụt ngón tay là một cấp cứu thường gặp nhất trong các cấp cứu ngoại khoa về chấn thương do TN sinh hoạt, TN lao động, TN giao thông gây ra. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với cụt các ngón chính là phẫu thuật cắt lọc sửa mỏm cụt. Mặc dù phương pháp phẫu thuật tạo hình bằng vi phẫu ngày nay rất phổ biến và có nhiều ưu điểm nhưng vẫn không thể thay thế và áp dụng hoàn toàn cho tất cả các tuyến, đặc biệt đối với những bệnh viện tuyến huyện vùng sâu vùng xa như Mèo Vạc. Do vậy, để góp phần điều trị kịp thời, chăm sóc tốt hơn cho BN, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài đánh giá“Đánh giá kết quả điều trị người bệnh bằng phương pháp sửa mỏm cụt ngón tay tại Bệnh viện Đa khoa Mèo Vạc” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân cụt các ngón điều trị tại Bệnh viên Đa khoa huyện Mèo Vạc.
2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân sau mổ sửa mỏm cụt tại Bệnh viện Đa khoa Mèo Vạc.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 52 bệnh nhân điều trị phẫu thuật sửa mỏm cụt ngón tại khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc từ 10/2/2019 đến 27/8/2020. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, hồi cứu
Kết quả: Tuổi trung bình 35,6±12,5 tuổi; tỷ lệ nam : nữ = 2,05 :1; phần lớn là người dân tộc Mông chiếm 63,4%; nghề nghiệp chủ yếu là nông dân chiếm 78,8%. Nguyên nhân chủ yếu do TNSH ( Thái cỏ bò, Rau lợn bằng máy Trung Quốc ) Lâm sàng 100% bệnh nhân đau và chảy máu tại chỗ. X quang 100% bệnh nhân có hình ảnh bị tổn thương xương, Bạch cầu tăng trong 67,3% trường hợp. Chiều dài vết mổ tùy thuộc vào kích thước của ngón chi và mức độ tổn thương. Thời gian mổ trung bình 52,5 ± 8,2 phút. Thời gian vận động lại ngón sau mổ 36,6±6,4 giờ. Thời gian dùng kháng sinh 5-7 ngày, Thời gian nằm viện trung bình 6,2±1,8 ngày. Biến chứng
sớm 5,7% vết mổ chảy máu.
Kết luận: Các bệnh nhân sau phẫu thuật bằng phương pháp cắt lọc sửa mỏm cụt đều hồi phục tốt, chỉ có 5,7% vết mổ chảy máu do cầm máu không tốt
MỤC LỤC
Mục lục………………………………………………………………………….1
Danh mục bảng……..……………………………………………………………1
Danh mục hình…………………………………………………………………..2
Danh mục từ viết tắt…………………………………………………………….2
Đặt vấn đề……………………………………………………………….………3
Chương I: Tổng quan……………………………………………………………4
Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu……………………………13
Chương III: Kết quả nghiên cứu……………………………….……………….16
Chương IV: Bàn luận……………………………………………………………23
Chương V: Kết luận…………………………………………………………….26
Chương VI: Kiến nghị………………………………………………………..…27
Chương VII: Tài liệu tham khảo……………………………………… ………27
Chương VIII: Mẫu bệnh án…………………………………………… ……….28
Chương IX: Danh sách bệnh nhân………………………………………..……30
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu…………………………………12
Bảng 3.2. Đặc điểm về giới của đối tượng nghiên cứu…………………………………12
Bảng 3.3. Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu …………………….13
Bảng 3.4. Đặc điểm về dân tộc của đối tượng nghiên cứu ……………………………13
Bảng 3.5. Các triệu chứng cơ năng thường gặp…………………………………………..14
Bảng 3.6. Vị trí đau khởi điểm………………………………………………………………….14
Bảng 3.7. Các triệu chứng thực thể……………………………………………………………14
Bảng 3.8. Đặc điểm X quang ……………………………………………………………………15
Bảng 3.9. Kết quả xét nghiệm máu ……………………………………………………………15
Bảng 3.10. Thời gian mổ………………………………………………………………………….15
Bảng 3.11. Biến chứng trong mổ ………………………………………………………………16
Bảng 3.12. Thời gian từ khi bị thương đến khi mổ………………………………………163
Bảng 3.13. Thời gian điều trị ……………………………………………………………………17
Bảng 3.14. Biến chứng sau mổ …………………………………………………………………17
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA TRƢỚC VÀ SAU MỔ
Hình 1. Hình ảnh vết thương trước mổ ………………………………………..19
Hình 2. Thời gian điều trị vết mổ 5 ngày …………….…………………..……19
Hình 3. Thời gian điều trị vết mổ 5 ngày……………………………………………………20
Hình 4. Thời gian điều trị vết mổ 7 ngày……………………………………………………2
Recent Comments